Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN HÀ LAM (HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM) GIAI ĐOẠN (1997-2017) (Trang 27 - 32)

7. Bố cục của đề tài

2.1. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng ở thị trấn Hà Lam trong q

2.1.2. Sự chuyển biến về cơ sở hạ tầng

*Cơng trình xây dựng: Giai đoạn 1997 - 2007, q trình đơ thị hố của Thị trấn

diễn ra rất nhanh, bên cạnh nhiều cơng trình cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng Thị trấn như dự án nâng cấp đường Tiểu La, cơng trình cơng viên Hà Kiều…[2, tr. 241]. Hoạt động xây dựng các cơng trình dân dụng cũng diễn ra khá nhanh phục vụ nhu cầu nhà ở cho số dân.

Tốc độ phát triển giữa các khu vực khác nhau dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng giữa các ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất xây dựng. Quá trình này diễn ra theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dân doanh và giảm dần tỷ trọng của khu vực doanh

nghiệp nhà nước trong tổng giá trị sản xuất xây dựng của quận. Sự thay đổi diễn ra cụ thể giữa năm 2007 so với năm 1997 như sau: thành phần doanh nghiệp nhà nước chiếm 31,02% vào năm 2000 đến năm 2007 giảm xuống chỉ cịn chiếm 5,66%; khi đó thành phần doanh nghiệp tư nhân năm 2000 chiếm 68,98% thấp hơn tỷ trọng của thành phần doanh nghiệp Nhà nước, tỷ trọng này tăng dần qua các năm trong cơ cấu giá trị sản xuất xây dựng Thị trấn đến năm 2007 chiếm 87%. Cơ cấu này vẫn được duy trì đến cuối năm 2007 [2, tr. 261].

Ngành xây dựng là ngành có tốc độ phát triển cao nhất của thị trấn do tác động của q trình đơ thị hóa ở thị trấn Hà Lam cùng với sự tọa lạc của Cơng ty may Hịa Thọ Quảng Nam và dự án khu dân cư Lưu Minh đã tạo tính hấp dẫn thu hút người dân đến sinh sống và đầu tư sản xuất kinh doanh. Hoạt động xây dựng của khu vực cá thể phát triển rất nhanh chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên, sự quản lý nhà nước đối với hoạt động này chưa chặt chẽ, việc xây dựng tự phát, trái phép diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến quy hoạch và kiến trúc đơ thị chung của thị trấn. Nhìn chung, yêu cầu về xây dựng của Thị trấn là rất lớn với các dự án của Huyện và các dự án nhà ở, giao thông, nhưng số lượng xây dựng do các đơn vị thực hiện lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đa số các doanh nghiệp xây dựng đang thiếu vốn để tham gia giành thầu xây dựng các cơng trình lớn chỉ đủ sức thực hiện những cơng trình, dự án nhỏ hoặc tham gia vào các cơng đoạn của cơng trình lớn do các nhà thầu lớn ký hợp đồng.

Xây dựng cơ sở hạ tầng đơ thị, trong đó có hệ thống đường giao thông, cấpnước, hệ thống thốt nước, cải tạo hệ thống sơng rạch.

Hoạt động xây dựng của khu vực tư nhân phát triển rất nhanh chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên, sự quản lý nhà nước đối với hoạt động này chưa chặt chẽ, việc xây dựng tự phát, trái phép diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến quy hoạch và kiến trúc đô thị chung của thị trấn. Nhìn chung, yêu cầu xây dựng của thị trấn là lớn nhất là trong các dự án của huyện Thăng Bình và các dự án nhà ở, giao thơng, nhưng số lượng cơng trình xây dựng do các đơn vị của Thị trấn Hà Lam thực hiện lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đa số các doanh nghiệp xây dựng của thị trấn thiếu vốn để tham gia giành thầu xây dựng các cơng trình lớn, chỉ đủ sức thực hiện những cơng trình, dự án nhỏ hoặc tham gia vào các công đoạn của cơng trình lớn do nhà thầu lớn ký hợp đồng.

Xây dựng khu Trung tâm hành chính thị trấn, tiến hành nạo vét Bàu Hà Kiều,...đã từng bước chỉnh trang đơ thị, hình thành các khu dân cư, tạo ra cảnh quang môi trường, mỹ quan đơ thị có nhiều khởi sắc. Hệ thống thoát nước, kênh mương nội đồng, đập thuỷ lợi,…từng bước đầu tư xây dựng, góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết, phục vụ sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường. Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được quan tâm, đã hoàn thành quy hoạch chung thị trấn Hà Lam với tỷ lệ 1/5000, quy hoạch chi tiết 1/2000 khu vực phía bắc thị trấn Hà Lam và quy hoạch chi tiết 1/500 trung tâm hỗn hợp công cộng thương mại dịch vụ Hà Lam với diện tích 93,7 ha... [23, tr. 3].

Hoạt động của ngành xây dựng bao gồm tư vấn xây dựng, thi công xây lắp, dịch vụ xây dựng với các hoạt động cụ thể như: khảo sát lập bản đồ, sản xuất vật liệu xây dựng và tổ chức lực lượng thi công. Nhờ quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, các chỉ số trong ngành xây dựng của Thị trấn trong giai đoạn này đều tăng nhanh, cụ thể: đất giao thông đô thị giai đoạn 2007-2017 là: 256,98 ha tăng 176,98 ha so với giai đoạn 1997-2007, đất giao thông đối ngoại giai đoạn 2007 - 2017 là 398 ha tăng 342,5 ha. [25, tr. 2]

Cơ sở hạ tầng xây dựng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm tổng vốn đầu tư 4,507 tỷ đồng, xây sân trường, sửa nhà mẫu giáo Hà Lam, là 2,4km kênh mương thủy lợi, 1,5 km kênh mương bê tơng, xây mới 5 phịng làm việc hội trường của Ủy ban nhân dân thị trấn [23, tr. 2].

Nhìn chung giai đoạn này, ngành xây dựng phát triển nhảy vọt, nhiều cơng trình, cơ sở hạ tầng được quy hoạch xây dựng, góp phần làm cho cơ sở hạ tầng của thị trấn trở nên hiện đại.

*Hạ tầng giao thông vận tải: Đã hoàn chỉnh tuyến đường trải nhựa Bắc chợ Hà

Lam, làm mới 18,72 km đường bê tông Với lợi thế về hệ thống giao thông đường bộ kho tàng khá tốt trên địa bàn đã tạo điều kiện phát triển ngành dịch vụ vận tải trong khu vực các tỉnh lân cận và ngược lại. Năm 2007, doanh thu ngành giao thông vận tải của thị trấn đạt 106.667 triệu đồng tăng 34,11% so với năm 2003, tăng gần 3,6 lần so với năm 2000, bình quân tăng 37,6%/năm. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành liên tục tăng nhưng sự tăng trưởng của ngành chịu tác động rất lớn từ sự phát triển của các ngành khác (thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp) nênhoạt động kinh doanh của ngành chưa ổn định. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành giao thông vận tải các năm chưa ổn định: năm 2001 tăng 24,70%, năm 2002 tiếp tục tăng 50,40% và năm 2003 tăng chậm lại 26,41% số lượng đường bộ: 198 đường, số lượng cầu đường bộ: 2 cầu, tăng 1 cầu [25, tr. 2-3]. Do nhà nước ban hành cơ chế quản lý các phương tiện vận tải mới như cho các chủ phương tiện tự khai thác hàng, nhiều người có vốn thành lập doanh nghiệp riêng, một số xã viên rời khỏi các hợp tác xã làm cho thành phần các loại hình cơng ty hoạt động trong ngành chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong tổng doanh thu toàn ngành của thị trấn.

Là vấn đề luôn được thị trấn ưu tiên hàng đầu. Hệ thống giao thông ln được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Tồn thị trấn đều có đường trải nhựa, đường bê tơng, các con đường đều có lắp hệ thống chiếu sáng. Nhiều con đường được hoàn thành nối liền với các tổ dân phố các xã trong Huyện. Một số cơng trình trọng điểm được quan tâm đầu tư, nâng cấp như đường Nguyễn Văn Trỗi; tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý; đường 3/2 (giai đoạn 1,2); đường Nguyễn Duy Hiệu; đường Nguyễn Hiền;

đường Trần Cao Vân; xây dựng 11,529 km đường bê thông giao thông nông thôn, đạt 81,25%, vượt chỉ tiêu thị trấn đề ra.

Nhìn chung, hoạt động của ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 1997 - 2017 phát triển ổn định doanh thu liên tục tăng qua các năm do ký được nhiều hợp đồng vận chuyển hàng hóa với các tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên, lĩnh vực vận tải của Thị trấn gặp khó khăn do tính cạnh tranh của ngành cao, đồng thời các phương tiện vận tải ở các tỉnh ngày càng nhiều làm cho cước phí vận chuyển liên tục giảm bên cạnh đó giá nhiên liệu tăng, khả năng cạnh tranh của các phương tiện vận tải thị trấn còn thấp nên tỷ trọng doanh thu của ngành vận tải giảm.

*Hệ thống thông tin liên lạc: Thị trấn Hà Lam khơng những là trung tâm chính

trị, kinh tế, văn hóa của huyện mà còn là trung tâm của hệ thống thông tin liên lạc. Trên tồn huyện Thăng Bình, hệ thống viễn thông, bưu điện, bưu cục, truyền thơng dày đặc góp phần phục vụ nhu cầu phát triển thành phố và cuộc sống của người dân. Hệ thống quản lí và dịch vụ viễn thông thành phố bao gồm Công ty Dịch vụ viễn thông, Ban quản lý dự án… Hệ thống thông tin liên lạc của thị trấn Hà Lam luôn được cập nhật, mang tính hiện đại.

Như vậy, hệ thống thơng tin liên lạc của thị trấn Hà Lam nằm dưới sự quản lý của Công ty bưu điện, viễn thông huyện Thăng Bình, với hệ thống bưu điện, bưu cục rộng khắp trên địa bàn như: bưu điện huyện Thăng Bình đã cung cấp cho 100% hộ dân đều được gắn điện thoại bàn, và lắp đặt internet, truyền hình cáp…[25, tr. 1].

*Hệ thống cung cấp điện: Điện năng được huyện Thăng Bình xác định là một

ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trị quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở địa bàn Huyện. Năm 1997, sản lượng điện của thị trấn Hà Lam bình quân theo đầu người đạt trên 100 kWh/người/năm, năm 2000 là trên 250 kWh/người/năm, năm 2003 là gần 300 kWh/người/năm. Nếu như năm2007, sản lượng điện chỉ đạt 1000 triệu kWh đến năm 2017 là 5 tỷ kWh. Bình quân mỗi năm, số khách hàng tăng khoảng 10%, sản lượng điện tăng 14%. Điện lực huyện Thăng Bình đã thực hiện hồn tất chương trình điện khí hố vào năm 2000 [2, tr. 241].

Đến nay (2017) 100% địa bàn đã phủ kín mạng lưới điện kể cả các khu vực dự kiến quy hoạch cây xanh. Sản lượng điện của Công ty điện lực Miền Trung đạt 211,05 triệu kWh, tăng 108,42% so với cùng kỳ năm 2016. Đến cuối tháng 6/2017, đã có 10.000 khách hàng sử dụng điện [18, tr. 2]. Công ty cũng đã tiếp nhận giải quyết 837 trường hợp đăng ký mua điện của các hộ nghèo và hộ thu nhập thấp, cấp định mức sử dụng điện cho 8.286,5 hộ dùng chung thuộc đối tượng công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà sử dụng điện chung với điện kế của chủ nhà trọ.

Điện lực Miền Trung đã phối hợp với địa phương khảo sát, xác định vị trí lắp đặt hệ thống đo đếm để cung cấp điện cho lưới điện chiếu sáng dân lập và kiểm tra hệ thống chiếu sáng đèn dân lập. Ngành điện lực Thị trấn Hà Lam đã lắp đặt 349 điện kế cho hệ thống chiếu sáng đèn dân lập và tiếp tục làm việc với từng tổ dân phố để vận động cải tạo hệ thống chiếu sáng đèn dân lập… Không dùng lại ở nguồn điện lực từ các trạm cao thế và trung thế, thị trấn Hà Lam lắp đặt hệ thống chiếu sáng, các con đường trên thị trấn , nguồn sáng này được phát ra hiệu ứng đèn chiếu sáng góp phần làm cho đơ thị, hạ tầng của thị trấn mang tính hiện đại điển hình nhất là công viên Hà Kiều [24, tr. 2].

*Hệ thống cấp thốt nước: Nhu cầu sử dụng nước sạch bình qn của khu vực

thị trấn Hà Lam khoảng 27.000m3 /ngày đêm năm 2007 tăng lên gần 42.000m3 /ngày đêm [2, tr. 242]. Trước sự khó khăn, thiếu nguồn nước sạch, cơng ty cổ phần cấp thoát

nước Quảng Nam chi nhánh huyện Thăng Bình được thành lập trực thuộc cơng ty cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam. Công ty cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam chi nhánh huyện Thăng Bình đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2003 là một trong các cơng ty cổ phần cấp nước có tỷ lệ tăng trưởng rất cao.

Sự ra đời của công ty cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam chi nhánh huyện Thăng Bình được xây với công suất 2.500 m3/ngày đêm nhằm quản lý phát triển hệ thống cấp nước, cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, tư vấn xây dựng các cơng trình cấp nước, cơng trình dân dụng - cơng nghiệp, lập dự án, thẩm tra thiết kế, tái lập mặt đường đối với các cơng trình chun ngành cấp nước và các cơng trình khác.

Cơng ty cổ phần cấp thoát nước Quảng Nam chi nhánh huyện Thăng Bình đã cung cấp nước sạch cho thị trấn Hà Lam tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch hơn 70%%. Được sự chỉ đạo của UBND thị trấn, cơng ty cổ phần cấp thốt nước Quảng Nam chi nhánh huyện Thăng Bình đã đẩy mạnh cơng tác lắp đặt đường ống nước tại khu vực thị trấn , đã gắn mới 5.524 đồng hồ nước vượt kế hoạch 10,85%, phát triển mạng lưới cấp nước đạt tỷ lệ 146,49% và cải tạo mạng lưới cấp nước đạt tỷ lệ 151,84% so với kế hoạch 2017 [25, tr. 2].

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của thị trấn còn gặp một số khó khăn, nhất là hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hệ thống cấp nước xuống cấp nghiêm trọng nên nguồn nước bị nhiễm phèn người dân không sử dụng được.

Một phần của tài liệu ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ TRẤN HÀ LAM (HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM) GIAI ĐOẠN (1997-2017) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)