Bảo dưỡng cấp 2 (10.000km)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 30 - 43)

Tương tự ở thời điểm bảo dưỡng 1000km, bảo dưỡng ô tô 10.000km cũng được các kỹ thuật viên thực hiện các công việc kiểm tra đơn giản và làm sạch hoặc thay thế hoặc châm thêm các phụ tùng, nhiên liệu cần thiết cho xe ô tô.

29

Bảo dưỡng cấp 2 tiến hành khi xe đã đi được 10.000km hoặc sau mỗi 6 tháng tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 2 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng cấp 1.

 Thay nhớt động cơ: Thay thế định kỳ sau mỗi 10.000km hoặc 6 tháng. Nhớt động cơ có tác dụng bôi trơn, làm mát, làm sạch, chống gỉ cho động cơ ô tô. Nếu nhớt động cơ không được thay thế định kỳ sẽ khiến động cơ nhanh hào mòn, dễ bị hư hại và nhanh bị nóng máy.

 Thay lọc nhớt động cơ: Thay thế định kỳ sau mỗi 10.000km. Lọc nhớt động cơ có tác dụng loại bỏ cặn bẩn trước khi nhớt tham gia vào chu trình bôi trơn mới. Nếu lọc nhớt không được thay thế định kỳ thì chất lượng nhớt sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình hoạt động.

Hình 2.8 Thay lọc nhớt mới cho động cơ

Quy trình thay lọc nhớt cho xe (sau khi xả nhớt cũ ra hết):

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để tháo: sửng dụng tuýp 27mm.

Bước 2: Xác định vị trí lọc nhớt. Đối với dòng xe Ford Ranger thì nằm dưới gầm gần vị trí hệ thống treo bên tài.

30

Bước 3: Tháo lọc nhớt theo chiều ngược kim đồng hồ.

 Khi tháo nên dùng khăn lót ngay vị trí tháo để tránh nhớt tồn động tràn ra ngoài ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Bước 4: Lắp lọc nhớt mới và vòng đệm cao su mới vào vỏ lọc nhớt. Bước 5: Lắp lọc nhớt lại và siết lực cho lọc nhớt với lực tay vừa đủ.

 Vệ sinh lọc gió động cơ: Dùng súng thổi gió để vệ sinh bằng cách bắn trực tiếp vào lọc để thổi bụi bám trên bề mặt.

Hình 2.9 Tháo và vệ sinh lọc gió động cơ

Quy trình tháo và vệ sinh lọc gió:

Bước 1: Tắt máy xe và mở nắp khoang máy.

Bước 2: Xác định vị trí lọc gió động cơ và thực hiện tháo các ngàm giữ vỏ lọc gió. Bước 3: Lấy lọc gió ra và kiểm tra.

 Nếu lọc gió nhiều bụi bẩn, dị vật bên trong hoặc bị rách, hư hỏng cao su viền thì báo thay mới.

 Nếu lọc gió bụi bẩn ít thì sử dụng súng thổi vệ sinh bề mặt. Bước 4: Sau khi kiểm tra và vệ sinh thì lắp lại vị trí ban đầu.

31

 Vệ sinh hệ thống lạnh: Vệ sinh thường xuyên để đảm bảo chất lượng không khí trong xe luôn tốt, cũng như giúp hệ thống điều hoà hoạt động hiệu quả.

Đối với lọc gió hệ thống lạnh: Sử dụng súng thổi gió để vệ sinh bề mặt.

Hình 2.10 Tháo và vệ sinh lọc gió hệ thống lạnh

Quy trình tháo và vệ sinh lọc gió hệ thống lạnh:

Bước 1: Tắt máy xe và xác định vị trí lọc gió hệ thống lạnh.

 Đối với dòng xe Ford Ranger lọc lạnh nằm bên trong khoang chứa đồ trên táp-lô bên phụ.

Bước 2: Tháo khoang chứa đồ và tháo nắp che lọc gió. Bước 3: Lấy lọc gió ra khỏi và kiểm tra.

 Nếu lọc gió nhiều bụi bẩn, rách, bị móp méo hoặc có nhiều dị vật bên trong thì báo thay mới.

 Nếu lọc gió chỉ bụi bẩn nhẹ bình thường thì sử dụng súng thổi gió để vệ sinh bề mặt lọc gió.

32

Đối với két dàn lạnh: Dùng bình xịt hơi để phun dung dịch vệ sinh trực tiếp vào két dàn lạnh để vệ sinh.

Hình 2.11 Vệ sinh két hệ dàn lạnh

Quy trình vệ sinh két dàn lạnh (sau khi tháo lọc gió lạnh):

Bước 1: Chuẩn bị bình xịt hơi và dung dịch vệ sinh.

 Sử dụng các loại dung dịch có trên thị trường hiện nay. Bước 2: Lắc đều dung dịch vệ sinh và đổ vào bình xịt hơi.

Bước 4: Phun trực tiếp dung dịch vào két dàn lạnh cho đến khi hết dung dịch.

 Quá trình phun tránh để đầu vòi phun va chạm với két dàn lạnh, vì két dàn lạnh dễ gãy lá tản nhiệt.

 Đối với dòng xe Ford Ranger két dàn lạnh nằm bên trong táp-lô khoang chứa đồ bên phụ.

Bước 5: Sau khi vệ sinh xong, lắp lọc gió, nắp hộp dàn lạnh lại sau đó gắn nắp khoang chứa đồ lại vị trí ban đầu.

33

 Kiểm tra và bổ sung nước rửa kính: Sử dụng nước sạch không cận để bổ sung, đồng thời đổ dung dịch rửa kính, giúp kính không bị xước bởi những hạt bụi bán trên kính xe trong mỗi lần gạt rửa.

Hình 2.12 Bổ sung nước rửa kính

Hình 2.13 Châm dung dịch rửa kính

Quy trình bổ sung nước và châm dung dịch rửa kính:

Bước 1: Xác định vị trí châm nước rửa kính và kiểm tra lượng nước trong bình.

 Vị trí bình nước rửa kính nằm trong khoang động cơ gần lọc gió động cơ. Bước 2: Đổ dung dịch rửa kính mới vào trước.

34

 Kiểm tra hệ thống điện: Dùng máy Autel chuyên dụng để thực hiện kiểm tra. - Bình ắc-quy: Kiểm tra dòng CCA (dòng khởi động nguội), kiểm tra dòng nạp,

dòng xả khi tải, nhiệt độ của bình.

- Hệ thống điện: Kiểm tra dòng máy phát, kiểm tra hệ thống chiếu sáng, kiểm tra hoạt động của mô-tơ đề.

Hình 2.14 Kiểm tra hệ thống điện bằng máy Autel

Quy trình kiểm tra bằng máy Autel:

Bước 1: Tắt máy xe và chuẩn bị máy Autel.

Bước 2: Gắn cọc máy kiểm tra vào bình ắc-quy xe lần lược.

 Cọc dương (+) máy kiểm tra vào cọc dương (+) bình xe.

 Cọc âm (-) máy kiểm tra vào cọc âm (-) bình xe.

 Tháo ra làm ngược lại. Bước 3: Mở máy test.

 Chọn dòng xe phù hợp hoặc số VIN của xe.

 Chọn dòng CCA (dòng khởi động nguội) của bình trên xe sử dụng. Bước 4: Làm theo chỉ dẫn của máy kiểm tra.

35

 Bảo dưỡng hệ thống phanh ở 4 bánh xe và kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh.

Hình 2.15 Kiểm tra và vệ sinh phanh trước bằng dung dịch

Hình 2.16 Kiểm tra và vệ sinh phanh sau bằng dung dịch

Quy trình tháo kiểm tra và vệ sinh phanh.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

 Sử dụng tuýp 13mm và vít đống.

Bước 2: Cho xe vào vị trí cầu nâng và nâng xe lên cách mặt đất khoảng 5cm. Bước 3: Dùng súng bắn bu-lông để tháo các bu-lông bánh xe và tiến hành tháo

bánh ra khỏi vị trí moay-ơ. Bước 4: Quá trình tháo phanh.

36

 Đối với phanh đĩa (phanh trước): Tháo bu-lông giữ cùm phanh ra và lấy má phanh ra khỏi.

 Đối với phanh tang trống (phanh sau): Tháo vít giữ tang trống và di chuyển tang trống ra khỏi moay-ơ.

Bước 5: Kiểm tra phanh và vệ sinh.

 Đối với phanh đĩa (phanh trước): Kiểm tra độ mòn má phanh (điểm tới hạn 3mm), kiểm tra đĩa phanh (điểm tới hạn 13mm), kiểm tra sự rò rỉ dầu phanh tại vị trí piston dẫn động.

Vệ sinh phanh trước: Cạo các bụi bám trên rãnh má phanh và sử dụng dung dịch để xịt vệ sinh má phanh, đĩa phanh, cùm phanh.

 Đối với phanh tang trống (phanh sau): Kiểm tra độ mòn tang trống, độ mòn má phanh, kiểm tra rò rĩ dầu phanh tại vị trí piston, kiểm tra sự ăn khớp của các lò xo hồi vị.

Vệ sinh phanh sau: Sử dụng dịch để vệ sinh má phanh, tang trống. Tiến hành tra mỡ tại vị trí tiếp xúc giữa má phanh và thành trang trống.

Bước 6: Lắp lại các chi tiết và tiến hành siết chặt, tiến hành chạy thử kiểm tra lại.

 Kiểm tra và bổ sung nước làm mát động cơ: Kiểm tra sự hao hụt, rò rỉ nước làm mát tại những vị trí ống nối.

37

 Kiểm tra độ mòn lốp xe: Theo tiêu chuẩn, độ sâu rãnh lốp phải đạt ít nhất từ 1,6mm trở lên mới đảm bảo vận hành an toàn. Đối với những xe di chuyển nhiều, thường xuyên phanh gấp, cần kiểm tra độ mòn của lốp để có kế hoạch thay thế phù hợp. Nếu độ sâu của rãnh thấp hơn 1,6mm có nghĩa là lốp đã mòn và cần thay lốp mới.

Hình 2.18 Đo độ mòn rãnh lốp xe

 Kiểm tra áp suất bánh xe: Áp suất của mỗi lốp xe phải đạt từ 2.4 đến 2.6 Kg/cm2.

38

 Thực hiện siết lực bu-lông bánh xe: Dùng cần siết lực để thực hiện với lực siết là 135Nm từng bu-lông mỗi bánh xe.

Hình 2.20 Siết lực bánh xe bằng cần siết lực

 Kiểm tra tổng quát gầm động cơ:

- Kiểm tra độ rơ rô-tuyn trụ và rô-tuyn thước lái, cao su chắn bụi, nếu thấy hư hỏng thì báo với khách hàng thay mới.

39

- Kiểm tra hệ thống treo, cao su chắn bụi trục truyền động: Hệ thống treo là bộ phận chịu toàn tải của xe giúp xe êm ái và cân bằng khi di chuyển nên việc kiểm tra định kỳ là rất cần thiết.

Hình 2.22 Kiểm tra hệ thống treo và trục truyền động

- Kiểm tra nắp bình xăng, đường ống, đầu nối hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu của các đường ống.

- Kiểm tra rò rỉ dầu trên đường ống hệ thống lạnh: Dùng đèn cực tím để kiểm tra rò rỉ dầu lạnh của đường ống.

40

- Kiểm tra hệ thống xả: Kiểm tra tại vị trí giá đỡ cao su, kiểm tra rò rỉ khí thải. - Kiểm tra độ rơ vô lăng, các thanh liên kết thước lái.

- Thực hiện đảo lốp: Đảo 2 lốp sau xe lên 2 lốp trước xe vì trọng lượng phân phối ở các trục xe không đều nên lốp xe sẽ mòn không đều. Do đó cần đảo lốp định kỳ để giúp các lốp mòn đều, tận dụng tối đa tuổi thọ của lốp xe.

Hình 2.24 Kiểm tra tổng quát gầm động cơ

Quy trình kiểm tra tổng quát gầm động cơ:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

Bước 2: Cho xe vào cầu nâng và nâng gầm xe ngang đầu đối với người kiểm tra. Bước 3: Dùng súng bắn bu-lông để tháo bánh xe.

Bước 4: Dùng đèn để quan sát các các chi tiết cần kiểm tra được nêu trên.

 Quan sát các chi tiết kết cấu của gầm nếu hư hỏng thì báo với khách hàng thay mới hoặc gia công lại.

Bước 5: Kết thúc và ghi kết quả kiểm tra được để tiến hành bảo dưỡng các hạt mục không đạt yêu cầu.

41

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)