Kết luận về ý tưởng/dự án khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79)

Thông qua ý tưởng, thực hiện dự án khởi nghiệp, khóa luận đưa ra những kết luận như sau:

+ Trang trại cần ổn định nguồn lao động, lao động có trình độ chuyên môn

+ Quy hoạch và sử dụng đất hợp lý nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Đối với nguồn vốn dự kiến để thực hiện ý tưởng dự án “Trang trại chăn nuôi gà đen” là 700.000.000 đồng, nguồn vốn được sử dụng hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng chuồng trại, nhà điều hành, nhà kho, các công trình phục và các thiết bị vụ chăn nuôi.

+ Chú trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh của trang trại, tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà.

+ Hoạt động chăn nuôi gà đen phải đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế, với doanh thu dự kiến năm đầu tiên là 662.400.000 đồng và lợi nhuận sau khi trừ hết tất cả chi phí đạt gần 189.490.000 triệu đồng.

+ Tình hình kinh tế trang trại phải có sự phát triển thuận lợi, cơ sở vật chất, đầu tư chuồng trại kiên cố, được nhiều chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương.

4 2 Kiến nghị

4.2.1 Đối với Nhà nước

- Cần có những chính sách ưu đãi cho phát triển chăn nuôi như ưu đãi về đất đai, thuế, vay vốn để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý môi trường.

- Cần có quy hoạch phát triển trang trại, có định hướng cho trang trại phát triển sản xuất các loại sản phẩm từ việc chăn nuôi có khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đồng thời chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp,… Tạo điều kiện cho hình thức tổ chức hoạt động trang trại phát triển.

- Cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của chủ trang trại để bảo hiểm giá cả hàng hóa, giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh trang trại

4.2.2 Đối với địa phương

- Hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi gia công có địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho gia đình, để giúp trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.

- Tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh chế biến đăng ký giấy phép và tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện pháp lý thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia công.

4.2.3 Đối với Công ty C.P

- Cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầu cho trang trại.

- Cần tăng giá gia công trong những thời điểm mà giá thị trường gia tăng.

- Cần mở các lớp tập huấn cho các hộ trong chăn nuôi để giảm hao hụt cho các hộ chăn nuôi.

- Cần có đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y tốt để hỗ trợ các hộ chăn nuôi gia công về mảng kỹ thuật.

- Cần hỗ trợ trang trại trong vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi, để không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.

4.2.4 Đối với chủ trang trại chăn nuôi

- Chủ trang trại không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường, tiếp cận với khoa học kĩ thuật, công nghệ mới.

- Hộ chăn nuôi nên lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

- Cần tuân thủ đúng với những gì đã ký với hợp đồng của công ty.

- Trang trại cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm tới môi trường xung quanh.

I Tiếng Việt

1. Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT –

BNNPTNT ngày 13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Hà Nội.

2. Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ bản của trang trại, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam.

3. Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP về kinh tế trang trại.

4. Thủ tướng Chính Phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

5. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ- CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội.

6. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

7. UBND Xã Cát Nê (2018), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2018 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019, Cát Nê.

II. Các tài liệu tham khảo từ Internet

8.http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/kinh-te/quan-tri- doanh- nghiep/phan-tich-cac-khai-niem-to-chuc-san-xuat-to-chuc- quan-ly-va- su-the-hien-trong-thuc-te-hoat-dong-cua-cac-doanh- nghiep.html 9.http://startup.vnexpress.net/tin-tuc/y-tuong-moi/chang-lai-lon- thanh-ong- chu-trang-trai-3475793.html

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tổ chức và quản lý hoạt động tại trang trại nuôi gia công lợn thịt của ông dương công tuấn, xã cát nê, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 79)

w