Các trường hợp bảo dưỡng khác

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 66 - 70)

Vì xe Ford Ranger là dòng xe bán tải chuyên đi off-road và chuyên chở hàng hóa, đối với các trường hợp xe di chuyển trong những địa hình khắc nghiệt và phải hoạt động với cường độ cao nên việc hư hỏng là không tránh khỏi, do đó chủ xe nên kiểm tra định kỳ các bộ phận truyền độ động và khung gầm, việc kiểm tra như vậy sẽ giúp tránh được những hư hỏng nặng đối xe.

Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống dẫn động ô tô:

 Kiểm tra trục các-đăng:

 Kiểm tra động công vênh của trục.

 Kiểm tra hư hỏng ổ bi treo trục.

 Kiểm tra ổ bi các khớp chử thập.

 Kiểm tra cầu chủ động:

 Kiểm tra chất lượng của nhớt bôi trơn, lượng nhớt.

 Kiểm tra cụm bánh răng vi sai

 Kiểm tra rò rỉ dầu, đòn dẫn động, khớp nối.

 Các lỗi hệ thống dẫn động thường gặp: Khớp cầu/khớp trụ bị mòn/rơ lỏng, đòn dẫn động bị biến dạng, dầm cầu dẫn hướng biến dạng.

65

Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống treo ô tô:

 Kiểm tra độ rơ rô-tuyn thanh cân bằng, rô-tuyn trụ.

 Kiểm tra cao su gối đỡ.

 Kiểm tra bộ phận đàn hồi, lò xò giảm xóc.

 Kiểm tra và thêm dầu bôi trơn (nếu cần).

 Các lỗi hệ thống treo ô tô thường gặp: Đai ốc bị lỏng/mòn, gối đỡ cao su bị mòn, giảm chấn hỏng, nhíp hỏng/gãy, thanh giằng bị biến dạng, giảm xóc bị cứng.

Hình 2.52 Kiểm tra hệ thống treo

Các hạng mục bảo dưỡng hệ thống lái ô tô:

Bảo dưỡng hệ thống lái

 Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ góc của vô lăng lái.

 Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ hướng kính của vô lăng lái.

 Kiểm tra và điều chỉnh dây đai truyền động bơm trợ lực lái.

 Kiểm tra độ rơ của bạc và chốt chuyển hướng.

66 Bảo dưỡng cơ cấu lái

 Thêm dầu bôi trơn cho cơ cấu lái (nếu cần).

 Xiết chặt các mối lắp ghép của cơ cấu lái.

 Điều chỉnh độ rơ của bộ truyền động cơ cấu lái.

 Thay các phốt chắn dầu (nếu cần).

Bảo dưỡng trợ lực lái

 Thay dầu trợ lực lái.

 Kiểm tra và bảo dưỡng bơm trợ lực (nếu cần).

 Các lỗi hệ thống lái ô tô thường gặp: Hộp lái bị bẩn, dẫn động lái bị mòn, khớp cầu cơ cấu dẫn động bị mòn khuyết, thiếu dầu bôi trơn, góc đặt bánh xe lệch, gioăng đệm bị hỏng, bơm trợ lực lái bị lỗi.

67

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Sau thời gian 2 tháng thực tập tại Công ty Cổ phần ô tô Phú Mỹ (chi nhánh An Phú), được sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ ban giám đốc, quản lý và các anh chị trong công ty. Em đã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với công việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và giúp em nắm rõ hơn về công việc thực tế ngành ô tô như:

 Quy trình vận hành của một hãng xe ô tô.

 Quy trình bảo dưỡng ô tô định kỳ (từ khâu tiếp nhận xe đến trả xe).

 Quy trình tháo lắp các chi tiết trên xe.

 Học được cách sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng.

 Tìm hiểu được nhiều tài liệu liên quan đến công việc sửa chữa.

 Được tiếp thu nhiều kiến thức thực tế từ các kỹ thuật viên.

 Học hỏi được tác phong làm việc tại công ty.

 Biết được cách thức quản lý hoạt động của một bộ phận dịch vụ.

Trên cơ sở lý thuyết được học tại trường và áp dụng thực tế tại công ty thực tập đã giúp em giải quyết nhanh những vấn đề liên quan đến công việc bảo dưỡng và sửa chửa ô tô. Đồng thời qua quá trình thực tập tại công ty em đã được học hỏi, trao dồi nhiều kiến thức mới mà em chưa được tìm hiểu, qua đó đã giúp em cũng cố và đúc kết cho mình nhiều kiến thức hơn. Và đây cũng là hành trang vững chắc cho trên con đường học vấn và làm việc sau này.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trang web: https://otomydinhthc.com/bao-duong-dinh-ky-xe-ford-ranger/. [2] Trang web: https://www.ford.com.vn/owner/service-and-maintenance/plan/. [3] Trang web: https://www.danhgiaxe.com/bao-duong-ford-ranger-tai-10000-km/. [4] Châu Ngọc Thạch, Kỹ Thuật Chuẩn Đoán – Sửa Chữa Ô Tô.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (hoàn thiện) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)