PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
PHẦN II : CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3. Kết quả đạt được của Việc áp dụng rào cản kĩ thuật đặc biệt thông qua nghị định
Nghị định 116 ban hành năm 10/2017 nhằm giúp ngành ô tô Việt Nam có nhiều khởi sắc, đã nhiều lần được khẳng định là nhằm phát triển ngành ôtô Việt Nam. Đằng sau các quy định chặt chẽ, các tiêu chuẩn cao là những cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp có tâm huyết phát triển công nghiệp ôtô thực sự, làm ăn bài bản, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo việc làm.
Sau tất cả những nỗ lực, khi Việt Nam không thể sử dụng hàng rào thuế quan, việc đẩy mạnh dử dụng hàng rào phi thuế quan đặc biệt là hàng rào kĩ thuật đã mang lại nhiều lợi ích. Và đặc biệt là sau nghị định 116/2017
37
1. Tăng giá bán mặt hàng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc, giảm sức cạnh tranh ô tô nội với ô tô nước ngoài
Nghị định 116/2017 đã siết chặt nhập khẩu ô tô vào Việt Nam, nhiều quy định được ban hành nghiêm ngặt hơn, khi có các quy trình kiểm tra cũng như yêu cầu về kĩ thuật, bảo vệ môi trường, giấy tờ nhập khẩu, kiểm tra chất lượng xe đạt đúng tiêu chuẩn thì chắc chắn thời gian và chi phí sẽ tăng lên, từ đó cũng tăng giá xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Honda CR-V 2018 NK hồi cuối năm 2017 sẽ không được áp dụng thuế NK 0% và giá bán cho phiên bản cao cấp nhất là 1,256 tỷ đồng, cao hơn dự kiến hơn 150 triệu đồng. Một đối thủ cạnh tranh mạnh với Honda CR-V trong phân khúc xe thể thao đa dụng trước đây là Mazda CX-5 trong tháng 1 này cũng tăng giá nhẹ so với năm 2017, mức tăng từ 10-30 triệu đồng.
Nhiều mẫu xe ô tô khác tuy không tăng giá bán trực tiếp nhưng lại bị cắt giảm ưu đãi, khiến giá bán thực tế năm 2018 cao hơn năm 2017. Chẳng hạn, mẫu bán tải Ford Ranger hiện không còn được hưởng các ưu đãi, khiến giá xe trở về mức giá cũ từ 660- 870 triệu đồng từ tháng 12/2017. Còn Toyota Fortuner bản thấp nhất vẫn duy trì mức giá niêm yết 1,1 tỷ đồng từ đầu năm 2017 đến nay. Nhưng nếu mua xe vào thời điểm này, khách hàng còn phải chi thêm 100 - 150 triệu đồng cho các đại lý.
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2017, toàn thị trường ô tô đạt doanh số 278,600 xe (bao gồm các dòng xe du lịch, xe tải, xe khách/bus và một số loại xe khác), giảm khoảng 9.3% so với năm 2016. Trong đó, các sản phẩm xe du lịch chiếm tỷ trọng 62% (tương đương với 173,485 xe), giảm 9.9% so với năm 2016; các dòng xe tải, xe khách/bus chiếm gần 35% (khoảng 99,082 xe) trong cơ cấu xe bán ra trong năm 2017.
Ngoài ra, năm 2017 cũng là năm chứng kiến sự ra đời của một số chính sách quan trọng có tính chất bước ngoặt của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, trong đó phải kể đến Nghị định 116 và Nghị định 125. Các chính sách trên đều hướng tới mục đích mang lại một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch và khuyến khích việc phát triển
38
ngành công nghiệp ô tô trong dài hạn đã tác động tới định hướng phát triển của các hãng xe trong ngắn hạn (giai đoạn 2017 – 2020) và dài hạn đến năm 2035.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy khi ban hành nghị định doanh số bán xe năm 2017 giảm hẳn so với các năm trước, và 2018 doanh số bán xe cũng không vượt kì vọng như mong đợi dù khi mức thuế giảm về 0%. Bên cạnh đó xe Việt Nam chủ yếu là ngoại nhập từ đó chứng tỏ một điều nghị định 116 đã mang lại kết quả khá lạc quan trong bảo hộ ngành sản xuất ô tô nước nhà.
Nhận xét: Khi tăng được giá bán ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam thì tất nhiên doanh nghiệp lắp ráp sản xuất ô tô nội địa sẽ có lợi thế hơn. Khuyến khích doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào phát triển ô tô lâu dài và bền vững tại Việt Nam.
2. Giảm sản lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam
Sau khi nghị định 116 vào tháng 10/2017 thì, vào Quý I/2018, nhiều mẫu xe nhập khẩu phổ biến như Toyota Fortuner, Honda CR-V, Honda Civic hay Ford Ranger đều sẽ không thể về nước như dự kiến. Nhiều khách hàng phản ánh họ bất ngờ bị huỷ đơn đăng ký mua xe nhập khẩu. Đại diện Ford Việt Nam xác nhận, đã có yêu cầu các đại lý
39
ngưng nhận đặt hàng hai mẫu xe Ford Ranger và Explorer vì hãng chưa có đủ nguồn cung. Do đó, trong quý I/2018, hàng sẽ khan hiếm và chưa thể dám chắc được các mẫu xe này được nhập về thế nào trong quý II hay quý III/2018.
Toyota Việt Nam cũng dự báo, nhiều loại xe nhập khác cũng bị ảnh hưởng, lớn nhất là các mẫu xe Fortuner, Yaris và Wigo. Thực tế, nhiều đại lý Toyota đã phải đàm phán lại với khách đặt các mẫu xe mới, do không thể đảm bảo trước thời gian chính xác xe được thông quan. Nhiều hãng xe khác như Chevrolet, Mitsubishi có nguồn xe nhập từ Thái Lan cũng bị ảnh hưởng vì phải bổ sung thêm nhiều giấy tờ mới.
Lượng nhập khẩu xe nguyên chiếc trong tháng đầu năm tại Việt Nam cũng đã rơi "thảm khốc", về mức thấp kỷ lục. Tính đến 15/2/2018, nhập khẩu ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ chỉ là 32 chiếc với trị giá 1,1 triệu USD. Trong tuần nghỉ Tết Nguyên đán, cũng chỉ có 1 chiếc ôtô dưới 9 chỗ được nhập khẩu.
Nhận xét: Khi số lượng ô tô giảm, thì doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước cũng giảm được tính cạnh tranh, người tiêu dùng nếu muốn mua xe cũng có thể sẽ nghiêng nhiều về mua xe sản xuất lắp ráp trong nước vì lượng nhập khẩu không nhiều.
3. Tạo thị trường cạnh tranh bình đẳng tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng
Tại Nghị định 116, DN nhập khẩu ôtô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô nhập khẩu được được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài từ ngày 1.1.2018. Đa số các DN đều không thể tìm được bất kỳ một giấy chứng nhận kiểu loại nước ngoài nào phù hợp với thông số kỹ thuật của các xe ôtô nhập vào Việt Nam. Việc định nghĩa “riêng có” này theo nhiều chuyên gia là “không phù hợp với xu hướng hội nhập thế giới”, vì sẽ khó tìm được nhà sản xuất nào đáp ứng được yêu cầu nêu trên, cũng như siết chặt các hoạt động nhập khẩu, tạo thuận lợi cho DN sản xuất lắp ráp trong nước.
Theo PGS-TS Phạm Bích San - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tư vấn và Phát triển - nhận định: “Xu hướng những người bắt đầu có điều kiện và có hiểu biết đang tăng dần, họ sẽ mong muốn có được một cuộc sống chất lượng. Để tạo cạnh tranh tự do, thị
40
trường cần có cả xe sản xuất lắp ráp và xe nhập khẩu, lựa chọn xe nào là quyết định của NTD.
Tôn trọng quyền lợi NTD là vấn đề tối quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong dài hạn. Một thị trường có sự cạnh tranh bình đẳng, đặt quyền lợi của NTD lên trên mới có thể phát triển bền vững, lâu dài. “Bởi lẽ trên thị trường một khi có nhiều đơn vị kinh doanh cùng một mặt hàng, dù SXLR hay NK, thì thị trường sẽ cạnh tranh hơn. Từ đó giá cả, phí dịch vụ cũng sẽ tốt hơn và người tiêu dùng được nhiều lựa chọn hơn”.
Bên cạnh đó, việc LRSX hay NK nên là vấn đề của thị trường, nghĩa là sự điều tiết mối quan hệ của nhà sản xuất và NTD, chứ không nên là của người làm luật. Để ngành công nghiệp ôtô Việt Nam tiệm cận thế giới và thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế toàn diện của Chính phủ, cần tuân thủ những khái niệm, chuẩn mực quốc tế đã ban hành. “Nếu chúng ta hiện thực hoá được chính sách xe hơi phục vụ người Việt sớm ngày nào thì tốt hơn ngày đó, và tôi rất hy vọng Chính phủ có thể tạo được bứt phá nào đó, nhất là khi Chính phủ kiến tạo là chủ trương lớn từ người đứng đầu Chính phủ”. Ông Phạm Bích San phát biểu.
Trong bối cảnh Chính phủ đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư theo cam kết hội nhập và các hiệp định tạo thuận lợi thương mại, với sự vào cuộc của cả Chính phủ lẫn các nhà SXLR và NK ôtô hàng đầu, việc sớm có được lộ trình hợp lý đối với việc phổ cập, “bình dân hóa” phương tiện giao thông văn minh (ôtô) cho người dân Việt Nam, cho phép các doanh nghiệp ôtô nói riêng và nền kinh tế nói chung có được “kim chỉ Nam” là cần thiết. Xuất phát điểm và mục tiêu tối thượng là đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo hợp lực và là nền tảng bảo đảm cho Việt Nam tiếp tục phát triển và hội nhập hiệu quả và bền vững hơn.
Nhận xét: khi tiêu chuẩn chất lượng cũng hạn mức khí thải động cơ được áp dụng cũng như bảo vệ người tiêu dùng, cho người tiêu dùng lựa chọn về chất lượng ô tô chọn lọc.
41
Khi nghị định 116 ban hành nhiều doanh nghiệp ô tô trong nước đã đồng ý tích cực dù phải chi một khoản đầu tư lớn cho hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy phát triển lâu dài.
Trường Hải và Hyundai Thành Công đều đã triển khai kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp các dòng xe du lịch Mazda, Hyundai với sản lượng ước tính 100.000/năm. Nhà máy sản xuất, lắp ráp xe buýt đầu tiên tại Việt Nam của Trường Hải cũng mới được khánh thành, được xem là nhà máy xe Bus lớn nhất Đông Nam Á.
Nhiều dòng xe du lịch hiện đã được đưa vào lắp ráp thay vì nhập khẩu như các model của Peugeot, Hyundai Santa Fe hay Hyundai Grand i10. Giá bán các mẫu xe cho năm 2018 cũng được Trường Hải và Hyundai Thành Công công bố sớm với mức giảm hàng chục triệu đồng cũng tạo điều kiện cho người tiêu dùng sở hữu xe sớm với mức giá hợp lý.
Ông Nguyễn Hùng Minh, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết Trường Hải hoàn toàn đồng thuận với Nghị định 116 dù doanh nghiệp sẽ phải chi hàng nghìn tỷ đồng đầu tư thêm. Với việc bảo vệ lợi ích tối đa của người tiêu dùng, Thaco đang đầu tư lớn cho trang thiết bị, đường thử xe, cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, … đáp ứng quy định tại Nghị định 116.
Theo ông Minh, Nghị định 116 đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn, tạo ra sản lượng đủ lớn nhằm tăng dung lượng thị trường cho ngành công nghiệp ô tô nội địa, tăng nội địa hoá. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và an toàn môi trường; bảo đảm nghĩa vụ, trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc bảo hành, triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật và thu hồi sản phẩm thải bỏ. Thiết lập cơ chế hợp lý và có hiệu quả để hạn chế tối đa các sản phẩm kém chất lượng tham gia lưu thông trên thị trường.
“Nghị định 116 cho thấy Chính phủ đã tỏ rõ quyết tâm cùng doanh nghiệp hành động để đưa ra những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn trong ngành công nghiệp ô tô. Thaco hoàn toàn đồng thuận và mong muốn cùng Chính phủ phát triển ngành sản xuất ô tô trong nước thành ngành kinh tế chủ lực, hướng đến xuất khẩu”, đại diện Thaco cho hay.
42
Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Tập đoàn Thành Công (Hyundai Thành Công) cho rằng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là vấn đề tối quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong dài hạn.
Cũng theo ông Lê Ngọc Đức, Nghị định 116 rất công bằng, tạo sân chơi bình đẳng, các doanh nghiệp nội hay ngoại đều phải đáp ứng điều kiện như nhau.
“Nếu cho là doanh nghiệp nội địa được ưu đãi thì doanh nghiệp FDI hãy đầu tư, phát triển sản xuất tại Việt Nam để cũng nhận được các ưu đãi này, thay vì chỉ đơn giản nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ nước ngoài về để bán cho nhanh và kiếm lợi nhuận”, ông Đức thẳng thắn.
Thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cụ thể như, năm 2018, sản lượng xe sản xuất, lắp ráp của Huyndai Thành Công và Thaco Trường Hải là gần 145 nghìn xe, chiếm 45,7% tổng lượng xe lắp ráp và nhập khẩu. Cập nhật 6 tháng năm 2019, hai doanh nghiệp trên đã sản xuất lắp ráp hơn 81,5 nghìn xe, tăng 10,8% về lượng và chiếm 40% tổng lượng xe lắp ráp và nhập khẩu.
Như vậy việc xây dựng rào cản kĩ thuật đặc biệt qua nghị định 116 giờ đây như đã nhìn thấy hiệu quả, doanh nghiệp FDI nếu muốn phát triển tại Việt Nam thì hãy đầu tư nhà máy tại Việt Nam, hoặc liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hoặc đầu tư dài hạn tại Việt Nam, đó cũng là thời gian cho việc học hỏi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài cho ngành sản xuất ô tô Việt Nam.
Nhà máy sản xuất lắp ráp xe Mazda công suất 100.000 xe/năm (giai đoạn 1 là 50.000 xe/năm), tổng vốn đầu tư là 12.000 tỷ đồng cũng đang được Thaco gấp rút xây dựng, dự kiến đi vào hoạt động ngày cuối tháng 3 này với mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá các mẫu xe đạt 40% không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khối ASEAN...
Nếu những nhà máy có sản lượng lớn được đầu tư dây chuyền hiện đại thì ngoài chất lượng, chi phí khấu hao cũng được giảm xuống. Điều này sẽ giúp giá thành những chiếc xe sản xuất, lắp ráp trong nước có thể giảm đáng kể. Vì vậy, ngoài đầu tư sản xuất, công nghiệp ô tô cần một nền công nghiệp phụ trợ đủ mạnh để có thể song hành. Vì
43
vậy, cần có những chính sách bài bản và dài hơi mới có thể giúp những chiếc ô tô được sản xuất tại Việt Nam đủ sức cạnh tranh, vươn ra khu vực.
5. Thúc đẩy FDI bền vững, tăng tỉ lệ nội địa hóa ô tô
Khi nghị định 116 ban hành rất nhiều doanh nghiệp FDI phản đối bởi ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Nhìn vào các biểu đồ trên thì so với các quốc gia trong khu vực thì đóng góp của ngành công nghiệp ô tô vào GDP so với các nước khác còn hạn chế. Nghị định 116 này tác dụng mạnh mẽ giúp tăng tỉ lệ đóng góp vào GDP của ngành sản xuất ô tô
44
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng chúng ta nên ủng hộ Nghị định 116. Các quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Việc các hãng FDI phản ứng mạnh là bởi họ bị mất đi cơ hội kiếm tiền. “Các hãng FDI nên nghiêm túc nhìn nhận về đóng góp cho nền công nghiệp ôtô Việt Nam. Trong suốt hơn 20 năm được ưu đãi nhưng họ phần lớn không đầu tư và chỉ muốn kiếm lợi nhuận cho mình. Tôi cho rằng chúng ta nên ủng hộ quy định của Nhà nước”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhận định.
Trong khi đó, khi được hỏi về việc các hãng FDI phản ứng mạnh với một số quy định trong Nghị định 116, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết trong suốt quá trình xây dựng dự thảo, họ không đóng góp ý kiến thì khi Nghị định ban hành việc kêu khó là không phản ánh đúng thực tế.”
Khi các quy định của nghị định 116 ban hành bắt buộc các doanh nghiệp FDI phải phát triển bền vững thay vì chỉ kiếm lợi cho riêng mình.
Với các điều kiện chặt chẽ về nhập khẩu của Nghị định 116, một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp ôtô lại đang được hình thành, từ cả doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp nội địa.
Mitsubishi Motors đã gặp gỡ hàng loạt cơ quan hữu trách Việt Nam để thông báo đang nghiên cứu kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ôtô thứ hai tại Việt