7. Bố cục của đề tài
2.2. Sự chuyển biến về văn hóa-xã hội
2.2.3. Sự chuyển biến trong lĩnh vực y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe của ngành y tế Thị trấn Hà lam cho nhân dân có nhiều tiến bộ, được thể hiện qua mạng lưới y tế của thị trấn, trạm y tế thị trấn 100% là bác sĩ, đạt tỷ lệ 3,5 bác sĩ/19.000 dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được ngành y tế thị trấn Hà Lam quan tâm đầu tư nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngành y tế của thị trấn còn đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân như thường xuyên khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho dân nghèo, nâng cao chất lượng hoạt động ở các chi hội chữ thập đỏ ở các khu phố trên địa bàn thị trấn Hà Lam.
Giai đoạn 2000-2007, cơ sở vật chất của ngành y tế của thị trấn Hà Lam được cải thiện nhanh, thái độ phục vụ của nhân viên y tế luôn tận tình, chất lượng điều trị ngày càng tạo được sự tin tưởng cho bệnh nhân. Trong giai đoạn này, tổng số lượt khám chữa của nhân dân đạt tỉ lệ 90,55%, công suất sử dụng giường bệnh đạt tỷ lệ 75,86% [2, tr. 245]. Liên tục trong nhiều năm, công tác dân số gia đình và trẻ em của thị trấn Hà Lam luôn là lá cờ đầu của Huyện. Ngành y tế của thị trấn đã quán triệt sâu rộng luật bảo vệ chăm sóc trẻ em và công ước quốc tế về quyền trẻ em, đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của các tụ điểm sinh hoạt vui chơi, giải trí cho trẻ em trên địa bàn thị trấn. Bên cạnh đó, ngành y tế của thị trấn cũng đã tổ chức cấp thẻ khám bệnh miễn phí cho 3.312 trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi, tổ chức uống vitamin A cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi đạt 100% [25, tr. 5]. Ngành y tế của thị trấn đặc biệt quan tâm đến những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi như thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, tặng quà cho trẻ em nghèo của thị trấn, trợ cấp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn qua hỗ trợ học bổng từ quỹ Bảo trợ xã hội của thị trấn. Trong giai đoạn 2007-2017, ngành y tế của thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải tiến tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ y tế, nâng cao chất lượng điều trị chuyên môn của trung tâm y tế, phát huy vai trò của hội chữ thập đỏ, trạm y tế của thị trấn.
Cũng trong thời gian này, ngành y tế của thị trấn cũng tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh cho các đối tượng thuộc diện chính sách, hộ nghèo. Đội ngũ y sĩ, bác sĩ, dược sĩ trong ngành y tế của thị trấn đến năm 2017 đạt tỷ lệ 10 bác sĩ /19.000 dân; 3 dược sĩ/19.000 dân; đạt tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 95% [25, tr. 5]. Nhìn chung, mạng lưới y tế của thị trấn trong giai đoạn 2007-2017 phát triển
nhanh chóng, cơ sở y tế khang trang, hiện đại, thị trấn có một trạm y tế với 10 giường bệnh, 1 đội vệ sinh phòng dịch, 1 đội quản lí bệnh xã hội. Ngoài mạng lưới và cơ sở y tế do thị trấn Hà Lam quản lý, trên địa bàn thị trấn có rất nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhân dân như:
Trung tâm y tế huyện Thăng Bình.
Phòng tiêm chủng vắc xin Đà Nẵng tai Quảng Nam. Phòng khám TS, BS. Mai Văn Mười.
Bên cạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới y tế, cải tiến và sắm mới trang thiết bị hiện đại, ngành y tế thị trấn Hà Lam luôn coi trọng đào tạo phát triển đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ. Những cơ sở y tế do thị trấn quản lý và các phòng khám tư nhân thì đến năm 2017, Thị trấn có 40 bác sĩ tăng 5 bác sĩ so với năm 2007, số y sĩ tăng từ 20 lên 40, tăng 12 y sĩ, đặc biệt số lượng y tá tăng nhanh chóng, từ 20 người năm 2007 lên 40 năm 2017, tăng hơn 2 lần, nữ hộ sinh có tăng nhưng không đáng kể từ 10 người năm 2007 lên 13 người năm 2017 [25, tr. 5]. Trong khi đó, đội ngũ dược sĩ tăng có tăng nhưng không nhiều, dược sĩ làm trong các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế là 70 người năm 2017 tăng 30 người so với năm 2007, trong đó có 20 dược sĩ cao cấp, 10 dược sĩ trung cấp và 40 dược tá. Trình độ dược sĩ trong thị trấn ngày càng được chuẩn hóa nhằm phục vụ nhu cầu phát triển mạng lưới y tế của thị trấn Hà Lam trong giai đoạn tiếp theo.