7. Thực hành với cảm biến nhiệt độ Platin Pt100, Pt1000 và ADT
3.1.3 Khối lượng riêng:
Khối lượng riêng là khối lượng của 1 đơn vị thể tích lưu chất
V: thể tích của khối lưu chất
Hình 3.1: Khối lượng riêng của nước và hơi nước ở trạng thái bảo hòa với các điều kiện nhiệt độ khác nhau
3.1.4 Tính nhớt
Tính nhớt là tính chất chống lại sự dịch chuyển, nó biểu hiện sức dính phân tử hay khả năng lưu động của lưu chất. Đây là 1 tính chất quan trọng của lưu chất vì nó là nguyên nhân cơ bản gây ra sự tổn thất năng lượng khi lưu chất chuyển động. Khi lưu chất chuyển động, giữa chúng có sự chuyển động tương đối, nảy sinh ma sát tạo nên sự biến đổi 1 phần cơ năng thành nhiệt năng và mất đi. Tính nhớt được đặc trưng bởi hệ số nhớt động lực, hệ số này phụ thuộc vào loại lưu chất.
Có nhiều cách để đo độ nhớt, cách thức đơn giản thường được các phòng thí nghiệm ở các trường đại học sử dụng để chứng minh sự tồn tại độ nhớt và xác định giá trị là: Cho 1 quả cầu rơi trong chất lỏng dưới tác dụng của trọng lực. Đo khoảng cách (d) và thời gian (t) quả cầu rơi, tính vận tốc u.
Hệ số nhớt động lực sẽ được tính theo phương trình sau:
: Hệ số nhớt động lực (Pa s)
: Sự khác nhau giữa khối lượng riêng quả cầu và chất lỏng (kg/m3). g: Gia tốc trọng trường 9,81 m/s2.
r: Bán kính quả cầu (m).
u: Vận tốc rơi của quả cầu u= d/t (m/s) Đơn vị của hệ số nhớt động lực:
Pa s= Ns/m2= 103 cP (centiPoise) = 10 P (Poise)
Hình 3.2: Hệ số nhớt động lực của nước và hơi nước ở trạng thái bảo hòa với các điều kiện nhiệt độ khác nhau
Để nhấn mạnh mối quan hệ giữa tính nhớt và khối lượng riêng của lưu chất người ta đưa ra hệ số nhớt động học.
v: hệ số nhớt động học, đơn vị centistokes (cSt) : Hệ số nhớt động lực.
: Khối lượng riêng của lưu chất (kg/m3).
Đơn vị hệ số nhớt động học là cSt (centistokes), St (stokes), m2/s 1St = 100 cSt = 1 cm2/s = 10-4 m2/s
Độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ nhớt của chất lỏng tăng khi nhiệt giảm và khi áp suất tăng, đối với chất khí thì ngược lại.