Các chế độ hoạt động của cảm biến quang điện

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 97 - 99)

b. Máy phát không đồng bộ

5.1.8.Các chế độ hoạt động của cảm biến quang điện

Có 2 chế độ hoạt động: LO: chế độ “sáng” (light operate) và DO: chế độ “tối”(dark operate).

Chế độ DO: ngõ ra ở trạng thái tích cực (tải được cung cấp năng lượng) khi bộ phận nhận không nhận được sóng ánh sáng từ bộ phận phát.

Hình 5.7: Chế độ DO

Chế độ LO: Ngõ ra ở trạng thái tích cực (tải được cung cấp năng lượng) khi có sóng ánh sáng đi được từ bộ phận phát đến bộ phận nhận.

HÌnh 5.8: Chế độ LO

Mối quan hệ giữa trạng ngõ ra cảm biến với trạng thái hoạt động của các loại cảm biến.

Chế độ hoạt động

Đường đi của ánh sáng

Trạng thái ngõ ra của cảm biến Loại thu phát riêng

Loại phản xạ Loại khuếch tán LO Không bị cản trở Tích cực Không tích cực Bị cản trở Không tích cực Tích cực DO Không bị cản trở Không tích cực Tích cực Bị cản trở Tích cực Không tích cực 5.1.9. Cáp quang

Các cảm biến sử dụng cáp quang làm phương tiện để có thể truyền đạt thông tin bằng ánh sáng. Cáp quang được cấu tạo từ nhiều sợi quang. Tùy thuộc vào từng chủng loại cảm biến, có thể sử dụng từng cáp riêng cho bộ phận phát và bộ phận nhận hoặc chỉ sử 1 cáp duy nhất.

Khi chỉ sử dụng chung 1 cáp, bộ phận phát và bộ phận nhận sử dụng các phương pháp khác nhau để phân chia các sợi quang. Loại cáp quang “thủy tinh” (Glass fibers) được sử dụng khi nguồn sáng phát ra tia hồng ngoại, còn khi nguồn sáng phát ra loại tia có thể nhìn thấy được thì loại cáp quang plastic được sử dụng.

Hình 5.9: Các cách phân chia sợi quang giữa bộ phận nhận và bộ phận phát

Cáp quang được sử dụng với các loại cảm biến quang điện. Loại thu phát riêng sử dụng cáp riêng cho mỗi phần. Loại cảm biến khuếch tán và phản xạ thì chỉ sử dụng 1 cáp (xem hình 5.10).

Hình 5.10

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 97 - 99)