Các đơn vị đo quang

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 91 - 92)

b. Máy phát không đồng bộ

5.1.1.2.Các đơn vị đo quang

Các đơn vị đo năng lượng.

- Năng lượng bức xạ Q: Là năng lượng phát xạ, lan truyền hoặc hấp thụ dưới dạng bức xạ đo được bằng jun (J).

- Thông lượng ánh sáng (): Là công suất phát xạ, lan truyền hoặc hấp thụ, đo bằng oat (W).

- Cường độ ánh sáng (I): Là luồng năng lượng phát ra theo một hướng cho trước dưới một đơn vị góc khối, có đơn vị là oat/steradian

- Độ chói năng lượng (L): Là tỉ số giữa cường độ ánh sáng phát ra bởi một phần tử bề mặt dA theo một hướng xác định và diện tích hình chiếu của phần tử này trên mặt phẳng P vuông góc với hướng đó, dAn = dA.cos (là góc giữa P và mặt phẳng chứa dA)> Độ chói năng lượng được đo bằng oat/steradian.m2:

- Độ rọi năng lượng (E): Là tỉ số giữa nguồn năng lượng thu được bởi một phần tử bề mặt và diện tích của phần tử đó. Độ rọi năng lượng được đo bằng oat/m2.

Các đơn vị đo thị giác.

Độ nhạy của mắt người đối với ánh sáng có bước sóng khác nhau là khác nhau. Trong vùng ánh sáng nhìn thấy được, mắt người cảm nhận độ nhạy ánh sáng khác nhau đối với những màu sắc khác nhau.

Hình 5.3: Đường cong độ nhạy tương đối của mắt người.

Theo sơ đồ hình vẽ độ nhạy cực đại của mắt là bằng chiều dài của bước sóng l = 555 nm. Tương đương với ánh sáng màu xanh dương hoặc màu vàng. Độ nhạy của mắt tại l = 555 nm ứng với giá trị bằng 1 như trong hình trên. Đối với bước sóng ngắn hoặc dài hơn thì độ nhạy của mắt giảm và tiến về giá trị 0.

Đơn vị thị giác Đơn vị năng lượng

Luồng (thông lượng) Lumen (lm) Oat (W)

Cường độ Canđela (cd) Oat/sr (W/Sr)

Độ chói Canđela/m2 (cd/m2) Oat/sr. m2 (W/Sr. m2) Độ rọi Lumen/ m2 hay lux (lx) W/ m2.

Năng lượng Lumen.s (lm.s) Jun (J)

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN (Trang 91 - 92)