trung học phổ thông
1.8.1. Những khó khăn
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện nay thường
gặp những hạn chế về kết quả. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Nội dung bồi dưỡng: Vì không phải là trường chuyên nên không có chương
trình dành cho lớp chuyên, thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ thống chương trình. Tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu , đôi khi đề thi HSG đề cập đến kiến thức quá rộng nên GV không
xác định rõ được giới hạn kiến thức cần giảng dạy cho học sinh . Căn cứ vào các tài liệu đã xuất bản hay các đề thi hàng năm ở các cấp thì có nhiều phần , bài tập đề cập đến kiến thức quá rộng , nằm ngoài chương trình quá xa không phù hợp
- Giáo viên : GV dạy bồi dưỡng HSG vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khác như: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn, thư ký hội đồng giáo dục, công đoàn… đó là một thực tế do ban giám
hiệu lúc nào cũng muốn giao công tác cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì
lý do đó, việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế. Một số khó khăn khác đôi khi gặp phải là có giáo viên giỏi nhưng không gắn bó với công tác
bồi dưỡng HSG vì nhiều lý do khác nhau. Việc giáo viên dạy bồi dưỡng phải trên cơ sở
tình nguyện chứ không thể áp đặt hoặc dùng biện pháp hành chính
- Học sinh: Một số HS không yên tâm khi được chọn bồi dưỡng HSG vì phải
mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Đặc biệt
trong kì thi tuyển tốt nghiệp và đại học hiên nay môn Vật lí được thi dưới hình thức
trắc nghiệm nên HSG không cảm thấy tha thiết khi được chọn bồi dưỡng HSG.
Cũng chính vì điều này mà hiện nay một số tỉnh, thành phố đã ra đề thi HSG Vật lí
cũng dưới hình thức trắc nghiệm , hay một phần trắc nghiệm.
HS và phụ huynh HS chưa thật sự yên tâm do chính sách đặc cách của HS đạt giải chưa ổn định , chưa thỏa đáng. Theo các em và gia đình thì việc ôn thi đại
học mới là cần thiết, thực tế còn việc HSG chỉ là để sát hạch thử hay lấy danh hiệu.
- Chế độ: Hiện nay các nhà trường PT đều coi việc bồi dưỡng HSG là trách nhiệm của mỗi giáo viên, vì vậy kinh phí dành cho bồi dưỡng theo qui định còn quá bất cập, hạn chế. Do đó có nhiều GV đầu tư quan tâm nhiều đến luyện thi đại
học hơn là bồi dưỡng HSG, bên cạnh đó việc tổ chức bồi dưỡng HSG ở cả ba khối
lớp thì có tình trạng có GV năm nào cũng gánh trách nhiệm bồi dưỡng HSG, với
áp lực về thời gian và thành tích như hiện nay thì sẽ gây nhiều vất vả và ức chế với
giáo viên.
1.8.2. Một số khuyến nghị trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Về nội dung chương trình
- Nên có giới hạn kiến thức thông báo trước trong đề thi của mỗi năm
- Biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho
từng khối, lớp ,về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ
- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh trùng lập. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm liền (từ lớp 10 đến lớp 12 )
- Trường nên mua bổ sung kịp thời những tài liệu nâng cao mới để giúp
giáo viên cập nhật những nội dung mới để đưa vào giảng dạy.
- Sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua
công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề
+ Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học v.v …
- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ .Tổ chức các buổi trao đổi , học hỏi giữa các GV bồi dưỡng
HSG trong phạm vi cấp tỉnh hay cụm tỉnh
- Cần đầu tư một cách đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học như: Phòng học bộ môn, thiết bị thực hành ,thí nghiệm, phương tiện công nghệ
thông tin , máy chiếu, loa trợ giảng ….
+ Về chế độ đãi ngộ với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng cao đối với giáo
viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi như: Ưu tiên khi xét các danh hiệu thi đua,
giảm tiết dạy chính khóa, ưu tiên trong các các đợt xét nâng bậc lương sớm, lấy
thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi làm một trong các tiêu chí đánh giá danh hiệu
giáo viên giỏi các cấp….
- Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có
năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên
+ Về quyền lợi , chế độ với học sinh giỏi
- Với học sinh ,giáo viên cần hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa
phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp
hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ
sung kiến thức.
có thêm động lực, yêu thích bộ môn hơn : Như đặt ra mức thưởng cao cho các giải ,
với các học sinh có giải cao cần được cộng điểm ưu tiên trong kì thi tốt nghiệp, đặc
biệt là kì thi đại học hiện nay, với các học sinh đạt giải quốc gia được ưu tiên xét
tuyển thẳng đại học thì các học sinh đạt giải cao ở kì thi cấp tỉnh cũng cần dược
cộng điểm ưu tiên khi thi đại học , đó chính là nguồn động viên lớn lao với các
em… nếu làm được điều này thì sự nghiệp bồi dưỡng HSG chắc chắn sẽ có nhiều
khởi sắc.
Kết luận chương 1
Trong chương này , tôi đã trình bày:
+ Lịch sử vấn đề nghiên cứu, quan điểm hiện đại về dạy học (bản chất quá trình dạy
học, nhiệm vụ của dạy học). Bên cạnh đó tôi cũng đã trình bày những lý luận về năng lực tư duy sáng tạo , tư duy vật lí, phát triển tư duy vật lí cho học sinh . Ngoài ra, ý nghĩa, vị trí ,vai trò, tác dụngcủa bài tập Vật lí , phân loại bài tập ,hướng dẫn
giải bài tập Vật lí cũng được trình bày để thông qua đó thấy được vai trò ,công việc
xây dựng một hệ thống bài tập mà tôi sẽ xây dựng ở chương sau.
+ Nêu ra quan điểm về HSG, mục đích dạy HSG, đồng thời đã phân tích vai trò của
việc ôn luyện HSG trong nhà trường phổ thông cũng như thực trạng của việc ôn tập
bồi dưỡng HSG
Vì vậy , để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG, thúc đẩy phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh thì GV cần có trình độ cao về
Lý luận và tác dụng, vai trò của bài tập Vật lí Cơ sở lý luận về tư duy, tư duy Vật lí của HS
+ Tôi cũng đã nêu ra một số tồn tại trong chương trình THPT đối với việc bồi dưỡng HSG, những khó khăn về chương trình ,nội dung bồi dưỡng, những khó khăn
của GV và HS khi tham gia bồi dưỡng HSG, từ đó đề cập dến một số nhu cầu để
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI