Rào cản về việc kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THẢO LUẬN Đề tài 1: Vận dụng rào cản kĩ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của Việt Nam (Trang 32 - 36)

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

PHẦN II : CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2. Phân tích các loại rào cản kỹ thuật nhằm bảo hộ ngành ôtô Việt Nam

2.2.2.5. Rào cản về việc kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

33

Căn cứ vào Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT, ban hành Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 sửa đổi bổ sung ngày ngày 05 tháng 02 năm 2020: Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu

Điều 5. Nội dung kiểm tra, thử nghiệm ô tô nhập khẩu

1. Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định, cụ thể như sau:

b) Về thực tế: thực hiện kiểm tra đối với xe được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. Nội dung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Nhận xét: rõ ràng rằng không phải bất cứ chiếc ô tô nào cũng có thể nhập về Việt Nam nữa. Nếu ô tô đã qua sử dụng sẽ cần phải có hệ thống khí thải tốt từ các quốc gia phát triển như EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. Rào cản kĩ thuật, nếu ô tô gây ô nhiễm môi trường nhiều sẽ không được nhập về Việt Nam

Đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định,

b) Về thực tế: kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng xe trong lô xe nhập khẩu theo hồ sơ đăng ký kiểm tra; kiểm tra tính đồng nhất của các xe thực tế cùng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu; lấy ngẫu nhiên mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu để đối chiếu các thông số kỹ thuật của xe thực tế với nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra.

d) Thử nghiệm khí thải: thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 86: 2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới” (trừ phép thử bay hơi).

34

đ) Thử nghiệm chất lượng an toàn kỹ thuật: thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 09:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô”; QCVN 10:2015/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ôtô khách thành phố”; QCVN 82:2014/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng” và các quy định của pháp luật hiện hành (trừ thử nghiệm các linh kiện: gương chiếu hậu, kính, đèn chiếu sáng phía trước, lốp, vành hợp kim, vật liệu chống cháy, kết cấu an toàn chống cháy).

Điều 6. Trình tự, cách thức thực hiện

Trước khi nhập khẩu về Việt Nam cần kiểm tra xe, thử nghiệm rất nhiều mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại để xem xét cấp chứng chỉ chất lượng về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định.

Theo điểm b điều 6: cấp chứng chỉ chất lượng và được phép nhập khẩu các ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu có ít nhất một trong hai kết quả thử nghiệm về khí thải và kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn không đạt yêu cầu theo quy định; ô tô đã qua sử dụng có kết quả kiểm tra thực tế không đạt hoặc không được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam.

Nhận xét: Việt Nam càng ngày càng nâng cao hơn tiêu chuẩn kĩ thuật của mình về khí thải hiện hành ít nhất bằng tiêu chuẩn khí thải bằng các quốc gia phát triển như EU, G7.... Việc gia nhập thị trường cạnh tranh bằng giá rẻ của các hãng ô tô nước ngoài nhưng không đáp ứng độ khí thải bảo vệ môi trường sẽ bị không cho phép hoặc cấm nhập khẩu. Rào cản này cũng góp phần bảo vệ ngành ô tô trong nước. Bên cạnh đó Việt Nam cũng rất lưu tâm về việc kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 đảm bảo mới có thể nhập khẩu vào Việt Nam.

35

Căn cứ vào NGHỊ ĐỊNH Số: 116/2017/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017 sửa đổi bổ sung năm 2020: Quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng ô tô

Điều 6. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu

2. Đối với ô tô nhập khẩu:

a) Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu

- Khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; - Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Trường hợp mẫu ô tô được kiểm tra, thử nghiệm không đáp ứng các quy định về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu đó;

- Ô tô nhập khẩu có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận.

b) Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu

- Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải là ô tô đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam;

36

- Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định;

- Khi tiến hành thủ tục kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.

Nhận xét: đối với cả ô tô đã qua sử dụng và chưa qua sử dụng khi nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam đều phải thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt và việc kiểm tra chất lượng cũng như hệ thống khí thải đạt chuẩn mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Rõ ràng rằng Việt Nam khi tham gia các hiệp định mậu dịch tự do mức thuế giảm dần về 0%. Thì giờ đây việc áp dụng rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng lắp ráp, môi trường là điều cần thiết để bảo hộ ngành ô tô trong nước hiện nay. Các hãng ô tô muốn cạnh tranh về tối thiểu hóa chi phí sản xuất bằng cách bỏ qua vấn đề hệ thống khí xả thải ô nhiễm môi trường hoặc tiêu chuẩn chất lượng không đặt chuẩn ISO 9001/2015 sẽ không được gia nhập thị trường, không được cấp phép xuất khẩu vào Việt Nam. điều này cũng giảm thiểu mức độ cạnh tranh về giá bảo hộ ngành ô tô non trẻ trong nước hiện nay.

2.3. Kết quả đạt được của Việc áp dụng rào cản kĩ thuật đặc biệt thông qua nghị định 116 trong bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THẢO LUẬN Đề tài 1: Vận dụng rào cản kĩ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)