- Đảng ủy và UBND xã cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến cho từng cán bộ và người dân hiểu rõ về vị trí vai trò của NSNN nói chung và NSX nói riêng. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho chính quyền cấp xã và NSX thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
- Hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, nhằm tăng cường hiệu lực pháp lý của chính quyền cấp Nhà nước cấp xã với nhân dân. Cần cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính cấp xã, quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND và các cấp chính quyền khác trong tổ chức chính quyền cấp xã.
- Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nắm bắt và thích nghi được với sự thay đổi của kinh tế và thị trường. NSX cần phối hợp với ngân sách các cấp để nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ quản lý, phối hợp trong việc quản lý ngân sách một cách hiệu quả.
4.2.3. Công tác quản lý thu chi Ngân sách trên địa bàn được công khai minh bạch.
Thực hiện quản lý thu chi công khai, minh bạch là nguyên tắc quan trọng trong quản lý NSNN. Mọi khoản thu và nhiệm vụ chi, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu chi ngân sách xã đều phải thực hiện công khai với nhân dân theo quy định của pháp luật và gửi Phòng TC-KH huyện để tổng hợp vào NSNN.
4.2.4. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo nhanh.
- Khi báo cáo thông tin nhanh chóng, kịp thời về số liệu thu chi Ngân sách xã sẽ giúp cho UBND xã và cơ quan Tài chính các cấp nắm được thông tin về đưa ra quyết định chính xác, kịp thời và đảm bảo tính hiệu quả trong chấp hành NSNN.
- Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu chi Ngân sách, cung cấp kịp thời số liệu kế toán tham mưu, đề xuất với UBND, HĐND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã.
4.2.5 Nhà nước cần đảm bảo về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là cốt lõi cho sự phát triển nền kinh tế-xã hội trên địa bàn xã nhà, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện chương trình Quốc gia về Nông thôn mới. Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là Giao thông nông thôn cần đi trước một bước để xây dựng và hoàn thành các tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng Nông thôn mới cần gắn với sự phát triển kinh tế trên địa bàn xã nhà, gắn với sự phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu từ nông ngiệp sang phi nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có hiệu quả, tăng cường trao đổi lưu thông liên xã.
- Do các yếu tố như vị trí địa lý, địa hình của các thôn xóm trên địa bàn xã có sự khác biệt; đối với những thôn xóm có địa hình khó khăn, dân cư thưa thớt nên còn hạn chế về cơ sở hạ tầng. Vì vậy, cần chú trọng đầu tư đặc biệt là hoàn thiện đường giao thông tại các thôn xóm này; tạo điều kiện trong việc đi lai, lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao chất lượng đời sống dân cư trên địa bàn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính (2019), Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã (ban hành theo Thông tư 70/2019/TT-BTC, ngày 03/10/2019 của Bộ trưởng Bộ tài chính).
2. Bộ tài chính (2011), thông tư 146/2011/TT- BTC Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Ngân sách và Tài chính xã.
3. Phan Đình Ngân (2006), giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Huế
4. Phạm Xuân Tuyên( 2012), tài liệu bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ chủ tài khoản và kế toán xã, Nhà xuất bản Tuyên Quang
5. Trang blog https://trinhdinhlinh.com/vietnam-information/xa-dang-xa-gia-lam/ 6. Trang web: tailieu.vn
7. Trang web: kinhtekythuathoabinh.edu.vn
8. https://gialam.hanoi.gov.vn/ubnd-cac-xa-thi-tran/-/view_content/391394-xa-dang- xa.html