Bảo dưỡng cấp 4 (40.000÷60.000km)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 50)

Bảo dưỡng cấp 4 tiến hành khi xe đã đi được 40.000÷60.000km hoặc sau 2÷3 năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 4 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng như cấp 3.

 Kiểm tra điều chỉnh khe hở xu-páp: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 40.000km. Khi động cơ làm việc, do xu-páp tiếp xúc với khí cháy nhiệt độ cao nên dễ bị giãn nở. Vì vậy cần có khe hở để khi bị giãn nở vẫn có thể đóng kín vào cuối kỳ nén. Tuy nhiên nếu khe hở quá lớn thì lại khiến thời điểm đóng mở của xu-páp bị sai lệch. Do đó cần thường xuyên kiểm tra định kỳ để điều chỉnh khe hở nhiệt xu-páp về đúng tiêu chuẩn.

- Khe hở nhiệt xu-páp hút: Từ 0.15 đến 0.30mm. - Khe hỏ nhiệt xu-páp xả: Từ 0.25 đến 0.35mm.

Hình 2.35 Điều chỉnh khe hở nhiệt xu-páp

Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu-páp:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

 Tay quay, thước lá, tua-vít, cờ-lê, khẩu. Bước 2: Tháo các bộ phân liên quan đến nắp máy.

49

Bước 3: Tháo nắp che giàn cò mổ xu-páp. Bước 4: Tiến hành xác định các thông số sau.

 Xác định vị trí của các xu-páp hút/xả: nhìn cổ hút và ống xả để xác định.

 Xác định góc lệch công tác giữa các máy: 1800 đối với máy I4.

 Xác định các cặp máy song hành: Máy 1 với máy 4, máy 2 với máy 3. Bước 5: Chọn thước lá có chiều dày phù hợp vói khe hở nhiệt tiêu chuẩn của các

xu-páp hút và xả.

 Khe hở nhiệt xu–páp hút: Từ 0.15 đến 0.30mm.

 Khe hở nhiệt xu–páp xả: Từ 0.25 đến 0.35mm.

Bước 6: Tiến hành quay trục khuỷu bằng tay quay để máy số 1 ở ĐCT vào cuối kỳ nén và đầu kỳ nổ. Khi đó máy song hành máy 1 ở thời điểm cuối xả và đầu hút (cặp xu-páp của máy song hành máy 1 đều hé mở, còn cặp xu-páp của máy 1 đóng kín).

Chú ý : Khi quay trục khuỷu thì quan sát cặp xu-páp của máy song hành với máy 1 đang hé mở thì dừng lại (thời điểm xu-páp hút của máy song hành bắt đầu đi xuống).

Bước 7: Chia pu-ly đầu trục khuỷu thành các phần theo góc lệch công tác. Bước 8: Đưa căn lá đã chọn vào giữa đuôi xu-páp vào đầu cò mổ. Dùng tua-vít

vặn vít điều chỉnh vào đồng thời vừa xê dịch căn lá đến khi nào dịch chuyển căn lá thấy hơi nặng tay thì dừng lại.

 Chú ý: Khi điều chỉnh nên vặn vít điều chỉnh từ từ, mỗi lần vặn khoảng 1/8 vòng hoặc ít hơn để tránh gây hư hỏng thước lá.

Bước 9: Đưa thước lá ra ngoài, dùng tua-vít giữ cố định vít điều chỉnh, sau đó dùng cờ-lê vặn chặt đai ốc hãm lại.

 Chú ý: Khi hãm ốc, không được để vít điều chỉnh xoay đi sẽ làm khe hở nhiệt bị sai vị trí ban đầu khi điều chỉnh.

50

Bước 10: Sau khi điều chỉnh xong, ta phải kiểm tra lại khe hở nhiệt. Nếu khe hở nhiệt chưa đúng cần phải điều chỉnh lại.

Bước 11: Tiến hành điều chỉnh cho xu-páp còn lại theo trình tự như trên.

 Thay lọc nhiên liệu: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000km hoặc 2 năm. Lọc nhiên liệu có tác dụng loại bỏ các tạp chất trước khi nhiên liệu đi vào buồng đốt. Nếu lọc nhiên liệu không được thay thế định kỳ, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn làm giảm hiệu quả đốt cháy, ảnh hưởng đến công suất động cơ.

Hình 2.36 Quá trình tháo và thay lọc nhiên liệu

Quy trình thay lọc nhiên liệu động cơ:

Bước 1: Tắt máy và chuẩn bị dụng cụ.

Bước 2: Tiến hành tháo các đường ống dầu vào và ra của lọc nhiên liệu bằng cách nảy các khớp khóa lên.

Bước 3: Thay lọc nhiên liệu.

 Dùng tay ấn mạnh nắp vỏ lọc, đồng thời xoay nắp lọc ra theo chiều ngược kim đồng hồ và lấy lọc ra.

Bước 4: Thay lọc nhiên liệu mới và lắp lại các đường ống. Sau đó ON công tắc cho bơm nhiên liệu đầy đường ống dầu.

51

 Súc rửa và thay nước làm mát động cơ: Kiểm tra, bổ sung định kỳ sau mỗi 10.000km, thay thế định kỳ sau mỗi 40.000÷60.000km. Nước làm mát có tác dụng làm mát cho động cơ ô tô. Sau thời gian dài làm việc, nước làm mát ô tô dễ bị bẩn, biến chất, đống cận két nước và trên đường dẫn nước, do đó nên cần kiểm tra và thay thế định kỳ. Đối với dòng xe Ford Ranger sử dụng nước màu cam LLC (Long Life Cool) với dung tích 8 lít.

Hình 2.37 Châm dung dịch vệ sinh két nước làm mát động cơ

52

Hình 2.39 Châm nước làm mát động cơ mới

Quy trình thay nước làm mát động cơ:

Bước 1: Mở nắp bình chứa nước làm mát, tiến hành xả nước bằng cách tháo van xả dưới két nước làm mát động cơ.

 Lưu ý: Đeo bao tay cao su để tránh nước nóng làm bỏng da hoặc cho xe nghỉ đến khi nước nguội.

Bước 2: Tiến hành đổ nước trắng vào bình chứa cùng với dung dịch vệ sinh.

 Dùng tay bóp ống dẫn nước mát để tạo áp lực nước vào két. Bước 3: Tiến hành cho động cơ nổ không tải 30 phút, sau đó xả nước.

 Thực hiện 2 lần, mỗi lần 1/2 chai dung dịch vệ sinh.

 Khi xả hết nước vệ sinh két, sau đó đổ nước sạch vào bình chứa để nước chảy tự do ra khỏi két, như vậy sẽ giúp rửa sạch nước vệ sinh còn trong két nước làm mát động cơ.

Bước 4: Đổ nước làm mát mới vào két, đồng thời bóp ống dẫn nước mát để tạo áp lực nước vào két làm mát.

Bước 5: Nổ máy để động cơ chạy trong khoảng 15 phút và châm thêm nước làm mát, sau đó tiến hành kiểm tra rò rỉ.

53

 Thay dầu phanh: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 10.000km, thay thế định kỳ sau mỗi 2 đến 3 năm. Dầu phanh có tác dụng truyền lực giúp hệ thống phanh hoạt động. Tuy nhiên sau thời gian dài làm việc, dầu phanh thường bị nhiễm nước do đặc tính dễ hút ẩm, ngoài ra dầu cũng bị nhiễm bẩn do đó cần thay thế định kỳ.

Hình 2.40 Quá trình hút dầu phanh cũ ra

54

Quy trình thay dầu phanh:

Bước 1: Tắt máy và chuẩn bị dụng cụ.

 Khóa 10, bình hút dầu, dầu phanh 2 bình (500ml/bình).

Bước 2: Dùng bình hút dầu phanh hút dầu cũ trong bình chứa dầu phanh trên xe. Bước 3: Hút dầu phanh.

 Gấn ống hút dầu phanh tại vị trí van xả gió dưới cùm phanh.

 Mở van hút dầu của bình hút.

 Dùng khóa 10mm mở ốc van xả gió.

 Lưu ý: Khi đang hút dầu phanh, đồng thời châm dầu mới vào bình chứa dầu phanh. Khi châm được 1/2 bình dầu phanh thì khóa ốc xả gió lại. Bước 4: Tiến hành tương tự đối với các phanh còn lại.

Bước 5: Kiểm tra lại bằng cách chạy thử xe và thắng gấp.

 Thay nhớt vi sai: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000km. Nhớt vi sai có tác dụng bôi trơn, giảm lực ma sát cho hệ thống truyền động, vì vi sai luôn hoạt động trong tình trạng chịu tải lớn nên nhớt vi sai sẽ nhanh xuống cấp, do đó việc thay định kỳ là một điều cần thiết cho xe.

55

Hình 2.43 Quá trình bơm nhớt vi sai mới vào

Quy trình thay nhớt vi sai:

Bước 1: Cho xe vào cầu nâng và nâng gầm xe lên cao ngang đầu người thay. Bước 2: Dùng cần để mở tán châm nhớt và tiến hành xả nhớt vi sai.

 Sử dụng bình chứa nhớt cũ để chứa nhớt, tránh để nhớt tràn ra mặt sàn gây trơn trượt cho quá trình đi làm việc.

Bước 3: Sau khi xả xong khóa ốc xả nhớt lại, sau đó châm nhớt vi sai mới vào với cấp nhớt nhớt qui định là 75W-140.

 Dùng ống dẫn để bơm nhớt vào vi sai.

 Kiểm tra lượng nhớt vi sai bằng cách quan sát mực dầu ngang với vị trí chân bu-lông châm nhớt là nhớt đầy vi sai.

Bước 4: Kiểm tra lại và hạ cầu nâng.

Bước 5: Chạy thử xe, kiểm tra nếu nhớt hụt thì châm thêm.

 Thay dầu trợ lực lái: Trong hệ thống trợ lực tay lái thuỷ lực, dầu trợ lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lực đẩy thanh răng, để hỗ trợ vô lăng xoay chuyển theo ý muốn người lái. Nếu xe bị thiếu dầu trợ lực lái, hệ thống trợ lực sẽ bị ảnh

56

hưởng. Cụ thể khi này áp suất dầu không đạt đến mức cần thiết khiến lực đẩy không đủ dẫn đến hiện tượng tay lái trợ lực dầu bị nặng, trả lái chậm. Dầu trợ lực lái có tác dụng truyền lực đẩy thanh răng giúp vô lăng xoay chuyển nhẹ nhàng hơn.

Hình 2.44 Quá trình thay dầu trợ lực lái

Quá trình thay dầu trợ lực lái:

Bước 1: Xác định bình chứa dầu trong khoang động cơ.

Bước 1: Tháo bình chứa dầu trợ lực lái, sau đó tháo ống dầu hồi và nối ống ra bình chưa dầu cũ.

Bước 2: Nổ máy xe và thực hiện đánh lái để bơm dầu cũ ra ngoài bằng đường dầu hồi, đồng thời châm dầu mới vào khi đang xả dầu cũ.

 Lưu ý: Châm dầu trợ lực lái mới đến khi hết 1.2 lít thì ngưng đánh lái và gắn ống dầu hồi lại.

Bước 3: Gắn lại bình chứa dầu và đánh lái, sau đó bổ sung dầu vào bình chứa khi thấy mực dầu rút xuống.

57

 Thay nhớt hộp số: Thay thế định kỳ sau mỗi 40.000÷60.000km đồng thời cũng thay lọc nhớt hộp số. Nhớt hộp số có tác dụng bôi trơn, làm sạch, chống gỉ sét cho các chi tiết bên trong hộp số. Sau thời gian dài làm việc, nhớt hộp số sẽ bị bẩn và biến chất, độ nhớt không đảm bảo do đó cần thay thế định kỳ.

Hình 2.45 Quá trình tháo các-te hộp số và thay lọc nhớt

58

Quá trình thay nhớt hộp số và lọc nhớt hộp số (đối với xe hộp số tự động):

Bước 1: Cho xe vào cần nâng và nâng gầm xe lên cao ngang đầu người thay.

 Lưu ý: Trước khi xả nhớt cần phải làm nóng động cơ và hộp số. Bước 2: Xả nhớt cũ.

 Đối với dòng xe Ranger hộp số tự động thì không có bu-lông xả nhớt do đó khi xả nhớt phải dùng bình hút nhớt từ vị trí châm nhớt (que thăm nhớt), vị trí châm nhớt nằm trên hộp số.

Bước 3: Tháo các bu-lông giữ các-te nhớt và tiến hành tháo các-te xuống.

 Khi tháo các-te nên dùng máng hứng nhớt còn tồn động, tránh để nhớt tràn ra mặt sàn sẽ gây khó khăn trong quá trình bảo dưỡng.

Bước 4: Tháo lọc nhớt hộp số ngay hộp van điện từ.

Bước 5: sau khi lượng nhớt ở các-te được xả hết, tiếp tục xả nhớt biến mô.

 Cần phải cho xe nổ máy và vô số để lượng nhớt tồn động trong biến mô được đẩy hết ra ngoài.

 Sử dụng máng để hứng lượng nhớt còn lại.

Bước 6: Tiến hành vệ sinh các-te và bề mặt dưới của hộp van điện từ.

Bước 7: Gắn lọc nhớt hộp số mới vào vị trí ban đầu đã tháo, sau đó gắn các-te. Bước 8: Bơm nhớt hộp số mới vào bằng đường que thăm nhớt.

 Đối với dòng xe Ranger không có vị trí châm nhớt hộp số trong khoang động cơ, việc châm nhớt hộp số cần bình bơm nhớt từ bình bơm lên.

 Khi bơm nhớt mới vào đầy, người thứ 2 vận hành xe để nhớt được hút lên hộp số và vào biến mô, trong khi người châm nhớt tiếp tục châm cho đến khi tràn nhớt ra ngoài thì dừng lại và khóa bu-lông.

 Ford Ranger các phiên bản thay nhớt hộp số tự động khô 10,5 lít, hộp số tự động ướt 9 lít theo công bố nhà sản xuất Ford Việt Nam.

59

 Việc này giúp nhớt đi sâu và bám đều vào tất cả các chi tiết của hộp số. Sau đó sử dụng que thăm nhớt để kiểm tra mức nhớt lại một lần nữa. Bước 10: Chạy thử, khi nhiệt độ dầu khoảng 800C là lúc thăm nhớt chính xác nhất.

 Nếu thiếu nhớt hộp số bạn cần châm thêm, còn nếu thừa nhớt hộp số tốt nhất cần xả bớt về mức tiêu chuẩn.

 Tra mỡ tại vị trí giới hạn thước lái: Sau 60.000km tại vị trí giới hạn sẽ khô mỡ do đó sẽ gây ra hiện tượng kêu khi đánh hết lái, vì vậy nên tra thêm mỡ để đánh lái khi chạm giới hạn sẽ êm dịu hơn.

Hình 2.47 Tra mỡ tại vị trí giới hạn lái 2.3.6 Bảo dưỡng cấp cao (80.000÷100.000km)

Bảo dưỡng cấp 5 tiến hành khi xe đã đi được 80.000÷100.000km hoặc sau 4 đến 5 năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước, khi đó tiến hành thay thế các linh kiện xuống cấp. Đồng thời cũng áp dụng khi bảo dưỡng xe ô tô cũ ở mốc 4 đến 5 năm hay 9 đến 10 năm. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 5 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng như cấp 4.

 Kiểm tra, thay đai truyền động trục cam nếu đã xuống cấp: Thay thế định kỳ sau mỗi 100.000km. Dây đai cam giúp kết nối bánh đà trục cam và trục khuỷu để tạo

60

nên sự chuyển động đồng bộ và ăn khớp với nhau. Sau thời gian dài làm việc, dây đai cam thường bị mòn, rạn nứt, do đó cần thay thế định kỳ.

 Kiểm tra các dây đai trên động cơ, thay thế nếu đã xuống cấp: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 100.000km (thay thế nếu cần). Dây đai truyền động giúp động cơ dẫn động cho hệ thống điều hoà, bơm két nước, bơm trợ lực lái, máy phát điện. Sau thời gian dài làm việc, dây đai dễ bị mòn, nứt,… do đó cần kiểm tra định kỳ để thay thế kịp thời khi bị xuống cấp.

Hình 2.48 Kiểm tra dây đai truyền động

Quy trình thay thế dây đai truyền động:

Bước 1: Tắt máy xe và mở khoang động cơ.

Bước 2: Tháo tăng đưa dây đai, tiến hành tháo dây ở máy nén lạnh, tháo lỏng đai ốc và tháo dây ra khỏi pu-ly.

Bước 3: Thay dây mới luồng qua phần trống của quạt và gắn vào trong khi cân chỉnh các rãnh của nó với pu-ly máy phát và pu-ly cốt máy.

 Lưu ý: khi thay nên đánh dấu lại vấu cam, vì trong quá trình thay có thể va chạm trục cam làm lệch thứ tự thì nổ.

Bước 4: Tăng dây đai truyền động nằm trong phạm vi tiêu chuẩn, rồi gắn vào máy nén lạnh là xong.

61

 Vệ sinh bướm ga: Vệ sinh định kỳ sau 100.000km, theo thời gian dài hoạt động bướm ga có thể đóng cặn đây là một sản phẩm tự nhiên trong buồng đốt động cơ. Điều này có thể làm cho chế độ cầm chừng của động cơ thấp, không ổn định hoặc khó khởi động do đó cần vệ sinh định kỳ.

Hình 2.49 Quá trình vệ sinh bướm ga

Quy trình vệ sinh bướm ga:

Bước 1: Tháo cọc bình ắc-quy.

 Tháo cọc âm (-) ắc-quy và dùng khăn quấn cọc lại.

Bước 2: Tháo nắp bộ lọc khí, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp. Bước 3: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga.

 Hầu hết kết nối này được giữ cố định bởi một kẹp ống. Bước 4: Làm sạch bướm ga.

 Sử dụng dung dịch vệ sinh bướm ga có trên thị trường.

 Phun chất làm sạch bướm ga xung quanh thân bướm ga, để cho chất làm sạch ngấm trong một hoặc hai phút bên ngoài. Sau đó xịt chất làm sạch lên khăn và làm sạch bên trong thân bướm. Bắt đầu lau phần vỏ bên trong

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)