Rào cản về đánh mức độ phù hợp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THẢO LUẬN Đề tài 1: Vận dụng rào cản kĩ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của Việt Nam (Trang 30 - 32)

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.2.4.Rào cản về đánh mức độ phù hợp

PHẦN II : CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2.4.Rào cản về đánh mức độ phù hợp

2.2. Phân tích các loại rào cản kỹ thuật nhằm bảo hộ ngành ôtô Việt Nam

2.2.2.4.Rào cản về đánh mức độ phù hợp

Ô tô nhập khẩu trước khi nhập khẩu về Việt Nam phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng xem có đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hay không. Điều này cũng là một phần gây khó khăn cho doanh nghiệp cả về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

Bước 1: Xem xét, đánh giá sự phù hợp và đầy đủ với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp

Bước 2: Đánh giá tính phù hợp của đối tượng công bố với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Bước 3: Nộp hồ sơ. Bước 4: Xử lý hồ sơ.

- Đối với hồ sơ công bố hợp quy không đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chuyên ngành gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, cơ quan chuyên ngành có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

- Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, cơ quan chuyên ngành tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy:

- Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp hoặc có giá trị ba (03) năm kể từ ngày lãnh đạo tổ chức, cá nhân ký xác nhận báo cáo đánh giá hợp quy (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân tự đánh giá hợp quy);

31

- Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, cơ quan chuyên ngành thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 5: Trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thời gian quy định

Căn cứ theo Thông tư số: 03/2018/TT-BGTVT, ban hành Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 sửa đổi bổ sung ngày ngày 05 tháng 02 năm 2020: Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu Điều 4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra (bản giấy hoặc bản điện tử)

1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra đối với ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng gồm:

a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;

c) Bản sao hóa đơn thương mại;

d) Bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu);

đ) Bản chính Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Bản sao tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất; g) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của Tờ khai đối với hồ sơ điện tử.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra đối với ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng:

a) Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

32

b) Bản sao giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài;

c) Bản sao giấy Chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

d) Bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô

đ) Bản sao tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài;

e) Bản sao hóa đơn thương mại;

g) Bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu);

h) Bản chính Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

i) Bản sao tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất; k) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của Tờ khai đối với hồ sơ điện tử;

l) Bản sao Báo cáo thử nghiệm khí thải; m) Bản sao Báo cáo thử nghiệm an toàn.

Nhận xét: Hồ sơ kiểm tra bao gồm rất nhiều đầy đủ mọi mặt để đảm bảo đúng an toàn kỹ thuật và sự khắt khe hơn trong kiểm tra. Đây cũng là rào cản kỹ thuật lớn vì giờ đây muốn gia nhập vào thị trường thì cần phải có đầy đủ hồ sơ, cũng là một trong những biện pháp bảo vệ ngành ô tô nước nhà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THẢO LUẬN Đề tài 1: Vận dụng rào cản kĩ thuật trong bảo hộ mặt hàng ô tô của Việt Nam (Trang 30 - 32)