Đặc tính cảm biến PTC

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 29 - 31)

1.6.2.1 Đường đặc tính điện trở nhiệt độ của PTC chia làm 3 vùng

+ Vùng nhiệt độ thấp: giống như nhiệt điện trở NTC có hệ số nhiệt độ âm.

+ Vùng hệ số nhiệt tăng chậm (TA, TN): Sau một vài khoảng nhiệt độ đạt được thì bắt đầu nhiệt điện trở biến đổi sang tính chất dương bắt đầu từ điểm TA. Giá trị của nhiệt điện trở PTC ở điểm TA được ‘xem như là điện trở khởi điểm’. RA là giá trị điện trở thấp nhất mà PTC thể hiện.

+ Vùng làm việc (TN < T< TUPPER): Sau khi đạt được giá trị nhiệt độ danh định TN, giá trị điện trở của nhiệt điện trở PTC bỗng nhiên gia tăng theo độ dốc thẳng đứng thực tế thì gấp vài chục lần khi so sánh về độ dốc ở đoạn này với đoạn trước. Vùng dốc đứng này chính là dải điện trở làm việc của nhiệt điện trở PTC.

1.6.2.2 Một số thông số đặc trưng của PTC

TNOM (TN): nhiệt độ danh định. Tại giá trị nhiệt độ RN =2*RA αR: hệ số nhiệt độ nhiệt điện trở PTC.

TUPPER: nhiệt độ giới hạn vùng làm việc.

R25: điện trở của PTC khi ở môi trường nhiệt độ 250C

1.6.2.3 Mạch ứng dụng với PTC

Nhiệt điện trở PTC được mắc trong một cầu đo của mạch so sánh (xem hình 1.36). Tại nhiệt độ bình thường RPTC<RS, điện áp ngõ ra ở mức thấp. khi sự tăng nhiệt độ vượt ngưỡng xuất hiện, PTC bị nung nóng nên RPTC>RS nên điện áp ngõ ra VO lên mức cao (xem hình 1.20).

Hình 1.20: Mạch so sánh

Mạch bảo vệ động cơ

PTC được dùng để phát hiện sự tăng nhiệt bất thường trong động cơ bằng cách đo trực tiếp. cảm biến nhiệt được gắn chìm trong cuộn stator (cho động cơ hạ áp), tín hiệu được xử lí nhờ một thiết bị điều khiển dẫn đến tác động CB.

Hình 1.21

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 29 - 31)