Để trở thành một doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia hoạt động trong KCNST, các doanh nghiệp cần phấn đấu thực hiện những giải pháp sau:
Giải pháp về nguồn nhân lực
Mỗi doanh nghiệp cần lập một hệ thống quản lý môi trƣờng riêng hoàn chỉnh để tiện cho việc quản lý, có khả năng đƣa ra những giải pháp để ứng phó với các sự cố môi trƣờng và giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các thủ tục môi trƣờng cần thiết. Xây dựng hệ thống quản lý môi trƣờng EMS theo đúng tiêu chuẩn ISO 14001.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để đón đầu các dự án giúp phát triển cho doanh nghiệp. Khen thƣởng và có những ƣu tiên thích đáng cho những nhân viên có đóng góp to lớn.
63 Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng
Các doanh nghiệp cần áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lƣợng, tái chế - tái sử dụng,… nhằm tiết kiệm chi phí, tăng chất lƣợng sản phẩm, hạn chế chất thải tối đa, đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng tốt.
Tiết kiệm năng lượng
Muốn tiết kiệm đƣợc năng lƣợng, điều cần làm trong mỗi doanh nghiệp ở đây là sử dụng những công nghệ mới, tham gia sản xuất sạch hơn thì vấn đề thất thoát năng lƣợng sẽ đƣợc giảm đáng kể. Việc trao đổi các phế phẩm giữa các doanh nghiệp với nhau cũng góp phần tiết kiệm năng lƣợng.
Tái chế, tái sử dụng
Mỗi doanh nghiệp nên tận dụng tối đa các chất thải để tái chế - tái sử dụng. Vận động các doanh nghiệp các ngành nghề sản xuất tƣơng thích với nhau nên tham gia vào việc nhận phế phẩm hay nguyên liệu của nhau để góp phần hạn chế tối đa việc thải bỏ.
Trong quá trình sản xuất, từng doanh nghiệp cũng nên thực hiện tái sử dụng, tái chế các vật liệu bị thất thoát do rơi vãi,… sàng lọc để có thể tiếp tục đem lại sản xuất. Ví dụ nhƣ các ngành nhƣ sau:
- Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn do có giá trị thấp, đòi hỏi một khối
lƣợng lớn và qui trình tái chế phức tạp nên ít đƣợc vận dụng, chỉ một phần đƣợc sử dụng lại cho mục đích khác nhƣ làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân; xơ sợi phế phẩm đƣợc dùng để nhồi vào thú bông, tận dụng làm đệm…Khả năng tái sử dụng ở ngành này nhìn chung là thấp do đa số các thành phần chất thải này bị đổ bỏ chung với rác sinh hoạt. Mặt khác, trên thực tế các ngành này không có xu hƣớng tái chế tại chỗ mà thƣờng đổ bỏ hoặc bán với giá rẻ cả một số lƣợng lớn. Do chất thải loại này trên thị trƣờng sử dụng không nhiều và giá thành sản phẩm tƣơng đối rẻ nên có ít cơ sở tái sử dụng và chủ yếu chỉ làm bằng thủ công.
- Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa… bán lại cho các cơ sở
tái chế giấy, tái chế nhựa, còn thành phấn chủ yếu là chất thải hữu cơ thì thích hợp làm phân bón và thức ăn gia súc. Tuy nhiên do khả năng thu gom và quản lý chƣa thích hợp nên phần lớn lƣợng rác này đƣợc đƣa đến các bãi chôn lấp hoặc bị thải bỏ
64 bừa bãi. Hơn nữa, các hạn chế trong việc chế biến thành phân compost nhƣ đòi hỏi chất thải phải đƣợc loại bỏ khỏi tạp chất, quỹ đất hạn hẹp của thành phố, sự ô nhiễm môi trƣờng xung quanh…cũng hạn chế khả năng tái sử dụng loại chất thải này.
- Ngành sản xuất thủy tinh: chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy
tinh…đƣợc tái sản xuất tại nhà máy hoặc đƣợc các cơ sở tái chế thu gom gần nhƣ toàn bộ.
- Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm thƣờng
đƣợc tái chế ngay tại nhà máy. Phần bột giấy lẫn trong nƣớc thải đƣợc tuần hoàn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, do công nghệ sản xuất và thiết bị xử lý của một số nhà máy quá lạc hậu nên có một lƣợng lớn bột giấy lẫn trong nƣớc thải và bị đổ bỏ chung với nƣớc thải. Đây là nguồn ô nhiễm chính trong nghành công nghiệp này.
- Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cƣa, dăm bào…đƣợc tận dụng lại làm chất đốt.
- Ngành cơ khí - luyện kim: kim loại phế thải, vụn sắt đƣợc tái chế ngay trong
nhà máy. Các phế thải có lẫn nhiều tạp chất đƣợc bán cho các cơ sở tái chế khác bên ngoài nhà máy hoặc đổ bỏ. Xỉ đƣợc bán với giá rẻ hoặc dùng san lấp mặt bằng.
- Ngành sản xuất nhựa - plastic: hầu nhƣ tất cả các loại nhựa phế phẩm, bao bì
nylon, ống nƣớc PVA,…đều đƣợc tái sử dụng hoặc tái chế thành những sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc đƣợc bán cho các cơ sở tái chế khác ngoài nhà máy .
- Ngành sản xuất hóa chất: thƣờng chỉ có bao bì, chai lọ phế thải là có thể đƣợc tận dụng để tái chế thành những sản phẩm khác. Ngoài ra còn có một lƣợng nhỏ các hóa chất, dung môi có thể tái sinh, tận dụng lại trong sản xuất.
Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Mỗi doanh nghiệp cần có hệ thống thu gom và xử lý riêng. Trƣớc khi đƣa chất thải đến với khu xử lý tập trung, chất thải rắn nếu đã đƣợc xử lý sơ bộ tại từng doanh nghiệp ( ví dụ nhƣ phân loại chất thải ) thì đến quá trình thu gom sẽ dễ dàng hơn, dễ xử lý hơn. Việc phân loại chất thải ở đây cần tuyên truyền cho tất cả nhân viên, bởi vấn đề ý thức thực hiện của mỗi ngƣời ảnh hƣởng rất lớn và nó chi phối cho tất cả các công đoạn sau.
65 Khuyến khích thay thế những bức tƣờng gạch hay bê tông ngăn giữa các doanh nghiệp bằng những hàng rào cây xanh có độ che phủ cao. Trong khuôn viên mỗi doanh nghiệp nên xây dựng công viên cây xanh để tăng diện tích thảm xanh. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp đảm bảo đƣợc chất lƣợng môi trƣờng xung quanh doanh nghiệp đƣợc tốt hơn, tạo bóng mát và hình thành đƣợc khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên, vừa tạo đƣợc cảnh quan mà còn hạn chế các nguồn gây ô nhiễm nhƣ: bụi, tiếng ồn.
Giải pháp về chính sách
Thành phố cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp để doanh nghiệp đầu tƣ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xử lý chất thải, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.