Rào cản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THẢO LUẬN Đề tài 1: Vận dụng rào cản kĩ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của Việt Nam (Trang 28 - 30)

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

PHẦN II : CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2. Phân tích các loại rào cản kỹ thuật nhằm bảo hộ ngành ôtô Việt Nam

2.2.2.3. Rào cản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

- Nghị định 116/2017/NĐ-CP về quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô

- Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Điều 7. Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

a. Cơ sở vật chất:

- Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

- Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

b. Người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu 05 năm.

c. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

29

d. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.

e. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 15. Điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

a. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

b. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Nhận xét: Đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, những quy định mới trong nghị định đều rất chặt chẽ như: Phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. Khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô, doanh nghiệp sẽ phải duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP.

Theo quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, các đơn vị nhập khẩu phải chứng minh được nhà sản xuất ủy quyền việc triệu hồi xe. Nếu xét trên thực tế điều này sẽ chỉ những nhà nhập khẩu chính hãng mới làm được. Mỗi lần nhập khẩu cũng chỉ như một kênh phân phối của thương hiệu đó tại Việt Nam chứ không thể coi như được ủy quyền như nghị định yêu cầu.

30

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THẢO LUẬN Đề tài 1: Vận dụng rào cản kĩ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của Việt Nam (Trang 28 - 30)