Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu kế toán thu chi xã đặng xá (Trang 25)

Phương pháp xử lý số liệu: Đề tài sử dụng các số liệu thu thập được bằng các phương pháp thống kê, so sánh, chứng từ, tổng hợp phân tích số liệu đã thu thập để làm rõ nội dung đề tài.

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

(a). Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: tham khảo sách báo, tạp chí, các văn bản pháp luật, tra cứu Internet để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu.

(b). Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu: thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được để tiến hành phân tích, đánh giá quá trình hạch toán các khoản thu- chi ngân sách xã qua các năm. Trên cơ sở đó, số liệu sẽ được tổng hợp lại để đưa ra những nhận định tổng hợp, khách quan.

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Giới thiệu về UBND xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến công tác kế toán tại địabàn xã Đặng Xá. bàn xã Đặng Xá.

Đặc điểm tự nhiên

Đặng Xá là một xã thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Xã Đặng Xá có diện tích là 6,24 km²,[1] dân số năm 2022 là 20.251 người,[2] mật độ dân số đạt 3.245 người/km².

Xã Đặng Xá nằm ở phía bờ Nam sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, cụ thể: • Phía Bắc và Đông Bắc giáp đê sông Đuống, bên kia là xã Phù Đổng.

• Phía Đông và phiá Nam giáp xã Phú Thị

• Phía Tây giáp xã Cổ Bi và thị trấn Trâu Quỳ (huyện lỵ).

Xã Đặng Xá có 10 thôn, 6 Tổ dân phố (1 tổ dân phố Đường 5 và 5 tổ dân phố thuộc Khu Đô thị mới Đặng Xá); Trong đó 10 thôn nằm liền kề 2 bên đường Ỷ Lan (đường 179 cũ). Chạy từ dốc Lời đến ngã ba phố Sủi dài hơn 2 km gồm: Từ phía Đông Bắc đường Ỷ Lan có thôn Lời còn gọi là thôn Lê, thôn Đổng Xuyên còn gọi là Gióng Mốt hay kẻ Gióng, thôn Hoàng Long (thôn Hoàng Hà sáp nhập với thôn Sa Long từ năm 1948), thôn Viên Ngoại còn gọi là kẻ Ngoài, thôn Nhân Lễ còn gọi là thôn Lợ. Từ phía Tây Nam đường Ỷ Lan (179 cũ) có các thôn Kim Âu còn gọi là làng Âu, thôn An Đà còn gọi là kẻ Già, Cự Đà còn gọi là làng Gồm, thôn Đặng còn gọi là kẻ Đặng, thôn Lở còn gọi là thôn Lễ.

• Hiện nay, xã Đặng Xá có diện tích đất tự nhiên 624 ha, dân số 21597 người.

Xã Đặng Xá ngày nay có diện tích đất tự nhiên 624 ha, trong đó diện tích đất canh tác 486 ha. Dân số tại thời điểm 1/1/2012 là 9961 nhân khẩu. Xã có 10 thôn ở liền kề dọc 2 bên đường Ỷ Lan từ ngã ba Sủi đến Dốc Lời. Phía tây bắc đường Ỷ Lan có các thôn Kim Âu (còn gọi là làng Âu), Thôn An Đà (còn gọi là kẻ Già), tiếp đến thôn Cự Đà (có tên nôm là làng Gồm), thôn Đặng ( còn gọi là kẻ Đặng) và thôn Lở (còn gọi là thôn Lễ). Phía đông nam đường Ỷ Lan từ đê sông Đuống xuống có thôn Lời ( còn gọi là thôn Lê), thôn Đổng Xuyên ( tên nôm gọi là Gióng Mốt hay kẻ Gióng), thôn Hoàng Long, thôn

Viên Ngoại (còn gọi là kẻ Ngoài) và thôn Nhân Lễ ( tên nôm gọi là thôn Lợ).

Từ xa xưa, Đặng Xá đã có dòng sông Nghĩa Giang hiền hòa bổi đắp phù xa cho cây trồng quanh năm xanh tốt nên tổ tiên người việt cổ có mặt ở nơi đây ngay từ buổi đầu dựng nước. Truyền thuyết về cậu bé làng Gióng phát tích từ Đổng Xuyên- Gióng Mốt đánh giặc Ân thời Hùng Vương thứ 6 đã trở thành truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Cũng giống như nhiều làng việt cổ tên địa bàn huyện, đời sống văn hóa của người dân địa phương mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước (hay còn gọi là văn minh đình làng) các thôn làng của xã Đặng xá đều có hệ thống đình - chùa được xây dựng từ lâu đời để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của người dân địa phương.

Đình làng Đổng Xuyên thờ Thần Hoàng Hoài đạo vương Nguyễn Nộn - một vị tướng giỏi thời Lý và thờ Thánh Mẫu - người đã sinh thành và giáo dưỡng Phù ĐổngThiên Vương.

Đình làng Hoàng Long thờ Nhị vị Thành hoàng Ất Sơn Quý Minh và Viễn Sơn Linh Thánh - là 2 tướng giỏi từ thời Hùng Vương thứ 18.

Đình An Đà, Cự Đà thờ Thành Hoàng quận Công Vĩnh An - một vị tướng từ thời Hùng Vương thứ 6 đã có công giúp đỡ và hướng dẫn nhân dân 2 thôn làm nghề nông.

Đình thôn Lở thờ Thành Hoàng Làng là Hoàng Tử Nhật Trung (con trai thứ 2 của vua Lý Thái Tông) và thờ một cung phi người làng Lở thời Trần Thái Tông (là người có công giúp dân làng xây chùa và khế ước của thôn).

Đình làng thôn Lời thờ Đoàn Thượng- một tướng giỏi của triều Lý.

Đình làng thôn Kim Âu thờ Linh lang Đại Vương (tên thật là Huệ Võ Vương Quốc Chẩn - là con trai thứ 2 của vua Trần Nhân Tông).

Thành Hoàng được thờ tại đình làng Viên Ngoại là Ả lã công chúa Quỳnh Châu con vua Trần Anh Tông.

Đình thôn Đặng thờ vọng Thiên Thần Độc cước.

Thế kỷ XVIII, xác định một phần đất Đặng Xá là vùng đất Đế Vương, Chúa Trịnh đã cho xây hành cung Cổ Bi và dự định dời đô từ Thăng Long về Cổ Bi.

Trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc, xã Đặng Xá đã có nhiều đóng góp cả về sức người và sức của.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tại Đặng Xá có hàng chục cơ sở cách mạng bí mật. Lực lượng du kích ở đây đã phối hợp với bộ đội chủ lực và du kích trong vùng phá vỡ âm mưu lập tề và các trận càn của địch.Trong thời kỳ này, nhân dân Đặng xá đã nộp gần 8 vạn đồng tiền Đông dương thuế ruộng đất cho kháng chiến, đã mua 3 vạn đồng Đông dương công phiếu kháng chiến. Trên 50 thanh niên tình nguyện đi bộ độivà thanh niên xung phong, có 445 người đi dân công phục vụ chiến dịch Biên giới.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ Tổ Quốc xã Đặng Xá thực hiện tốt khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân. Quân không thiếu một người" và phong trào "Mỗi người

làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt". Lớp lớp thanh niên Đặng Xá hăng hái lên đường đánh giặc. Có thanh niên khi đi khám NVQS không đủ cân đã dấu thêm vật nặng vào người để được trúng tuyển. Có nhiều thanh niên đang học Đại học, là con duy nhất của liệt sỹ, người trung niên cũng xung phong vào bộ đội. Trong đó có nhiều người trở thành cán bộ cao cấp của quân đội, như Đ/c Bùi Phùng ( thôn Lời) Ủy viên TW Đảng, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đó là đ/c Nguyễn Xuân Hòe- Thiếu tướng-đã được tặng thưởng Huân chương quân công hạng nhì….Xã có 8 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt nam Anh hùng và 124 liệt sỹ.

Kinh tế xã hội

Đặng Xá nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, liền kề vùng Trung tâm châu thổ sông Hồng nên có nét đặc trưng vùng " Tam giác " sông Hồng, sông Đuống địa hình bằng phẳng, phù xa các con sông thường xuyên bồi đắp nên đất đai màu mỡ, thuận tiện trong tưới tiêu có thế mạnh trong phát triển nghề nông.

Những năm trước đây, trên địa bàn Đặng Xá ngoài các cây trồng chủ lực là lúa, ngô, rau, nhiều thôn trong xã còn phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ( chủ yếu ở thôn Đổng Xuyên). Có thời điểm diện tích cây dâu ở Đặng xá lên tới 100 mẫu.

Những năm gần đây, thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xã Đặng Xá đã mở hàng chục lớp tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống vào sản xuất. Qua đó đã vận động hầu hết các nông hộ có diện tích đất bãi chuyển hầu hết diện tích trồng ngô sang trồng rau theo quy trình an toàn, trồng chuối và các cây ăn quả có giá trị.

Hiện nay thế mạnh của người dân địa phương là sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn và ViệtGAP. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương ngày càng mở rộng, Trước đây thị trường chủ yếu là các chợ đầu mối, các bếp ăn tập thể. Nay mạng lưới tiêu thụ đã có ở nhiều TP thành, các siêu thị, nhà hàng, khách sạn cao cấp.

Ngoài thế mạnh về nghề nông, nghề thủ công ở Đặng xá cũng phát triển sớm. Đó là nghề đúc lưỡi cầy gang ở thôn Nhân Lễ mà trong vùng quen gọi là cày Lợ nức tiếng cả vùng. Đó là nghề thợ xây (hay còn gọi là thợ Ngõa) ở thôn Lở phát triển mạnh. Bàn tay tài hoa của người thợ nề thôn Lở đã xây dựng được nhiều công trình có tiếng ở cả thành thị và nông thôn, nhất là các công trình đòi hỏi sự cầu kỳ về kiểu dáng, kỹ thuật, độ bền vững cao như đình, chùa, hội trường, công sở, trường học…

Hoạt động kinh doanh, dịch vụ, thương mại, vận chuyển trên địa bàn những năm gần đây phát triển khá sôi động đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm và thu nhập cho nhiều lao động nông thôn.

Nhờ từng bước thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2011, bình quân thu nhập đầu người đạt 14, 4 triệu đồng.

Hiện tại các công trình điện, đường trường trạm ở Đặng xá được xây dựng theo tiêu chí NTM, các trường THCS, Tiều học, Trạm y tế đã đạt chuẩn Quốc gia.

Hiện Đảng bộ xã Đặng xá có 320 đảng viên sinh hoạt tại 16 chi bộ, năm 2011, có 15/16 chi bộ đạt TSVM, Đảng bộ nhiều năm liên tục được công nhận là tổ chức cơ sở đảng TSVM.

Các đoàn thể quần chúng hoạt động khá đồng đều, có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, trong đó hội LHPN hoạt động xuất sắc, có nhiều sáng tạo thường được Hội LHPN huyện chọn làm điểm thực hiện nhiều đề án, dự án, phong trào lớn của huyện hội.

3.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của UBND xã Đặng Xá

Từ thời Hùng vương, Đặng Xá thuộc bộ Vũ Ninh thời Việt Cổ, sau đó thuộc đạo Bắc Giang thời Đinh, lộ Bắc Giang thời Tiền Lê và Lý. Thời Trần, thuộc lộ Kinh Bắc. Trong thời kỳ thuộc Minh, Đặng Xá thuộc phủ Bắc Giang. Từ năm 1428, thuộc Bắc Đạo. Năm 1466, thuộc thừa tuyên Bắc Giang.

Từ năm 1469, Đặng Xá thuộc huyện Gia Lâm và huyện Tiên Du, phủ Thuận An, thừa tuyên Kinh Bắc. Năm 1490, thuộc xứ Kinh Bắc.

Thời Mạc (1527-1592), phủ Thuận An thuộc trấn Hải Dương, Đặng Xá thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Hải Dương (từ năm 1593, triều đình Lê - Trịnh đưa phủ Thuận An trở về thuộc trấn Kinh Bắc) và huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.

Thời Chúa Trịnh (thế kỷ thứ XVIII) xác định rõ đây là vùng đất Đế vương đã cho xây Hành cung Cổ Bi và dự định dời đô từ Thăng Long về Cổ Bi. Một phần đất của xã Đặng Xá nằm trong khu vực hành cung ấy.

Đầu thế kỷ XIX, xã Đặng Xá thuộc tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (Thuận Thành); Xã Lê Xá thuộc tổng Kim Sơn, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (Thuận Thành); Xã Đổng Xuyên thuộc tổng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn- đều thuộc xứ kinh Bắc (sau này là TP Bắc Ninh). Trong đó:

o Xã Đặng Xá gồm có 5 thôn là: thôn Cự Đà (làng Gồm), thôn Đặng (Kẻ Đặng), thôn Lễ (làng Lở), thôn Lê (làng Lời), thôn Sa Long.

o Xã Lê Xá gồm 5 thôn là: Hoàng Hà, Viên Ngoại (Kẻ Ngoài), thôn Nhân Lễ (Lợ), thôn Kim Âu (làng Âu), thôn An Đà (Kẻ Già).

o Xã Đổng Xuyên vốn là thôn Đổng Xuyên (làng Gióng Mốt).

Cuối năm 1946, xã Đặng Xá đổi tên thành xã Kiến Trúc; xã Lê Xá đổi tên thành xã Đại Thanh.

Tháng 5-1948, Ủy ban Kháng chiến Hành chính TP Bắc Ninh quyết định hợp nhất 2 xã Đại Thanh và Kiến Trúc thành xã Quyết Tiến để thuận tiện cho việc chỉ đạo kháng

chiến. Cũng vào thời gian này, thôn Sa Long (thuộc xã Kiến Trúc) sáp nhập với thôn Hoàng Hà (thuộc xã Đại Thanh) thành thôn Hoàng Long thuộc xã Quyết Tiến.

Tháng 8 năm -1948 Huyện Gia Lâm triển khai việc hợp nhất đồng thời ra quyết định về tổ chức và nhân sự của Chi bộ và Chính quyền xã Quyết Tiến. Theo đó, ông Nguyễn Xuân Khẩu (BT chi bộ xã Đại Thanh) được cử làm Bí thư, ông Bùi Văn Ngõ (BT chi bộ xã Kiến Trúc) làm Phó Bí thư chi bộ và ông Nguyễn Bá Cương được cử làm Chủ tịch Uỷ ban HC-KC xã Quyết Tiến.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội[4]. Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 78-CP[5] chuyển huyện Gia Lâm thuộc TP Bắc Ninh nhập vào thành phố Hà Nội.

• Năm 1965, Chính phủ quyết định đổi tên xã Quyết Tiến thành xã Đặng Xá.

• Ngày 15 tháng 3 năm 1967, thành phố Hà Nội quyết định sáp nhập thôn Đổng Xuyên (Gióng Mốt) thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm vào xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm[6].

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã Đặng Xá

UBND xã Đặng Xá là đơn vị trực thuộc huyện và chịu sự quản lí của huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Là cơ quan trực tiếp truyền tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, đồng thời là cơ quan trực tiếp tiếp nhận các thắc mắc, phản hồi của nhân dân và giai quyết các thắc mắc trong phạm vi và quyền hạn của mình, trong trường hợp ngoài thẩm quyền xử lý thì Ủy ban xã sẽ trình lên cấp trên để giải quyết.

UBND do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.

UBND xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về

lĩnh vực được phân công.

Cán bộ, công chức cấp xã sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của UBND xã Đặng Xá

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp Quan hệ trực thuộc

Sơ đồ 2.1. Tổ chức hệ thống chính trị ở xã Đặng Xá - Huyện Gia Lâm

Tổ chức bộ máy quản lý:

- UBND xã để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình thì gồm có các chức danh chịu trách nhiệm tổ chức các phòng, ban, cán bộ thuộc phạm vi quản lý, điều hành tham mưu cho tất cả các lĩnh vực trong xã:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; đồng thời, cùng Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy, Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu kế toán thu chi xã đặng xá (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w