3.2.2.1. Quy trình phòng dịch của trang trại
* Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng
- Cổng trại có biển báo (dừng lại sát trùng) và hố sát trùng. Sát trùng tất cả các phương tiện, dụng cụ mang vào và người ra vào trại. Phương tiện vào trại phải phun sát trùng kỹ trên dưới bánh xe, trước và sau xe. Các phương tiện phải dừng lại phun sát trùng ít nhất 15 phút sau đó mới được vào trại. Hố sát trùng thay nước hoặc thay vôi một tuần hai lần, đường đi ở cổng trại rắc vôi bột định kỳ một tuần hai lần, máy sát trùng ở cổng trại phải hoạt động tốt với pep phun tơi đều, bể nước pha sát trùng có chỉ dẫn pha rõ ràng theo nồng độ 1/400.
- Nhà sát trùng trước khi vào khu vực chăn nuôi có biển báo chỉ dẫn phun sát trùng, có quy định phun sát trùng, thùng sát trùng nước sát trùng có chỉ dẫn pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200. Khoang thay quần áo phải có móc treo quần áo, có cửa tự động vận hành máy bơm sát trùng khi vào khoang sát trùng. Khoang sát trùng có đường hình ziczac pep phun tơi đều áp lực mạnh, trong khoang có tối thiểu 42 pep phun. Công suất máy phun ở khoang sát trùng yêu cầu phải đủ 750w. Nhà sát trùng được vệ sinh hàng ngày, đảm bảo sạch sẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
- Kho cám luôn được vệ sinh sạch sẽ và phun sát trùng định kỳ, khi nhập cám vào kho yêu cầu phải có ván kê, nền kho yêu cầu sạch sẽ, khô, thông thoáng tránh ẩm mốc cho cám.
- Kho thuốc được vệ sinh sạch sẽ, thuốc sau khi nhập về được sắp xếp gọn gàng theo từng loại và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, thuốc sau khi sử dụng phải giữ lại vỏ để trả về công ty.
- Bể nước uống cho lợn yêu cầu phải có mái che tránh bụi bẩn, ánh
sáng trực tiếp và một số côn trùng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Bể nước uống phải đảm bảo độ cao từ 3 - 5m đảm bảo áp suất đến từng núm uống trong chuồng nuôi. Bể nước giàn mát luôn được làm sạch định kỳ khử trùng, pha thuốc sát trùng với nồng độ 1/3200.
- Trước cửa chuồng nuôi có chậu nhúng chân pha thuốc sát trùng với tỷ lệ 1/400. Hành lang đầu, giữa, cuối chuồng nuôi được quét vôi nước định kỳ tuần một lần.
Tất cả hệ thống từ cổng trại, nhà ở công nhân, nhà ở kỹ sư, kho cám, kho thuốc, nhà sát trùng, hệ thống giàn mát, hệ thống hành lang đuổi lợn và cầu cân lợn được phun sát trùng định kỳ một tuần ba lần.
Tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng, dọn rác, dọn cỏ định kỳ trong khu nhà ở, nhà kho và trong và ngoài khu vực chuồng nuôi. Không nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong khu vực chăn nuôi đặc biệt là nuôi lợn khác trong trại. Thực phẩm mang vào trại phải có nguồn gốc rõ ràng, không được đem thịt lợn bên ngoài mang vào trại.
* Quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine
Lợn được trang trại nhập từ Công ty về nuôi dưỡng và chăm sóc 100% hoàn toàn là lợn thịt, lợn con giống đều đã được bấm nanh và cắt đuôi trước khi nhập về trại. Là vì là lợn giống của Công ty tự sản xuất, lai tạo nên sức khỏe của lợn là ổn định và cho năng suất cao, trung bình khi nhập chuồng 6kg/con và đạt trọng lượng trung bình khoảng 108kg khi đến giai đoạn xuất chuồng.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn được chú trọng đặc biệt, đảm bảo đàn lợn được giữ ấm trong mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đàn
lợn được theo dõi sức khỏe thường xuyên hàng ngày, nếu phát hiện lợn bị bệnh lập tức cách ly và tiêm thuốc đúng yêu cầu kỹ thuật.
Đảm bảo đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ đúng thời hạn, đúng liều lượng. Một năm hai lần trước mùa mưa đối với các loại vaccine dịch tả, lở mồm long móng. Vaccine được bảo quản duy trì nhiệt độ 2 - 80C, tủ chuyên dụng dùng bảo quản vaccine có hai nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và sắp xếp gọn gàng theo từng loại cùng một lô, lô nào về trước dùng trước lô nào về sau dùng sau. Với vaccine có nước pha trước khi pha phải để nước pha vào tủ lạnh để đồng nhất với nhiệt độ của vaccine, có xilanh chuyên dụng hoặc súng tiêm và có đủ kim nhiều số dùng cho các tuần tuổi của lợn. Sau khi nhập lợn kỹ sư lên lịch dự kiến làm vaccine và chủ động về công ty lấy vaccine sau đó tiêm ngay.
Một số loại vaccine và thuốc thú y được trang trại thường xuyên sử dụng để phòng bệnh cho lợn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3 2 Một số loại vaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng để ph ng bệnh STT Loại I Vaccine 1 CSF 2 Bengonia 3 FDM II Thuốc thú y 1 RTD Colistin 2 Lactovet 3 Dynamutilin Fed 4 Amoxy 500 ws
6 Vetrimoxin 7 Dipen step LA 8 KC Amin 9 Canxi B12 10 Paracetamol 11 Điện giải AC 12 Vitol 13 Entril 5% 14 Bromhexin 15 Ceptisus 16 Ampisua 17 Iotdin
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021) Tất cả thuốc và vaccine mà trang trại thường xuyên sử dụng ở bảng 3.2 đều được Công ty CP Việt Nam cung cấp và trang trại không phải mất chi phí
thuốc về Công ty nếu trường hợp trang trại làm mất vỏ vaccine, thuốc thì phải đền bù theo quy định của Công ty.
* Quy trình phòng dịch bằng vệ sinh chăm s c, nuôi dưỡng
- Hệ thống chuồng nuôi: Chuồng nuôi của trang trại được thiết kế theo kiểu chuồng kín nên công việc vệ sinh đòi hỏi phải theo đúng trình tự và được làm sạch sẽ hàng ngày. Khi được giao nhiệm vụ chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi thì việc đầu tiên khi vào chuồng nuôi là kiểm tra nhiệt kế, điều chỉnh quạt hút gió để đảm bảo nhiệt độ chuồng phù hợp với số tuần tuổi của lợn, sau đó đi một vòng quan sát tình hình lợn nếu phát hiện con lợn nào có vấn đề phải tiến hành tách khỏi ô đó và chuyển xuống ô cuối cùng rồi báo lại với kỹ sư để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi đã kiểm tra quá tình hình sức khỏe lợn thì tiến hành dọn dẹp chuồng trại, đảm bảo nền chuồng được quét sạch sẽ, khô ráo không còn bụi cám, không bị ẩm ướt, sau đó rút cống xả máng nước tắm, dùng dụng cụ đẩy máng đẩy sạch nước bẩn để thay nước sạch vào, lượng nước xả máng phụ thuộc vào số tuần tuổi của lợn, nếu lợn mới nhập thì có thể 2 - 3 ngày thay nước máng 1 lần, lợn có tuần tuổi lớn thì một ngày thay nước máng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Sau khi vệ sinh, dọn dẹp xong chuồng trại tiến hành cho lợn ăn, lấy cám từ kho cám chở vào chuồng bằng xe đẩy cám và đổ vào máng ăn tự động đối với lợn đã biết ăn, đối với lợn mới nhập chưa biết ăn phải tiến hành pha cám với nước ấm bón và tập cho lợn ăn. Khi tất cả công việc vệ sinh, chăm sóc, cho ăn đã hoàn thành, công nhân đi kiểm tra nước uống, hệ thống làm mát, quạt hút gió điều chỉnh hợp lý sau đó phun khử mùi bằng men vi sinh (Bio-Ems), khi phun khử mùi phải phun từ cuối chuồng lên, phun kỹ và đều hai dãy chuồng. Trước khi ra khỏi chuồng phải nhớ tắt hệ thống điện chiếu sáng vào ban ngày và bật điện vào buổi tối. Dưới đây là bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn.
Bảng 3 3 Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021) Tất cả các chuồng có lợn phải bật quạt lưu thông không khí ít nhất 20% số quạt có trong chuồng kể cả khi thời tiết lạnh. Khi đã bật đến 60% số quạt trong chuồng mà nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn, tiến hành bật giàn mát cho nhiệt độ hạ thấp. Nếu nhiệt độ vẫn vượt tiêu chuẩn ta tiếp tục tăng các quạt còn lại trong chuồng. Khi nhiệt độ trong chuồng lạnh ta tiến hành tắt tuần tự từng cái quạt, sau đó tắt giàn mát nhưng vẫn để 20% số quạt có trong chuồng.
Chăm sóc lợn úm luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn, độ thông thoáng, vệ sinh lồng úm định kỳ ba ngày một lần. Thường xuyên tiêm Fe và bón lợn chưa biết ăn, thời gian úm có thể từ 4 - 6 tuần tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ tuổi của lợn nhập và sức khỏe của lợn.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của lợn, tách ghép đồng đều và điều trị lợn bệnh kịp thời, chăm sóc đặc biệt đối với lợn bệnh, đối với lợn chưa biết ăn và lợn mới tập ăn.
Lợn con sau khi được nhập chuồng sẽ cho ăn thức ăn tốt nhất, thường một con lợn ăn 2,4 đến 3 kg thức ăn hỗn hợp/1 ngày đêm. Thông thường một lứa lợn thịt từ lúc nhập về đến khi xuất chuồng mất khoảng bốn tháng. Khi xuất lợn đạt trọng lượng khoảng trên 100kg.
- Nguồn thức ăn: Nguồn thức ăn của lợn được nhập theo chương trình
nghiệm chăn nuôi và chuyên sản xuất cung cấp thức ăn chăn nuôi, chất lượng được đăng ký bảo hộ độc quyền tiêu chuẩn Việt Nam. Các loại cám mà trang trại dùng trong chăn nuôi được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng 3 4 Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi STT 1 2 3 4 5
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021) Qua bảng 3.5 cho thấy khi nhập lợn từ bên trại nái về trại hậu bị thì ở tuần tuổi thứ 4 ta bắt đầu cho ăn cám 550SF đến tuần tuổi thứ 7 thì ta chuyển sang cám 551 F, đến tuần 11 ta chuyển sang cám 552SF, tuần thứ 15 cho ăn cám 552 F, tuần thứ 19 cho ăn cám 553F cho tới lúc xuất.
Như vậy với quy định khắt khe về thức ăn của Công ty thì đòi hỏi trang trại phải tính toán làm sao cho lợn ăn đúng bữa, đúng tiêu chuẩn, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều nhưng hiệu quả về năng suất chưa cao.
- Tỷ lệ trộn cám: Thường trộn kết hợp với thuốc khi heo bị tiêu chảy, ho nhiều và khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn cám mới.
Dưới đây là quy trình trộn cám khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn cám mới: Khi chuyển giai đoạn cám thì giữa cám mới và cám cũ phải được trộn đều trước khi ăn phòng rối loạn tiêu hóa. Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới. Bên cạnh việc trộn cám cũng phải bám sát lượng cám ăn thực tế và sức khỏe của lợn trước khi trộn để tránh tiêu chuẩn ăn trong chuồng bị thừa hoặc thiếu, lợn to trộn trước, lợn nhỏ trộn sau dành phần cám tốt cho lợn còi yếu và lợn ốm.
Bảng 3 5 Tỷ lệ trộn cám
Ngày 1 Ngày 2
Trộn 25% cám mới + 75% cám cũ
(Nguồn: Số liệu điều tra, khảo sát năm 2021) Qua bảng 3.5 cho thấy khi chuyển giai đoạn cám thì giữa cám mới và cám cũ phải được trộn đều trước khi ăn phòng rối loạn tiêu hóa. Bắt buộc trộn trong vòng 6 ngày sang ngày thứ 7 cho ăn 100% cám mới và tuân theo tỉ lệ trộn như bảng trên.
3.2.2.2. Quy trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường của trang trại
Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là vấn đề rất quan trọng, phân và nước thải từ cơ sở chăn nuôi gia súc thải ra là một nguồn chất thải ô nhiễm môi trường. Môi trường chăn nuôi không được đảm bảo và ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất và sức khỏe cũng như chất lượng vật nuôi, bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến môi trường của địa phương cũng như môi trường tự nhiên.
Vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải là vấn đề quan trọng. Hệ thống xử lý môi trường phải đúng kỹ thuật và sắp xếp hợp lý, bổ sung các hợp chất sinh học vào thức ăn nhằm giảm thiểu việc thải Nitơ và hạn chế mùi hôi thối ở phân. Chất thải được xử lý bằng công nghệ sinh học Biogas, lấy khí ga để làm chất đốt phục vụ sản xuất, sinh hoạt, chất thải có thể sử dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi cá và chăm sóc cây trồng mang lại nhiều lợi ích góp phần hạn chế đáng kể ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng như môi trường tự nhiên.
* Quy trình xử lý phân và nước thải của trang trại
Khi rửa chuồng trại, nước thải và phân sẽ theo các rãnh thu chảy vào hệ thống ống nhựa PVC phi 220 đưa ra hệ thống bể Biogas xử lý có dung tích 2.500m3. Nước thải xử lý theo nguyên tắc phân hủy yếm khí tạo ra khí CH4 (khí metan) để tạo nhiên liệu cấp cho đun nấu. Nước tràn từ bể xử lý sẽ dẫn ra
bể trung hòa để trung hòa tính axit và đưa về ao sinh học 450m3 để phân hủy triệt để trước khi ra môi trường. Cụ thể quy trình xử lý chất thải được mô tả tại hình 3.3 như sau:
Hình 3 3 S đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2021)
3.2.2.3. Quy trình chăn nuôi gia công
Công ty CP Việt Nam cung cấp, hỗ trợ: - Giống - Thức ăn - Thuốc thú y - Kỹ thuật
Trang trại Dương Công Tuấn:
-Chăn nuôi lợn thịt gia công
-Xây dựng trang trại và đầu tư trang thiết bị -Tự chủ về chi phí Thị trường chế biến và tiêu thụ: -Thị trường chế biến và tiêu thụ trong nước -Thị trường xuất khẩu…..
Hình 3.4 Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại
Qua hình 3.4 cho thấy: Trong quy trình chăn nuôi gia công, Công ty CP Việt Nam sẽ cung cấp, hỗ trợ toàn bộ giống lợn chất lượng cao, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và cử kỹ sư của Công ty về trang trại đảm nhiệm, phụ trách khâu kỹ thuật tại trang trại. Trang trại của gia đình ông Dương Công Tuấn khi tham gia vào chăn nuôi gia công cần phải có diện tích phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy
đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cũng như của Công ty.
Vì trang trại Dương Công Tuấn là trang trại chăn nuôi gia công, ký hợp đồng với Công ty CP Việt Nam nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chữa bệnh đều được Công ty cung cấp. Lợn con giống được nhập trực tiếp giống tốt từ Công ty CP Việt Nam, sẽ được chuyển vào chuồng nuôi của trang trại Dương Công Tuấn. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng từ lúc nhập chuồng đến khi xuất chuồng thì toàn bộ nguồn cám nuôi, thuốc thú y cũng được nhập đồng bộ từ Công ty, kỹ thuật chăm sóc tuân thủ đúng kỹ thuật và có kỹ sư của Công ty luôn theo dõi trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng. Do đó chất lượng cũng như tiến độ nuôi lợn và chất lượng của các con lợn của trang trại luôn được đảm bảo.
3.2.2.4. Hệ thống đầu ra của trang trại
Sơ đồ chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công của trang trại:
Công ty CP Việt Nam
Trang trại Dương Công Tuấn
Công ty CP Việt Nam
Cơ sở giết mổ Cơ sở chế biến
Hộ bán lẻ Thị trường Siêu thị, cửa hàng
Hình 3 5 Chuỗi giá trị của các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Dư ng Công Tuấn
Qua hình 3.5 cho thấy chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức chăn nuôi gia công khá phức tạp, nhìn vào hình có thể thấy có sự tham gia của các nhân tố như:
+ Công ty CP Việt Nam: Là nhân tố chính, có vai trò cung cấp con giống, thức ăn thuốc thú y, kỹ sư cho trang trại.
+ Trang trại Dương Công Tuấn: Là trang trại chăn nuôi gia công có vai