7. Bố cục của khóa luận
2.4. Đánh giá chung
Đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội, nó diễn ra cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Nhịp độ đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đồng thời quá trình đô thị hóa có tác động trở lại đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Đô thị hóa không chỉ tác động đến quá trình phát triển các ngành và nền kinh tế mà còn tác động đến các vấn đề xã hội, môi trường và cuộc sống của con người. Thành phố Quảng Ngãi là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của toàn tỉnh Quảng Ngãi.
Sau khi Quảng Ngãi được chia tách thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, thị xã Quảng Ngãi đã đực nâng cấp lên làm thành phố trực tuộc tỉnh. Qua nhiều lần chia tách tỉnh, với sự phấn đấu nỗ lực, chính quyền và nhân dân thành phố Quảng Ngãi đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, tiếp tục đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Từ một vùng nông thôn nghèo khi mới chia tách từ tỉnh Nghĩa Bình, Quảng Ngãi trở thành một tỉnh đổi mới theo hướng đô thị, văn minh, sạch đẹp với kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, điện thắp sáng, các thiết chế văn hóa...khá đồng bộ,
57
nhiều vùng trở thành khu đô thị mới. Từ một nền sản xuất nông nghiệp thuần túy, vươn lên trở thành nền nông nghiệp đô thị, với những cánh đồng lúa năng suất cao, trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm nước lợ, cá nước ngọt ven sông - ven biển…có giá trị kinh tế cao. Từ một vùng đất từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề nay đã trở thành khu công nghiệp với đa dạng các ngành nghề sản xuất kinh doanh, nghề truyền thống với giá trị tăng trưởng khá. Mạng lưới thương mại - dịch vụ phát triển rộng khắp bằng các trung tâm thương mại - dịch vụ vùng, các chợ nông thôn từ vùng ven đô thị... Nhờ quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, những khu vực ven ở thành phố Quảng Ngãi đã dễ dàng tiếp cận các nhóm ngành dịch vụ. Từ đó, lối sống của người dân có sự thay đổi và chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao.
Quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến thành phố Quảng Ngãi ở những góc độ khác nhau: Về sản xuất, nhân dân Quảng Ngãi gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính. Áp dụng máy móc, khoa học kĩ thuật và các dịch vụ do đô thị cung cấp, các phường xã trên địa bàn có sự thay đổi về cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế: lao động thuần nông giảm, lao động trong các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh chóng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất rõ rệt theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở vùng ven nội thành. Quá trình đô thị hóa cùng với sự xuất hiện nhiều hoạt động kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp đa dạng hơn nên người dân có xu hướng hòa nhập vào nền kinh tế đô thị, thu nhập được nâng cao, nghề nghiệp ổn định. Thu nhập bình quân đầu người ở vùng ven nội thành cũng tăng theo từng năm.
Do chất lượng cuộc sống và nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ chuyên môn ngày càng cao, giáo dục tại đô thị được quan tâm phát triển. Số lượng trường lớp, số lượng giáo viên ngày càng tăng cả về số lượng và chất
lượng nhằm đáp ứng mục đích phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. Không những
vậy, trong quá trình đô thị hóa nhờ sự phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện sống
58
bộ rèn luyện thể lực và các cơ sở y tế được xây dựng ngày càng nhiều, chất lượng luôn được cải thiện đáp ứng nhu cầu tăng cao về sinh hoạt của người dân.
Đô thị hóa cũng góp phần cải thiện chất lượng y tế ở trên địa bàn thành phố, nhờ đầu tư và nâng cấp, y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các trạm y tế phường đạt chuẩn, được trang bị các thiết bị siêu âm, xét nghiệm ngày càng hiện đại, giúp việc khám chữa bệnh dễ dàng, thuận tiện hơn. Số cán bộ công nhân viên ngành y, dược có trình độ chuyên môn cao, y đức tốt là điều kiện giúp việc chăm sóc y tế cho người dân ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, quá trình quy hoạch đô thị cũng khiến cảnh quan tự nhiên thay đổi: hệ thống cây xanh, ao hồ…được điều chỉnh hợp lí, làm tăng vẻ mĩ quan đô thị. Nhiều dự án phát triển, đầu tư, xây dựng cơ sở, vật chất, hạ tầng được đầu tư và sử dụng, làm diện mạo môi trường của thành phố được thay đổi đáng kể. Nhiều tuyến đường được xây mới , hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên tỉnh và nội vùng thuận tiện cho đi lại.
Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình đô thị hóa đem lại, thì quá
trình này cũng đem lại những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội -
văn hóa và môi trường thành phố Quảng Ngãi. Về vấn đề đất đai, với diện tích đất nông nghiệp giảm, nông dân bị mất ruộng đất do quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư nhà máy nhưng họ không có tay nghề, nên ngoại trừ một bộ phận lao động trẻ vào các khu công nghiệp, nhà máy, số còn lại tổ chức buôn bán dịch vụ nhỏ lẻ, hay các dịch vụ thương mại tại chỗ, số còn lại thì thất nghiệp.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở Thành phố Quảng Ngãi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đã thay đổi diện mạo của thành phố một cách rõ rệt, nhưng bên cạnh đó những hạn chế mà quá trình đô thị hóa mang lại cũng không hề nhỏ như: Ô nhiễm môi trường, do trước đây cư dân Quảng Ngãi chủ yếu sống vào nông nghiệp, quen sống với làng quê, ruộng vườn, lối sống tự do, tạo nên thói quen không chú trọng đến vệ sinh môi trường, không cất giữ rác thải, không tạo nên sự ngăn nắp trong ngõ xóm nên trong môi trường đô thị mới xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại nơi sinh hoạt. Mặt khác, do việc xây dựng các khu
59
công nghiệp, nhà máy, hạ tầng giao thông được xây dựng nên ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi nảy sinh ở Quảng Ngãi do quá trình xả thải của khói bụi xe cộ, nhà máy ra môi trường.
Cùng với đó, đối với Quảng Ngãi, xây dựng nông thôn mới, thực hiện quá trình đô thị hóa cũng là một quá trình phải quy hoạch, chỉnh trang; là một cuộc cách mạng để đoạn tuyệt những thói quen, tập quán, phương thức sản xuất lạc hậu để thay vào đó các phương thức sản xuất mới, xây dựng con người mới… sẽ dễ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đô thị hóa ở thành phố Quảng Ngãi cũng đã tác động đến khía cạnh văn hóa - xã hội của tỉnh nhà. Môi trường nông thôn chuyển dần sang lối sống của cư dân thành thị, các mối quan hệ cộng cư trong cộng đồng bị suy giảm. Mối quan hệ giữa người với người dần nhạt nhòa hơn. Cũng theo đó mà một bộ phận dân cư có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống,… Sự chênh lệch giàu - nghèo, chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, các hoạt động quản lý văn hóa, dịch vụ văn hóa có mặt chưa chặt chẽ, cụm văn hóa, sân chơi, bãi tập chưa đáp ứng tốt nhu cầu luyện tập, vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên; chất lượng giáo dục chưa theo kịp nhu cầu đổi mới của đất nước,... đồng thời, những vấn đề bức xúc như tệ nạn xã hội, trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường vẫn chưa được khắc phục triệt để. Những hạn chế, yếu kém nêu trên là lực cản không nhỏ cho quá trình phát triển của thành phố đã qua và trong thời gian tới nếu chưa được khắc phục
- Tiểu kết chƣơng 2: Đô thị hóa thành phố Quảng Ngãi trong giai đoạn
2005 - 2015 đã diễn ra mạnh mẽ, với những chuyển biến rõ rệt hơn so với trước năm 2005 cụ thể trên các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng (điện; đường; trường; trạm), kinh tế (thương mại - dịch vụ - du lịch; công nghiệp - thủ công nghiệp; nông nghiệp) và văn hóa - xã hội.
Qua đó chúng ta thấy rằng đô thị hóa là quá trình tất yếu mà tất cả các địa phương trên cả nước đều phải trãi qua, chủ yếu là sớm hay muộn. Quá trình này diễn ra cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ. Quá trình đô thi
60
hóa thành phố Quảng Ngãi, kéo theo sự phát triển của tỉnh nhà, mang lại giá trị thu nhập cao cho người người dân, qua nó cũng để lại nhiều tác động to lớn đòi hỏi phải có cách khắc phụ như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an sinh xã hội với các tệ nạn xã hội phát sinh.
61
KẾT LUẬN
Đô thị hóa là quá trình lịch sử, là sự phát triển của nền văn minh nhân loại mà các quốc gia đều trải qua tiến tới phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển đô thị hóa bền vững.
Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở Quảng Ngãi đã lan rộng ra nhiều thành thị và nông thôn, đặc biệt là thành phố Quảng Ngãi trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Theo quyết định của chính phủ thị xã Quảng Ngãi được năng cấp lên thành phố Quảng Ngãi và trực thuộc tỉnh vào ngày 26/08/2005. Trên đà phát triển chung của tỉnh đã đẩy mạnh tốc độ phát triển đô thị làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của thành phố, từ một thị xã nông thôn nghèo khó, đời sống nhân dân còn khó khăn, từ hạ tầng không điện, không đường, không trường, không trạm,… đã từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, đầy đủ, diện mạo nông thôn được thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.
Việc xúc tiến đẩy mạnh quá trình đô thị hóa tại huyện thành phố Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua đã giúp cho nhân dân ở đây bắt kịp đà phát triển chung của tỉnh nhà. So sánh với những năm trước đây, thành phố Quảng Ngãi đã có sự thay đổi về nhiều mặt trên nhiều lĩnh vực. Đây là tín hiệu khả quan, giúp cho Quảng Ngãi khẳng định được sự chính xác trong các bước tiến thực hiện đô thị hóa và trong thời gian đến sẽ tiếp tục đẩy mạnh đô thị hóa theo hướng tích cực, chủ động.
Với định hướng phát triển kinh tế dựa vào nhóm ngành dịch vụ, giá trị sản xuất của thành phố cũng tăng lên đáng kể. Kéo theo đó, cơ cấu các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng diễn ra nhanh chóng, làm tăng giá trị đất đai, tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân.
Các công trình phục vụ công cộng theo định hướng quy hoạch cũng được xây dựng ngày càng nhiều tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục, vật chất phục vụ nhu cầu... Tuy
62
nhiên, quá trình đô thị hóa cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đã yêu cầu tỉnh và thành phố Quảng ngãi cần có những chính sách, định hướng phát triển đúng đắn để có thể phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng trong thời gian đến và giải quyết những mặt trái còn tồn đọng do quá trình đô thị hóa tác động.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách
1. Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục, NXB Thuận Hóa, Huế.
2. Ban tuyên giáo Tỉnh ủy (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
(1975 - 2005), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thế Bá (1999), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB xây dựng
Hà Nội
4. Nguyễn Đóa - Nguyễn Đạt Nhơn (1938), Địa dư tỉnh Quảng ngãi , NXB
Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Kim Hiệu (chủ biên) (2005), Địa chí Quảng Ngãi, NXB quốc gia Hà
Nội.
6. Trần Văn Hiên, Trần Văn Chữ (đồng chủ biên) (1998), Đô thị hóa và chính
sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa; hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB
chính trị Quốc gia Hà Nội.
7. Trương Đình Hùng (Chủ biên) (2002), Đặc điểm khí hậu - thủy văn tỉnh
Quảng Ngãi, Nxb Đà Nẵng.
8. Phan Thị Mai Hương (2010), Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô
trong quá trình đô thị hóa, NXB Từ điển bách khoa.
9. Trịnh Duy Luân (2005), Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học Xã hội.
10. Đàm Trung Phường (1995), Đô thị Việt Nam (tập 1), NXB xây dựng Hà
Nội.
11. Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thục lục tập 4, NXB Sử học Hà
Nội.
12. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí tập 2, NXB
Thuận Hóa.
13. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Việt sử thông giám cương
mục tập 2, NXB Giáo dục.
14. Cao Thư (2006), Từ tỉnh thành đến thành phố Quảng Ngãi, NXB Đà Nẵng,
64
15. Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia Đình Trung tâm Đào tạo bồi Dưỡng
(2014), Tài liệu Môn Dân số học cơ bản, Hà Nội.
16. Nguyễn Phước Tương (2013), Xứ Quảng - vùng đất và con người, NXB
Hồng Đức, Hà Nội.
17. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2016), Nghị quyết về phân loại đô thị.
18. Trung tâm từ điển học (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Tài liệu Internet
19. Trường An, Báo mạng “Thành phố Quảng Ngãi: Hoàn thiện hệ thống nhà
văn hóa cơ sở”, đăng vào ngày 16/09/2018.
http://baoquangngai.vn/channel/2024/201809/thanh-pho-quang-ngai-hoan- thien-he-thong-nha-van-hoa-co-so-2911289/
20. Tuấn Anh, Đảng bộ Quảng Ngãi qua các kỳ đại hội, Báo Quảng Ngãi, cập nhập vào lúc 16:13 ngày 18/10/2015.
http://baoquangngai.vn/channel/2023/201510/dang-bo-quang-ngai-qua-cac- ky-dai-hoi-2634691/
21. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Văn kiện Đại hội Đảng bộ
tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII.
https://www.quangngai.dcs.vn
22. Cổng Thông tin điện tử chính phủ, Nằm Trong vùng khí hậu nhiệt đới điển
hình, nên nhiệt độ cao và ít biến động.
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/chinhsachphattrienkinhtexah oi
23. Phạm Danh, Báo Quảng Ngãi “Thành phố Quảng Ngãi nổ lực phát triển kết
cấu hạ tầng đô thị”, đăng vào 28/11/2018.
http://baoquangngai.vn/channel/2025/201811/tpquang-ngai-no-luc-phat- trien-ket-cau-ha-tang-do-thi-2922003/
24. Nghiêm Hà, Quảng Ngãi cần thiết phát triển đô thị, cập nhập vào lúc
22/01/19 14:11 GMT+7
https://baomoi.com/quang-ngai-can-thiet-phat-trien-do-
thi/c/29438309.epi?fbclid=IwAR1SZlNtOcAIoS3xAuPlVCjCFTVelmvVq0 CavJtqfx_wcuuGrAi1lsqHdMs
25. Hướng dẫn nhanh cho các nhà hoạch định chính sách, trên trang, cập nhập ngày 20/12/2018.
65
https://unhabitat.org/wp-content/uploads/2014/09/1-Urbanisation-VN.pdf
26. Improvement of Ground Water Protection, Quảng Ngãi nằm ở miền Nam
Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lung và biển cả chia làm các miền
riêng biệt, Cập nhập ngày 16 tháng 10 năm 2019.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ng%C3%A3i#cite_note- %C4%91ieukien-6
27. Phạm Hoàng Nam, Báo mạng“Xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Quảng