Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 26 - 29)

sự đa dạng về ngành nghề và độ tuổi lao động nên nguồn lao động của các DN NNN chiếm phần lớn nguồn lao động cả nƣớc.

Bốn là, với sự khiêm tốn về nguồn vốn do bản chất là nguồn đầu tƣ cá nhân nên hầu hết các DN NNN ít có điều kiện trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại. Điều này ảnh hƣởng không nh tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm là, do sự eo hẹp về nguồn vốn nên lĩnh vực kinh doanh của các DN NNN thƣờng hƣớng đến là những ngành có chi phí đầu tƣ ban đầu thấp, nhanh thu hồi vốn và ít sự cạnh tranh nhƣ: may mặc, gia công, đồ mỹ nghệ đồ trang sức,…

Sáu là, tỉ lệ vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh của các DN NNN diễn ra còn nhiều nhƣ nhiều doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh, trốn thuế, kinh doanh không đúng nội dung đăng ký…

1.3.2. Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nƣớc nƣớc

Kiểm tra thuế là một hoạt động có phần phức tạp hơn so với các nội dung khác của quản lý thuế. Kiểm tra là việc “xảy ra” đối với các doanh nghiệp chứ không phải là một thủ tục mà họ phải thực hiện một cách chắc chắn trong một số trƣờng hợp nhất định, và điều này có nghĩa là không phải tất cả các doanh nghiệp sẽ bị cùng một cơ quan, cùng tần suất, theo cách thức kiểm tra,… Các thủ tục khác, chẳng hạn nhƣ ĐKKD, dễ đánh giá hơn một chút khi mà tất cả các doanh nghiệp thuộc một loại hình cụ thể phải trải qua một loạt các bƣớc thủ tục nhất định. Còn kiểm tra thuế, vì khó xác định đƣợc một “trƣờng hợp điển hình” nên nội dung kiểm tra cũng khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện cho công tác kiểm tra thuế, các cán bộ công chức thuế tiến hành kiểm tra thuế theo quy trình đƣợc ban hành theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015. (Hình 1.1)

Hình 1.1. Quy trình kiểm tra thuế

(Nguồn: Quyết định số 746/QĐ-TCT, 2015)

Các bƣớc công việc cụ thể đƣợc giải thích nhƣ sau:

1.3.2.1. Kiểm tra thuế tại cơ quan thuế

a. Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế

Căn cứ vào thông tin của NNT trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Thuế, cùng với dữ liệu từ các cơ quan khác có liên quan nhƣ kho bạc, ngân hàng, kiểm toán,… bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn các DN NNN có rủi ro về việc kê khai thuế.

b. Lựa chọn DN NNN để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế

Việc lựa chọn DN NNN để kiểm tra đƣợc lên kế hoạch và lập danh sách hàng năm bởi Đội kiểm tra thuế. Những tiêu chí để lựa chọn DN NNN cần kiểm tra thuế gồm:

(i) DN NNN có dấu hiệu không bình thƣờng về kê khai thuế, hoặc có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp (nhƣ chậm nộp thuế, chứng từ không rõ ràng,…)

(ii) DN NNN có doanh thu năm hoặc số thuế phải nộp năm sau thấp hơn năm trƣớc trong khi tình hình thị trƣờng ổn định, hoặc vẫn có thể mở rộng quy mô kinh doanh.

c. Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế

Căn cứ và đánh giá rủi ro, bộ phận kiểm tra thuế trình thủ trƣởng CQT danh sách NNT cần kiểm tra thuế. Sau khi thủ trƣởng CQT duyệt xong danh sách NNT phải kiểm tra thuế, đội trƣởng đội kiểm tra thuế giao cụ thể số lƣợng NNT phải kiểm tra thuế cho từng cán bộ kiểm tra thuế.

d. Kiểm tra hồ sơ thuế

Dựa vào nhiệm vụ đƣợc giao, cán bộ kiểm tra thuế thực hiện kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế, bao gồm: hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo năm.

e. X lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế

- Khi kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế theo mẫu quy định của Tổng cục Thuế. Nội dung nhận xét hồ sơ thuế bao gồm:

+ Nhận xét việc phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế

+ Nhận xét căn cứ tính thuế, số thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế. + Đề xuất, kiến nghị

- X lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế

Tuỳ thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể mà cán bộ kiểm tra thuế có những nhận xét khác nhau về hồ sơ khai thuế của NNT.

Thứ nhất, với các hồ sơ khai thuế đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu; không có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế đƣợc lƣu lại cùng hồ sơ khai thuế.

Thứ hai, với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế kê khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo thủ trƣởng CQT ra thông báo yêu cầu NNT phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Thứ ba, với hồ sơ khai thuế phát hiện số liệu kê khai chƣa chính xác hoặc có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp; số tiền thuế đƣợc miễn, giảm; số thuế đƣợc hoàn… cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo thủ trƣởng CQT ra thông báo bằng văn bản đề nghị NNT giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo

mẫu số 01/KTTT ban hành kèm theo Thông tƣ 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.

1.3.2.2. Kiểm tra thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế

Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đƣợc thể hiện trong Bảng sau:

Bảng 1.2. Quy trình kiểm tra thuế tại trụ sở NNT

(Nguồn: Quyết định số 746/QĐ-TCT, 2015)

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)