Ánh sáng và phép đo quang 1 Tính chất của ánh sáng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 89 - 91)

b. Máy phát không đồng bộ

5.1.1.Ánh sáng và phép đo quang 1 Tính chất của ánh sáng

5.1.1.1. Tính chất của ánh sáng

Các cảm biến quang được sử dụng để chuyển thông tin từ ánh sáng nhìn thấy hoặc tia hồng ngoại (IR: Infared) và tia tử ngoại (UV: Ultra Violed) thành tín hiệu điện. Ánh sáng có hai tính chất cơ bản là sóng và hạt. Dạng sóng của ánh sáng là sóng điện từ phát

ra khi có sự chuyển điện tử giữa các mức năng lượng nguyên tử của nguồn sáng. Các dạng sóng này di chuyển trong chân không với tốc độ c = 299792 km/s (khoảng 300.000 km/s). Trong vật chất áng sáng có vận tốc V = c/n (n là chiết suất của môi trường). Tần số  và bước sóng  liên hệ với nhau bằng biểu thức:

Trong chân không

Trên hình 5.2 biểu diễn phổ ánh sáng và sự phân chia thành các dải màu của phổ. Đơn vị độ dài sóng thường dùng là m (1m = 1x10-6m)

Hình 5.2: Biểu diễn phổ ánh sáng.

Tia đỏ (tia hồng ngoại), và tím (tia tử ngoại) cũng được phân loại là bức xạ sóng ánh sáng, nhưng là ánh sáng không nhìn thấy được bằng mắt thường của người. Ta thấy màu ánh sáng phụ thuộc độ dài sóng.

Tia đỏ (IR) có độ dài  từ 780 nm đến 10 6 nm, sóng này giáp cận dưới của sóng dài vô tuyến (LW).

Tia cực tím (UV) có độ dài  từ 10 nm đến 380 nm, sóng này giáp cận trên của sóng có độ dài l ngắn hơn và có màu như cầu vồng.

Nguồn sáng tự nhiên, hay nhân tạo là tổng hợp nhiều dao động điện từ nói khác đi có nhiều độ dài sóng khác nhau, qua lăng kính ta thấy được phổ ánh

sáng này. Nguồn sáng nhân tạo cho phép ta dịch chuyển phần lớn các bức xạ này theo ý, bằng các vật liệu, và các tính chất vật lý, chẳng hạn nguồn sáng chủ yếu chỉ sinh ra tia đỏ, tím hay vàng.

Tính chất hạt của ánh sáng thể hiện qua sự tương tác của nó và vật chất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 89 - 91)