Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 60)

Quá trình đi thực tập là quãng thời gian đi trải nghiệm, học hỏi từ thực tế và hiểu được rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi ra trường. Những bài học nằm ngoài giáo trình, giúp tôi trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc.

Trong quá trình thực tập tại trang trại Dương Công Tuấn tôi đã học được những kinh nghiệm sau:

- Với thời gian thực tập kéo dài 5 tháng và cũng là lần đầu vào thực hiện đề tài ứng dụng tại trang trại kiến thức hạn hẹp gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại nhưng đó cũng là khoảng thời gian học hỏi kinh nghiệm tích lũy kiến thức làm tiền đề hành trang cho bản thân sau khi ra trường.

- Giúp tôi hiểu về quá trình thực hiện và cách thức vận hành tổ chức quản lý hoạt động của một trang trại với quy mô lớn.

- Biết được cách tiêm lợn, phát hiện những con lợn bệnh, yếu, rồi chữa trị kịp thời.

- Đọc được số tai lợn của công ty CP.

- Biết cách điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho lợn trong từng giai đoạn.

- Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người…giúp tôi hòa nhập nhanh hơn trong môi trường mới.

3.3.1. Nh ng điều kiện cần có để có thể phát triển trang trại

- Thứ nhất, có sự tích tụ, tập trung đến mức nhất định về đất đai tài sản, tiền vốn để tổ chức phát triển trang trại.

- Thứ hai, Cần có quy hoạch xây dựng các trang trại hợp đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi.

- Thứ ba, tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huấn kỹ năng quản lý

và kỹ thuật chăn nuôi cho các chủ trang trại để tăng hiệu quả quản lý cũng như chăn nuôi của các hộ gia công.

- Thứ tư, cần làm tốt công tác xử lý chất thải chăn nuôi, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bằng cách xây dựng hệ thống trang trại hợp vệ sinh, xây hầm biogas và sử dụng chế phẩm sinh học E.M (effective

microorganisms) trong xử lý chất thải chăn nuôi.

- Thứ năm, các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ chủ trang trại lập dự án vay vốn theo hướng thiết thực.

3.3.2. Yêu cầu cần có của một chủ trang trại

- Thứ nhất, chủ trang trại phải là người có ý chí quyết tâm làm giàu từ nghề nông, có hiểu biết về nghề chăn nuôi lợn.

- Thứ hai, chủ trang trại phải có năng lực, phẩm chất, trình độ của người quản lý sản xuất kinh doanh. Đây là yêu cầu hoàn toàn mang tính chủ quan, là nhân tố quyết định sự thành bại trong sản xuất kinh doanh của các trang trại, bởi ngoài chức năng là chủ gia đình, chủ trang trại còn là chủ một đơn vị sản xuất kinh doanh, trực tiếp điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất. Vì thế, chủ trang trại phải có sự tích lũy nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại phải dựa trên cơ sở hạch toán.

- Thứ ba, chủ trang trại phải có sự tập trung nhất định về quy mô các yếu tố sản xuất trước hết là tiền vốn và đất đai, đây là điều kiện rất cần thiết đối với một trang trại.

- Thứ tư, chủ trang trại không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường, tiếp cận với khoa học kĩ thuật, công nghệ mới.

3.3.3. Kỹ thuật cần chú ý nắm v ng khi phát triển trang trại

- Lao động trong trang trại cần nắm vững các kĩ thuật trong khâu chăm sóc vật nuôi, kĩ thuật trong phòng và chống dịch cho vật nuôi, phát hiện và có biện pháp xử lý bệnh của vật nuôi kịp thời.

- Thực hiện tốt công tác quản lý đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh.

- Trang trại cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

- Cần tuân thủ đúng với những gì đã ký với hợp đồng của công ty.

3.3.4. Quản lý tài chính, lao động

* Về tài chính

Để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi ích trên chi phí đầu tư, chủ trang trại chăn nuôi cần có cái nhìn đầy đủ hơn về các khía cạnh của quản lý tài chính và đầu tư:

+ Thứ nhất, có kế hoạch quản lý dòng tiền phù hợp với kế hoạch chu chuyển đàn, tránh tình trạng “khi cần đầu tư thì tiền đã tiêu hết”

+ Thứ hai, cần quan tâm quản lý chi phí thực tế và chi phí ẩn để tính toán tối đa hóa hiệu quả tài chính – đầu tư.

+ Thứ ba, cần xem xét cả lợi ích bên ngoài, trước mắt và lợi ích bên trong, dài hạn khi xem xét quyết định chọn giải pháp nào để tối ưu hóa lợi ích đầu tư.

+ Thứ tư, khi quyết định đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi, bên cạnh việc xem xét các yếu tố về xây dựng, nhân sự, sản xuất, bán hàng và các khía cạnh phi tài chính khác như dịch bệnh, pháp luật.v.v. chủ trang trại cần lập kế hoạch tài chính và phân tích các rủi ro tài chính có thể xảy ra với các kịch bản khi thị trường bình thường, thị trường xấu và thị trường rất xấu để đánh giá tính khả thi của dự án và kèm theo các phương án dự phòng.

* Về lao động

Nhận thức sâu sắc rằng nhân viên là người đóng góp quan trọng đến thành tích sản xuất của trại chăn nuôi, hầu hết các chủ trang trại từ tư nhân hay doanh nghiệp đều chăm lo khá chu đáo cho nhân viên từ sắp xếp chỗ ở, cơm nước tươm tất, lương thưởng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, tình trạng nhân viên trang trại chăn nuôi bỏ việc đang là vấn đề làm đau đầu không ít cấp quản lý và chủ trang trại hiện nay.

Trong điều kiện lý tưởng, thay cho bốn ngày nghỉ cuối tuần, hàng tháng nhân viên ở các trang trại được dồn bốn ngày nghỉ liên tục. Đó là hoàn cảnh ở các doanh nghiệp lớn có tổ chức người thay thế lúc nhân viên nghỉ ca, nhưng

ởtrại tư nhân thì gần như không thể nếu cả trại chỉ có một hoặc hai nhân viên, không ai bù cho ai được, đành phải ở lại trong trại 30/30 ngày. Khi có việc cần ra ngoài khỏi trang trại, trước khi vào trại làm việc trở lại, nhân viên buộc phải tuân thủ theo quy tắc an toàn sinh học, cần lưu lại tại khu cách ly ít nhất 3 ngày. Vì lý do này mà cấp quản lý hoặc chủ trại rất nghiêm ngặt khi xét duyệt cho nhân viên ra vào trại, cũng vì vậy mà ngành trang trại chăn nuôi khó tìm ứng viên phù hợp để gắn bó lâu dài.

Trước tiên, về khía cạnh tâm lý, khi tuyển dụng nhân viên làm việc trong điều kiện làm việc “nội bất xuất – ngoại bất nhập” như trang trại chăn nuôi, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng chuyên môn, chủ trại hoặc nhà tuyển dụng cần chủ động kiểm tra kiểu trạng thái tâm lý của ứng viên để chọn người thuộc dạng hướng nội, sẽ phù hợp hơn cho điều kiện trại chăn nuôi.

Thứ hai, xây dựng các cơ sở hạ tầng chăm sóc đời sống tinh thần cho nhân viên sau giờ làm việc như khu sinh hoạt thể dục thể thao, văn nghệ… phần nào giải tỏa stress căng thẳng cho nhân viên.

Thứ ba, chủ trại hoặc cấp quản lý cần chủ động hoạch định sẵn các chương trình team building, các sự kiện giao lưu thể thao, văn hóa, văn nghệ hay du lịch định kỳ nhằm xả stress và giải tỏa tâm lý ức chế của

nhân viên do quanh năm chỉ tiếp xúc với lợn, mà không được giao tiếp với cộng đồng bên ngoài.

3 4 Ý tưởng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp

3.4.1. Khái quát về ý tưởng khởi nghiệp

3.4.1.1. Bối cảnh cho thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp

+ Hiện nay gà đen ( giống gà xương đen, thịt đen) có sản lượng rất thấp, nhu cầu của người tiêu dùng lại rất lớn, nguồn cung gà thịt không đủ cho các nhà hàng và khách vãng lai khi đến du lịch tại vùng cao như tỉnh Điện Biên, Sơn La..., Đây là giống gà có ngoại hình không to, trọng lượng trung bình đạt từ 1,5-1,8 kg mào cờ, nhiều lông, phổ biến nhất là lông màu hoa mơ, đen. Gà thịt đen lượng mỡ rất ít, thịt dai chắc, thơm ngọt, chân đen có 4 móng, hàm lượng mỡ trong thịt ít nên ăn không bị ngán.

- Theo y học cổ truyền, gà đen vị ngọt, tính bình; có công dụng bổ gan thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, nóng âm ỉ trong xương, ra mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều...

- Dinh dưỡng học hiện đại cho rằng thịt gà đen ít lipid nhưng rất giàu protid và có khoảng 18 loại acid amin, nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, PP) và các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca, Cu...). Nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng cho thấy thịt gà đen phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí, cải thiện công năng miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống võng mạc nội mô cũng như khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể.

- Tuy nhiên, những rủi ro có thể gặp phải như bệnh dịch và thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến nguồn cung của sản phẩm. Nếu trang trại nuôi gà đen được đầu tư, áp dụng phương pháp chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật thì sẽ là nguồn cung gà đặc sản sạch cho khách hàng trên địa bàn huyện cũng như trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành khác.

+ Những chính sách của nhà nước và địa phương, hỗ trợ của các bên liên quan: Nhà nước có chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp. Ngoài ra các địa phương còn có chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng phát triển chăn nuôi theo quy nô trang trại, kinh tế hộ trang trại. Khuyến khích các nhà đầu tư chủ trang trại liên kết với các công ty chăn nuôi, các doanh nghiệp lớn hỗ trợ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Những điều kiện cơ bản của địa phương và bản thân:

Điều kiện cơ bản của địa phương: có địa hình có thể san lấp thành mặt bằng để xây chuồng trại, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Đối với bản thân: Ham học hỏi, tiếp thu những kiến thức mới trong chăn nuôi, sẵn sàng với những khó khăn và thách thức, có nguồn vốn tự có và có khả năng vay vốn thành công để thực hiện dự án. Có ý chí thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương của mình.

3.4.1.2. Tên ý tưởng/dự án khởi nghiệp: Trang trại nuôi gà đen thả đồi

3.4.1.3. Lý do chọn ý tưởng/dự án khởi nghiệp này là:

+ Có vị trí địa lý, địa hình thuận đợi để xây dựng và phát triển dự án chăn nuôi theo quy mô trang trại.

+ Có nhu cầu phát triển kinh tế theo quy mô hộ trang trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất.

+ Do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thiết yếu của của xã hội.

+ Mong muốn được đưa ra sản phẩm chất lượng an toàn, thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng cho thị trường và người tiêu dùng.

3.4.1.4. Giá trị cốt lõi của ý tưởng/dự án

Dự án được triển khai, thành công sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn cho gia đình. Là nơi cung cấp các sản phẩm sạch, an toàn cho các nhà hàng trên địa bàn, góp phần giữ gìn và bảo tồn, phát triển giống gà đen quý, mang lại giá trị kinh tế cao, cho người tiêu dùng có địa chỉ an toàn, tin cậy.

Đưa con gà đen của dân tộc Mông trở thành vật nuôi xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển hàng hóa địa phương; hưởng ứng hiện thực kế hoạch mỗi xã một sản phẩm ( như huyện Đoàn, xã Đoàn phổ biến).

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, các đoàn viên thanh niên có tâm huyết, khát khao làm giàu trên chính mảnh đất vùng cao còn nhiều khó khăn này.

3.4.1.5. Điều kiện nguồn lực cần thiết để thực hiện khởi nghiệp (vốn, nhân lực, kỹ thuật, đất đai…)

Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất là 3 lao động

Kỹ thuật: thuê kĩ thuật đã qua đào tạo và c năng lực 3.4.1.6. Địa điểm thực hiện ý tưởng/dự án khởi nghiệp:

Địa bàn thực hiện ý tưởng là: Bản Nậm Mắn, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

3.4.2. Chi tiết về ý tưởng/dự án khởi nghiệp

3.4.2.1. Sản phẩm

+ Những loại sản phẩm: Gà đen thành phẩm, cân nặng trung bình 1,8kg

+ Tiến trình phát triển và hoàn thiện các sản phẩm qua các năm: 6 tháng đầu hoàn thiện hệ thống chuồng trại, bắt đầu đi vào hoạt động chăn nuôi

6 tháng tiếp theo duy trì và ổn định chăn nuôi

Sang năm thứ 2 tiếp tục phát triển, ổn định trang trại + Điểm khác biệt của sản phẩm:

Gà đen được chăn nuôi đúng quy trình, sức khỏe tốt mới được đưa ra thị trường nên rất an toàn, giá cả hợp lý vì nuôi theo quy mô trang trại. Trên địa bàn của tỉnh hiện nay không đủ số lượng để cung cấp ra thị trường nên nếu khi dự án này thành công thì sẽ rất thuận lợi trong khâu tiêu thụ...

3.4.2.2. Khách hàng và kênh phân phối

+ Khách hàng mục tiêu: Có thể liên kết với các công ty chế biến, cơ sở giết mổ, nhà hàng, Siêu thị, các thương lái, hộ gia đình có nhu cầu tiêu thụ.

+ Khách hàng tiềm năng: cơ sở liên kết, các nhà hàng, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức và tất cả mọi người dân khu lân cận.

+ Cách tiếp cận khách hàng (làm thế nào để họ biết, hiểu, mong muốn,

khát khao, quyết định mua và mua thuận lợi nhất): Quảng cáo sản phẩm trực tiếp hoặc trên các trang điện tử, Facebook, Zalo cá nhân, tham gia các nhóm chăn nuôi gà trên mạng xã hội để có nhiều cơ hội hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm...

+ Quan hệ khách hàng (làm thế nào để khách hàng yêu mến sản phẩm, đơn vị và tiếp tục quay lại mua hàng): Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình thì trang trại sẽ chủ động liên hệ, tư vấn khách hàng đã và đang dùng sản phẩm, rút kinh nghiệm từ khách hàng để có được sự tin tưởng và tin dùng của khách hàng

+ Kênh phân phối/tiêu thụ (kênh trực tiếp .... kênh gián tiếp....):

- Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm trực tiếp: tại trang trại.

- Kênh phân phối tiêu thụ gián tiến thông qua các cơ sở, đại lý, hệ thống siêu thị, nhà hàng. Tiêu thụ sản phẩm trên các trang mạng điện tử phổ biến như: Facebook, Zalo, Lazada, shopee….

3.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh

+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Hiện nay tại tỉnh Điện Biên chưa có trang trại nuôi gà đen với quy mô lớn để cung cấp ra thị trường, nên gần như chưa có đối thủ đối với sản phẩm này

+ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp:

Các loại gà thịt khác được bán trên thị trường sẽ là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của loại gà đen, những loại gà truyền thống trên thị trường có lợi thế

giá rẻ hơn, nhưng không có sự khác biệt so với gà đen, gà đen có sự đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao hơn so với loại gà thường truyền thống.

3.4.2.4. Các điều kiện nguồn lực cho thực hiện ý tưởng/dự án

Bảng 3 6: Các nguồn lực cần cho thực hiện ý tưởng/dự án

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 60)

w