7. Bố cục của đề tài
2.2. Sự chuyển biến về văn hóa-xã hội
2.2.4. Sự chuyển biến trong lĩnh vực văn hóa
Về văn hoá thông tin: Thị trấn đã tập trung lãnh đạo, từng bước xây dựng đời sống văn hóa và nâng dần mức hưởng thụ văn hóa cho người dân. Trong công tác quản lý, ngành văn hóa Thị trấn đã tăng cường đội ngũ cán bộ văn hóa, quy định nghiêm ngặt đối với những ngành nghề nhạy cảm, quảng cáo ngoài trời, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động và dịch vụ văn hóa. Phòng văn hóa thị trấn Hà Lam đã xây dựng, đưa vào sử dụng, nhà văn hóa thị trấn Hà Lam, Nhà văn hóa cảu các tổ góp phần xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân. Mỗi năm, phòng văn hóa thị trấn Hà Lam đều thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” và đã đạt kết quả tốt. Phòng văn hóa và trung tâm văn hóa Thị trấn Hà Lam
văn hóa tinh thần cho nhân dân thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ như chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của huyện Thăng Bình và của thị trấn Hà Lam.
Bên cạnh việc tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, ngành văn hóa thị trấn Hà Lam còn tăng cường các hoạt động chống văn hóa xấu, văn hóa phẩm đồi trụy, chống lại lối sống thực dụng, vị kỷ cá nhân, mê tín dị đoan, chống tham nhũng, vận động nhân dân thực hành tiết kiệm, chống tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị văn hóa dân tộc.
Trong giai đoạn 2007-2017, ngành văn hóa thị trấn tiến hành tăng cường các hoạt động văn hóa như thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”, tiếp tục vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Tuyên
truyền cho nhân dân trong thị trấn tiến hành tổ chức lễ cưới, tang, lễ hội truyền thống…. theo hướng văn minh, tiết kiệm, chống phô trương lãng phí. Nhân dân thị trấn Hà Lam đã thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện cuộc vận động tuyên truyền của phòng văn hóa và trung tâm văn hóa của thị trấn.
Trong hoạt động thể thao: Hoạt động thể dục - thể thao của thị trấn Hà Lam từng bước được củng cố và phát triển, thị trấn Hà Lam đã đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở thể dục - thể thao của thị trấn. Hoạt động của Trung tâm thể dục - thể thao ngày càng phát triển thông qua số lượng người tham gia tập luyện thể dục - thể thao ngày càng tăng, bình quân 2%/năm và đạt tỷ lệ trên 16% dân số toàn thị trấn. Thị trấn đã tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần II năm 2016 và tham gia nhiều hoạt động thể dục thể thao do huyện tổ chức. Tại đại hội II, số vận động viên tham gia là 231 vận động viên (100 vận động viên nữ) [24, tr. 6]. Vận động viên của các tổ đều tham gia, ngoài ra còn có vận động viên thuộc các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang, trường học trên địa bàn quận tham gia, đạt tỷ lệ 57,14% kế hoạch năm. Ngành thể dục thể thao của thị trấn đã cử 100 vận động viên (50 vận động viên nữ) tham gia giải cấp huyện đạt 7 huy chương (2 HCV, 3 HCB, 2HCĐ), đạt tỷ lệ 59,17% kế hoạch năm 2016 [24, tr. 6]. Ngành thể dục thể thao thị trấn đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục thể thao, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT cho nhân dân, tập trung đầu tư một số môn thể thao thành tích cao mà thị trấn có ưu thế.
Công tác giải quyết các chính sách xã hội và việc làm cho nhân dân: vấn đề này luôn được lãnh đạo thị trấn quan tâm. Thị trấn đã tập trung chống tái đói, chăm lo
cho các gia đình có khó khăn về nhà ở, nhất là đối với gia đình chính sách - bộ đội xuất ngũ, các hộ dân thuộc diện đền bù giải tỏa; tăng cường công tác xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa. Tính đến 2017, thị trấn đã vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 439 triệu đồng để chăm lo cho các gia đình chính sách - thương binh liệt sĩ, xây dựng thêm 4 nhà tình nghĩa, thực hiện xong chương trình xây dựng nhà tình thương với 50 căn nhà đã được xây dựng. Phòng Lao động và thương binh xã hội của thị trấn đã đào tạo nghề cho 2.000 người, trong đó đào tạo dài hạn 500 người; giải quyết việc làm cho 7000 lượt lao động, thu nhập bình quân 3.800.000đồng/người/tháng, tăng 20% so với giai đoạn 2000 - 2007, tỷ lệ thất nghiệp của thị trấn đã xuống còn 10%, số lao động có trình độ kỹ thuật được hỗ trợ việc làm đạt tỷ lệ 20% [2, tr. 275].
Giai đoạn 2007-2017, thị trấn đã tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các chính sách cho người lao động tại các doanh nghiệp. Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Cũng trong giai đoạn này lãnh đạo và nhân dân thị trấn đã thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình có công với nước, gia đình chính sách, giúp đỡ đối với những gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống, bình quân mỗi năm vận động từ 50 - 100 triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa và thực hiện tốt các chính sách của nhà nước đối với người có công với đất nước [25, tr. 6].
Đô thị hóa là một quá trình biến đổi kinh tế - xã hội phức hợp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tại. Những tác động to lớn và có tính quyết định của nó đòi hỏi con người phải có chiến lược ứng xử chủ động mỗi khi nó xuất hiện. Nó tạo ra tình thế không đảo ngược được tại nơi mà nó xuất hiện. Một nơi nào đã có hiện tượng đô thị hóa, thì xã hội, cảnh quan nơi ấy không thể nào trở lại được trạng thái trước đó. Nhiều mô hình và cơ chế mới xuất hiện, khác hẳn với những gì đã ngự trị trước đây. Con người bị cắt đứt với hành vi quen thuộc đã có, nên phải học cách suy nghĩ mới, hành động mới. Tốc độ đô thị hóa tăng lên hàng ngày, tăng nhanh đến mức có những vấn đề mới xuất hiện, rồi biến đổi về chất trước khi con người kịp nắm bắt được chúng. Nó đã làm biến đổi vùng ven, từ những vùng nông thôn mà tính đô thị có xuất phát điểm rất thấp, với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trở thành nơi có sự đầu tư mạnh với các khu công nghiệp, hạ tầng cơ sở được nâng cấp, chế độ sử dụng ruộng đất thay đổi, đất nông nghiệp biến thành đất đô thị, nền kinh tế cơ bản nông nghiệp dịch chuyển sang phi nông nghiệp, nhiều cơ hội việc làm xuất hiện, đồng thời là sự biến mất một số
việc làm cơ bản của nông thôn. Một xã hội mới với những cơ chế mới, đòi hỏi con người phải thích nghi nhanh chóng, đòi hỏi các cơ quan hữu quan phải có định hướng và có trình độ giải quyết những vấn đề mới xuất hiện. Trong những chuyển dịch do đô thị hóa gây ra, việc biến đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân có liên quan là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu vì những tác động trực tiếp của nó lên đời sống của những con người đang sống trong vùng đô thị hóa. Đô thị hóa đã và đang gây ra nhưng xáo trộn trong đời sống lớn của người dân, từ lối sống đến phong tục tập quán… Có thể thấy rằng, kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, đời sống vật chất được nâng lên nên tâm lý, lối sống của người dân có nhiều thay đổi. Sự chuyển biến về tâm lý, lối sống có tính kế thừa, sàn lọc với những biểu hiện khác nhau, đó chính là quá trình xây dựng và hình thành nếp sống mới trong cộng đồng dân cư. Lối sống cộng đồng là một đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, lối sống này vẫn còn tồn tại và biểu hiện khá nổi bật trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều thay đổi. Trước đây khi còn nằm chung trong huyện Nhà Bè, cư dân theo lối nông thôn vẫn còn phổ biến. Đồng thời giai đoạn trước 1986, lao động nhập cư vào thị trấn Hà Lam chưa phổ biến, nên địa bàn cư dân khá ổn định, mối quan hệ giữa các gia đình trong một địa bàn tương đối ít xáo trộn. Trong thời gian này, ảnh hưởng của lối sống văn hóa và lối sống từ phương Tây du nhập vào nước ta chưa nhiều, những giá trị văn hóa truyền thống chưa bị mai một. Mặt khác, thu nhập giữa các giai tầng trong xã hội chưa có sự chênh lệch nhau nhiều nên sự phân hóa giàu nghèo chưa cao, kinh tế tiền tệ hàng hóa chưa tác động quá mạnh đến các mối quan hệ gia đình, xã hội. Từ sau năm 1986 với đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh hơn trước, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, hệ quả tất yếu là đời sống tinh thần của các cư dân đô thị có nhiều biến động. Tuy nhiên một số yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc vẫn được nhân dân thị trấn Hà Lam phát huy như truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn, tình làng nghĩa xóm….chứng tỏ vẫn còn sự tồn tại của nhiều truyền thống tốt đẹp đó trong gia đình, xã hội. Khi điều kiện sống tốt hơn, người dân cũng tích cực tham gia các hoạt động xã hội và từ thiện như quỹ đóng góp vì người nghèo, quỹ cứu trợ xã hội, quỹ hiếu học, đền ơn đáp nghĩa… Bên cạnh những chuyển biến mang tính tích cực, trong lối sống người dân thị trấn Hà Lam cũng xuất hiện những biểu hiện tiêu cực. Trước hết là tình trang gia tăng dân nhập cư làm ảnh hưởng đến nếp sống trước đây, tình trạng xả rác bừa bãi, ăn mặc thiếu lịch sự, vi phạm luật lê giao thông…không còn là hiện tượng xa lạ. Sự gia tăng
dân số chóng ở thị trấn Hà Lam trong những năm gần đây đã hình thành những khu nhà thuê tạm bợ, sống trong đó có rất nhiều thành phần dân cư khác nhau, tạo nên lối sống xô bồ, phức tạp mà chính quyền không kiểm soát được. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và làm mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt cũng làm cho một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng, nhưng cũng có một bộ phân dân cư trở thành tầng lớp nghèo của xã hội,từ đó xuất hiện đội ngũ lao động làm thuê tồn tại bên cạnh những người giàu có. Cuộc sống hiện đại với những áp lực công việc đã làm cho một bộ phận dân cư đô thị. Trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, bên cạnh các yếu tố truyền thống cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực. Đình chùa bị thương mại hóa nên không còn là nơi tôn nghiêm nữa mà thay vào đó là cảnh buôn bán tấp nập mỗi khi diễn ra lễ hội. Một số loại hình tín ngưỡng dân gian và văn hóa truyền thống có xu hướng mở rộng và trở thành những lễ hội dân gian. Đó là tín ngưỡng đình làng, tín ngưỡng tổ sư, nghề nghiệp, các ngày lễ tết trong năm. Những năm gần đây, các đình làng cùng hội đình đã có được khôi phục, ban cúng tế được bầu ra, thu hút đông đảo mọi người đến dự….Trong bối cảnh đô thị hóa, sự chuyển đổi các mặt kinh tế, xã hội kéo theo sự chuyển đổi về đời sống tâm linh. Một số loại hình tín ngưỡng dân gian dần phai nhạt và có nguy cơ mất hẳn. Cư dân thị trấn Hà Lam cũng đang đứng trước các nguy cơ chịu những tác động như vậy, các loại hình tín ngưỡng dân gian gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp như lễ hạ điền, cầu mưa…và một số loại hình thờ cúng đình làng như thờ thần hổ, ông tổ làng nghề….Sự phai nhạt và có thể mất hẳn các loại hình tín ngưỡng dân gian như trên là do việc thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, một bộ phận người dân chuyển sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, còn do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người dân không cần đến lễ cúng bái mà vẫn có thể mang đến cho sản xuất các điều kiện cần thiết. Một số loại hình tín ngưỡng dân gian được mở rộng và trở thành mê tín dị đoan, sự mê tín vào may rủi, ngày tốt xấu, coi bói, lên đồng, có xu hướng phát triển và chi phối nhiều hoạt động của người dân. Sự phát triển của loại hình này xuất phát từ thực tế các hoạt động kinh tế thị trường người dân thị trấn Hà Lam tham gia, gặp không ít rủi ro, bất trắc, chính vì vậy họ tin vào số mệnh, thời cơ, nhiều gia đình đã thờ thần Tài, thổ địa Sự biến đổi của văn hóa trong quá trình đô thị hóa còn thể hiện qua nhà ở củangười dân. Nhà ở thể hiện sự ứng xử của con người với môi trường tự nhiên. Đó là tổ ấm đối phó với nóng lạnh, nắng mưa gió bão –
một yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho con người cuộc sống ổn định. Nhà ở còn là nơi thờ cúng tổ tiên, lưu giữ các truyền thống văn hóa, ký ức sống của nhiều thế hệ gắn bó đời mình với không gian ấy. Nhà ở truyền thống của dân cư trên địa bàn tương đương thị trấn Hà Lam trước đây, đối với tầng lớp giàu có là nhà nhiều gian làm bằng gỗ quý, còn đối với người nghèo là nhà tranh vách phênh hoặc vách đất giống nhiều vùng nông thôn khác ở Trung Bộ. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta không còn thấy những ngôi nhà như thế trên địa bàn quận nữa thay vào đó là những căn nhà cao tầng của những gia đình vừa mới bán đất hoặc những người ở nơi khác ra mua xây cất, hấu hết là nhà tường, khang trang. Ngôi nhà cổ nào còn lại nếu chưa bị giải tỏa, cải tạo thì xuống cấp nghiêm trọng. Điều này cho thấy, những giá trị văn hóa truyền thống đang mất dần đi trong quá trình của đô thị. Bên cạnh sự thay đổi nhà ở, không gian xung quanh các ngôi nhà truyền thống cũng đang biến dạng đi, nhà phố lấn át và phá vỡ không gian thoáng rộng của nhà truyền thống. Nhiều ngôi nhà không còn cấu trúc trước sân sau vườn nữa. Sự biến đổi trong kiến trúc thị trấn một phần là do người dân theo kiến trúc mới, hiện đại, một phần do đô thị hóa làm cho đất đai ngày càng tăng. Hơn nữa sự biến đổi trong cấu trúc gia đình cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thay đổi kiến trúc nhà ở. Kiểu nhà truyền thống rộng rãi, ở nhiều người, nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau thay vào đó là những gian nhà nhỏ theo kiến trúc nhà phố với vật liệu xây dựng hiện đại phù hợp hơn với họ. Sự biến đổi trong lối sống của người dân còn thể hiện qua cách ăn mặc. Trang phục phù hợp với kiểu dáng phong phú và ngày càng đa dạng hơn so với trước đã làm thay đổi cách ăn mặc truyền thống của người dân. Đặc biệt là giới trẻ thích nghu rất nhanh với các kiểu trang phục hiện đại, âu phục, áo thun quần jean, quần áo theo kiểu Hàn Quốc. Đồ trang sức đa chủng loại như vòng đeo tay,dây chuyền, nhẫn bằng vàng, bạch kim, đá quý rất được ưa thích nhất là phụ nữ.
Thay đổi trong bữa ăn hàng ngày của người dân cũng phản ánh sự biến đổi trong lối sống. Các món ăn, thức uống truyền thống địa phương như các loại rau đồng, mắm cá trắng, khô sặc, rượu nếp….đang biến mất thay vào đó là thức ăn pha chế sẵn. quan niệm “mùa nào, thức ấy” trong bữa ăn dân gian truyền thống không còn như trước nữa. Người dân ở đây có thể tiếp cận các nguyên liệu nấu nướng một cách sễ dàng, không còn chú ý đến mùa và thời tiết khí hậu. Hơn nữa, môi trường đô thị hóa làm