Bảo dưỡng cấp 3 (20.000÷30.000km)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 43 - 50)

Trong đợt bảo dưỡng này xe ô tô sẽ được các thợ kỹ thuật tiến hành thay lọc gió động cơ và lọc hệ thống lạnh. Đồng thời, các kỹ thuật viên cũng sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát các chi tiết khác của xe để đảm bảo xe vẫn đang vận hành tốt, nếu cần thay thế sẽ thực hiện lắp đặt ngay khi được sự đồng ý của khách hàng.

Bảo dưỡng cấp 3 tiến hành khi xe đã đi được 20.000÷30.000km hoặc sau 1 năm tuỳ theo trường hợp nào đến trước. Các hạng mục bảo dưỡng cấp 3 ô tô bao gồm:

 Các hạng mục bảo dưỡng cấp 2.

 Thay lọc gió động: Thay thế định kỳ sau mỗi 20.000÷30.000km. Lọc gió động cơ có tác dụng loại bỏ bụi bẩn trong không khí trước khi không khí đi vào buồng đốt. Nếu lọc gió không được thay thế định kỳ thì lọc có thể bị tắc nghẹt do bám nhiều bụi bẩn. Điều này gây cản trở không khí đi vào buồng đốt và ảnh hưởng đến tỉ lệ hoà khí gây thất thoát công suất động cơ.

Hình 2.25 Thay lọc gió động cơ mới

 Thay lọc gió hệ thống lạnh: Nhiệm vụ lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, thậm chí là ở khoang máy vào trong khoang nội thất bên trong xe, trong quá trình lấy gió ngoài, bụi bẩn bám vào màng lọc làm giảm đi lượng gió, không khí lấy từ ngoài vào sinh ra rất hại hệ thống điều hòa làm mát của xe. Do đó nên thay lọc điều hòa định kỳ sau 20.000km.

42

Hình 2.26 Thay lọc gió hệ thống lạnh mới

 Vệ sinh động cơ: Bằng dung dịch xúc rửa động cơ chuyên dụng đổ trực tiếp dung dịch vào tại vị trí nắp nhớt và cho xe chạy không tải 15 phút sau đó xả nhớt máy. Việc xúc rửa động cơ định kỳ sẽ giúp loại bỏ cận bẩn hay mạc kim loại còn bám trong máy và giúp động cơ bền theo thời gian.

Hình 2.27 Châm dung dịch xúc rửa động cơ

 Vệ sinh buồng đốt động cơ: Khi vận hành, động cơ sẽ đốt cháy một lượng nhiên liệu nhất định, quá trình này sinh ra khí bụi carbon ở thể rắn. Theo thời gian, khí bụi này sẽ phủ kín buồng đốt và đầu kim phun nhiên liệu, ảnh hưởng tới hiệu suất

43

động cơ. Để duy trì công suất vận hành cho động cơ, người dùng cần thường xuyên vệ sinh buồng đốt ô tô. Để vệ sinh buồng đốt một cách nhanh chống, với Ford thì sử dụng máy vệ sinh buồng đốt chuyên dụng.

Hình 2.28 Vệ sinh buồng đốt động cơ bằng máy Carbon Cleaning

Quy trình vệ sinh buồng đốt động cơ bằng máy Carbon Cleaning:

Bước 1: Khởi động xe khoảng 10 phút, sau đó tắt động cơ.

Bước 2: Kẹp cực dương (+) và cực âm (-) lần lược vào bình ắc-quy trên xe. Bước 3: Gắn ống tạo khí từ máy vệ sinh vào vị trí co gió nạp và đặt trước buồng

khí nạp của động cơ.

Bước 4: Khởi động lại xe, cài đặt thời gian xử lý 45 phút tại vị trí bảng điều khiển của máy vệ sinh. Yêu cầu động cơ xe luôn nổ.

Bước 5: Cách 15 phút tiến hành đạp chân ga 3 đến 4 lần (mỗi lần đạp ga từ 3000 đến 3500 Vòng/phút).

Bước 6: Khi hết thời gian xử lý, 3 bảng hiển thị trên màng hình thiết bị sẽ tự động tắt và sau đó tắt động cơ.

Bước 7: Thu và đặt ống tạo khí đúng vị trí, kẹp kèm cực âm (-) và cực dương (+) tại vị trí phía sau thành máy vệ sinh.

44

 Vệ sinh kim phun: Sử dụng dung dịch vệ sinh kim phung bằng cách đổ dung dịch trực tiếp vào thùng nhiên liệu, vệ sinh định kỳ sau mỗi 20.000km. Kim phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu để tạo ra sự cháy bên trong buồng đốt. Sau thời gian dài làm việc, kim phun thường bị bám nhiều muội than và cặn bẩn, do đó cần vệ sinh kim phun nhiên liệu định kỳ.

Hình 2.29 Châm dịch vệ sinh kim phun vào bình nhiên liệu

 Kiểm tra gầm và siết chặt các bu-lông đai ốc: Kiểm tra bu-lông tại những vị trí chịu lực và dẫn động dưới gầm xe và thực hiện siết lực lại.

45

Hình 2.31 Thực hiện siết lại các bu-lông

 Kiểm tra, điều chỉnh phanh dừng: Kiểm tra định kỳ sau mỗi 20.000÷40.000km, hệ thống phanh dừng giúp cố định khi xe dừng. Phanh dừng tuy chịu tải ít hơn phanh chân nhưng hoạt động nhiều hơn nên cũng cần kiểm tra và điều chỉnh định kỳ.

Hình 2.32 Vị trí điều chỉnh phanh dừng

Quy trình điều chỉnh phanh dừng (phanh tang trống):

Bước 1: Cho xe vào cầu nâng và nâng xe cách mặt sàn khoảng 5cm. Bước 2: Tiến hành tháo bánh xe bằng súng hơi bắn bu-lông.

46

Bước 3: Tháo vít cố định tang trống và di chuyển tang trống ra khỏi moay-ơ. Bước 4: Thực hiện điều chỉnh phanh dừng.

 Dùng tua-vít đầy dẹp vận bộ điều chỉnh sao, xoay nó theo hướng ngược kim đồng hồ. Đối với xe Ford Ranger chỉ cần xoay 1 đến 2 vòng khi muốn điều chỉnh phanh dừng.

Bước 5: Định tâm má phanh.

 Khi bộ điều chỉnh sao đã được rút ngắn, nên cần phải di chuyển guốc phanh xung quanh để vừa với trống. Guốc phanh di động trên tấm đệm để chúng có thể tự định tâm vào trống.

Bước 6: Lắp tang trống phanh và bánh xe lại.

 Kiểm tra áp suất hệ thống lạnh và bổ sung gas lạnh: - Áp suất từ đường ống thấp áp: Từ 1.5 đến 2.5 kgf/cm2. - Áp suất từ đường ống cao áp: Từ 13 đến 15 kgf/cm2.

47

Hình 2.34 Bảng điều khiển máy đo áp suất

Quy trình kiểm tra áp suất hệ thống lạnh:

Bước 1: Nổ máy, tiến hành gắn van thấp áp và cao áp tương ứng vào xe. Bước 2: Mở van đo áp trên bảng điều khiển.

Bước 3: Bật công tắc A/C, bật công tắc gió ở vị trí HI.

 Cho động cơ hoạt động khoảng 10 phút và tiến hành kiểm tra áp suất trên đồng hồ hiển thị .

 Áp suất từ đường ống thấp áp: Từ 1.5 đến 2.5 kgf/cm2 là đạt tiêu chuẩn.

 Áp suất từ đường ống cao áp: Từ 13 đến 15 kgf/cm2 là đạt tiêu chuẩn.

Quy trình nạp thêm gas cho hệ thống lạnh (các bước đầu tương tự quá trình kiểm tra áp suất):

Bước 4: Nạp gas cho máy bằng cách kết nối bình gas với đường ống cao áp trên máy kiểm tra, sau khi nạp gas cho máy xong tháo đường ống.

Bước 5: Cài đặt trên máy kiểm tra lượng gas cần nạp cho dàn lạnh, với áp suất tiêu chuẩn sau đó tiến hành khởi chạy.

48

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)