Kết quả khảo sát cán bộ thuế tại Chi cục Thuế Thành phố Vũng Tàu

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 55 - 67)

Để có cái nhìn khách quan hơn về công tác kiểm tra thuế tại CCT TPVT, tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ cán bộ công chức đang làm việc tại đơn vị. Để thiết lập bảng khảo sát, tác giả tiến hành ph ng vấn lấy ý kiến của 10 cán bộ là những ngƣời có kinh nghiệm trong CCT TPVT hiện đang giữ vị trí quan trọng. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo các tiêu chí khảo sát của Nguyễn Phú Hùng (2017). Từ đó tác giả đƣa ra các tiêu chí để cán bộ, công chức thuế đánh giá. Tác giả tiến hành khảo sát 109 cán bộ, công chức đang làm việc tại CCT TPVT. Tác giả s dụng bảng câu h i cho điểm (theo quy ƣớc: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Không có ý kiến; 4: Đồng ý ; 5: Hoàn toàn đồng ý) để cán bộ thuế đánh giá. Kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở phần tiếp theo.

2.4.2.1. Đánh giá về tiêu chí “Cán bộ thuế nắm rõ kế hoạch kiểm tra hàng năm”

Sơ đồ 2. 13 Đánh giá của về tiêu chí “Cán bộ thuế nắm rõ kế hoạch kiểm tra hàng năm”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “Cán bộ thuế nắm rõ kế hoạch kiểm tra hàng năm” đƣợc đánh giá khá tốt với điểm đánh giá trung bình là 3,9. Đa số cán bộ công thức tại CCT TPVT đều lựa chọn “Đồng ý” (80/109 ngƣời đƣợc khảo sát, chiếm 73,4%). Đặc biệt không có

lựa chọn nào ở mục “Hoàn toàn không đồng ý” hoặc “Không đồng ý”, điều đó chứng t việc phổ biến kế hoạch hoạt động tại CCT TPVT đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn 20 ngƣời chọn “Không có ý kiến”, đây là những cán bộ không trực tiếp phụ trách nhiệm vụ kiểm tra thuế. Mặc dù vậy, lãnh đạo CCT TPVT cũng cần có giải pháp để tất cả các thành viên tại đơn vị của mình đều nắm đƣợc phƣơng hƣớng, hoạt động chung của CCT và riêng của từng bộ phận, đội thuế chức năng để từ đó có thể phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong tác nghiệp hàng ngày.

2.4.2.2. Đánh giá về tiêu chí “Việc lập kế hoạch kiểm tra phù hợp với nguồn lực của Chi cục Thuế”

Sơ đồ 2. 14 Đánh giá của về tiêu chí “Việc lập kế hoạch kiểm tra phù hợp với nguồn lực của CCT”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “Việc lập kế hoạch kiểm tra phù hợp với nguồn lực của CCT” chỉ đƣợc cán bộ, công chức tại CCT TPVT đánh giá ở mức trung bình với điểm trung bình là 3,06. Nguồn lực của CCT TPVT bao gồm vật lực và nhân lực. Về vật lực, có

thể nói cơ sở vật chất tại CCT TPVT đảm bảo cho hoạt động của cán bộ nhân viên, bao gồm hệ thống máy tính làm việc, các phần mềm quản lý,… Tuy nhiên về nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kiểm tra thuế thì còn có nhiều vấn đề phải xem xét. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, số cán bộ kiểm ta thuế hầu nhƣ không đổi qua các năm, đặc biệt năm 2019 chỉ còn 25 ngƣời. Nhƣ vậy số cán bộ phụ trách công tác kiểm tra thuế chỉ chiếm khoảng 23% tổng số cán bộ tại CCT TPVT nhƣng khối lƣợng công việc quá lớn và ngày càng tăng qua các năm.

Thứ hai, số cán bộ nữ chiếm 2/3 tổng số cán bộ tại các đội kiểm tra thuế. Trong khi kiểm tra thuế là công việc nặng nhọc, vất vả vì cán bộ kiểm tra phải làm việc tỉ mỉ, cẩn thận trong từng nội dung để tránh sai sót, gây thất thu thuế. Mặt khác, cán bộ nữ có nhiều áp lực về việc cân bằng giữa công việc và gia đình. Do đó, nếu CCT TPVT không có giải pháp tạo động lực cho đối tƣợng này thì rất dễ dẫn đến tình trạng “kiểm tra cho có”, vì vậy hiệu quả công việc không cao.

2.4.2.3. Đánh giá về tiêu chí “Số lượng cán bộ phụ trách kiểm tra thuế được phân bổ hợp lý”

Sơ đồ 2. 15 Đánh giá của về tiêu chí “Số lƣợng cán bộ phụ trách kiểm tra thuế đƣợc phân bổ hợp lý”

Tiêu chí “Số lƣợng cán bộ phụ trách kiểm tra thuế đƣợc phân bổ hợp lý” chỉ đƣợc cán bộ, công chức tại CCT TPVT đánh giá ở mức thấp với điểm trung bình là 2,8. Đây là hệ quả của tiêu chí trên, khi CCT TPVT chƣa cân đối đƣợc giữa khối lƣợng công việc là số lƣợng nhân sự chuyên trách hiện có. Bảng thống kê dƣới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn về hiện trạng này tại CCT TPVT.

Bảng 2. 10 Thực trạng nguồn nhân lực kiểm tra thuế tại CCT TPVT

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Theo tính toán của tác giả, trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019, bình quân một cán bộ kiểm tra tại CCT TPVT phải quản lý khoảng 127-176 DN NNN. Bên cạnh đó, chỉ tiêu số DN NNN cần kiểm tra hàng năm phải đạt 18,5% trên tổng số DN NNN hiện có trên địa bàn. Nhƣ vậy, tính bình quân theo chỉ tiêu một cán bộ kiểm tra phải thực hiện đƣợc từ 23-32 cuộc kiểm tra. Trong khi đó, quy định về thời gian cho một cuộc kiểm tra là 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định kiểm tra đến ngày hoàn thành biên bản kiểm tra. Nhƣ vậy, theo nhƣ chỉ tiêu thì một cán bộ kiểm tra phải mất từ 17-24 tháng mới hoàn thành nhiệm vụ của mình, và thời gian này đã quá 1 năm tài chính. Nghĩa là dù có làm hết sức của mình đi chăng nữa thì một cán bộ kiểm tra thuế vẫn không thể hoàn thành đƣợc kế hoạch theo chỉ tiêu đã đƣợc đề ra.

Trở lại thực tế tại CCT TPVT, kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra của cán bộ thuế bình quân khoảng 17-18 cuộc kiểm tra cho một cán bộ. Nhƣ vậy, nếu muốn

thực hiện chỉ tiêu kiểm tra đƣợc 18,5% số DN NNN đang hoạt động thì số nhân sự của đội kiểm tra phải lên đến từ 36-45 ngƣời.

Một phép tính nh ở đây đã cho thấy một trong những thực trạng trong công tác kiểm tra thuế tại CCT TPVT, đó là chỉ tiêu đặt ra quá cao trong khi nguồn nhân lực chƣa đủ để đáp ứng cho việc hoàn thành chỉ tiêu này.

2.4.2.4. Đánh giá về tiêu chí “Chi cục Thuế thường xuyên tổ chức tập huấn về kiểm tra thuế”

Sơ đồ 2. 16 Đánh giá của về tiêu chí “CCT thƣờng xuyên tổ chức tập huấn về kiểm tra thuế”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “CCT thƣờng xuyên tổ chức tập huấn về kiểm tra thuế” cũng chỉ đƣợc cán bộ công chức tại CCT TPVT đánh giá ở mức khá tốt với điểm trung bình là 3,56. Trong đó, đánh giá cao nhất là ở mức “Đồng ý” là 52 ngƣời (tƣơng ứng với 47,7%). Tuy nhiên số ngƣời đánh giá “Không có ý kiến” cũng khá cao (35 ngƣời, tƣơng ứng với 32,1%). Nguyên nhân có thể do việc đào tạo, tập huấn của CCT

TPVT đƣợc tổ chức với nhiều hình thức khác nhau nhƣng nhiều cán bộ, công chức không nắm rõ đƣợc bản chất của từng hình thức đào tạo, tập huấn.

2.4.2.5. Đánh giá về tiêu chí “Có sự phối hợp tốt giữa các đội trong nội bộ Chi cụ Thuế”

Sơ đồ 2. 17 Đánh giá của về tiêu chí “Có sự phối hợp tốt giữa các đội thuế trong nội bộ CCT”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “Có sự phối hợp tốt giữa các đội thuế trong nội bộ CCT” đƣợc cán bộ công chức tại CCT TPVT đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình là 3,69. Trong đó, đánh giá cao nhất là ở mức “Đồng ý” là 72 ngƣời (tƣơng ứng với 66,1%). Kết quả này cho thấy các đội tại CCT TPVT đã có ý thức trách nhiệm cao, luôn phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

2.4.2.6. Đánh giá về tiêu chí “Thời gian kiểm tra theo quy định đảm bảo để thực hiện một cuộc kiểm tra đầy đủ và chất lượng”

Sơ đồ 2. 18 Đánh giá của về tiêu chí “Thời gian kiểm tra theo quy định đảm bảo để thực hiện một cuộc kiểm tra đầy đủ và chất lƣợng”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “Thời gian kiểm tra theo quy định đảm bảo để thực hiện một cuộc kiểm tra đầy đủ và chất lƣợng” đƣợc đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình là 3,74. Nhƣ đã trình bày ở phần trên, thời gian quy định cho một cuộc kiểm tra là 10 ngày làm việc, tính từ ngày có quyết định kiểm tra thuế đến khi hoàn thành xong biên bản kiểm tra. Trong khi những nội dung để kiểm tra thuế là khá nhiều, số lƣợng chứng từ cần xem xét, đánh giá không ít, nhƣng 55% tổng số ngƣời đƣợc khảo sát đều đồng ý với tiêu chí này. Điều đó chứng t sự nỗ lực trong công việc của cán bộ kiểm tra thuế. Tuy nhiên, quy định về thời gian ở đây là 10 “ngày làm việc”, trong khi đó trên thực tế rất có khả năng cán bộ, công chức kiểm tra thuế phải làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ để kịp thời hoàn thành công việc của mình. Điều này về lâu dài có thể ảnh hƣởng đến sức kh e của cán bộ. Các cán bộ, công chức thuế sẽ không có đủ thời gian để tái tạo sức lao động của mình. Từ đó cũng sẽ ảnh hƣởng đến năng suất và hiệu quả kiểm tra thuế của cán bộ, công chức thuế.

2.4.2.7. Đánh giá về tiêu chí “Nội dung các cuộc kiểm tra thuế phù hợp”

Sơ đồ 2. 19 Đánh giá của về tiêu chí “Nội dung các cuộc kiểm tra thuế phù hợp”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “ Nội dung các cuộc kiểm tra thuế phù hợp” đƣợc đánh giá ở mức cao nhất so với các tiêu chí còn lại với điểm trung bình là 4,06. Đặc biệt đa số cán bộ, công chức đều đánh giá ở mức “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” với số lƣợng lần lƣợt là 80 ngƣời và 20 ngƣời (tƣơng ứng với tỷ lệ 73,4% và 18,3%). Nhƣ vậy có thể thấy những nội dung cần kiểm tra đã đƣợc CCT TPVT hoạch định rõ ràng, tạo điều kiện cho cán bộ kiểm tra thuế thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.4.2.8. Đánh giá về tiêu chí “Các cuộc kiểm tra thuế được nhập đầy đủ và theo dõi trên hệ thống quản lý thuế”

Sơ đồ 2. 20 Đánh giá của về tiêu chí “Các cuộc kiểm tra thuế đƣợc nhập đầy đủ và theo dõi trên hệ thống quản lý thuế”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “Các cuộc kiểm tra thuế đƣợc nhập đầy đủ và theo dõi trên hệ thống quản lý thuế” đƣợc đánh giá ở mức khá cao với điểm trung bình là 3,9. Trong đó, 90 ngƣời (tƣơng ứng với tỷ lệ 82,6% số ngƣời đƣợc khảo sát) đều đánh giá ở mức “Đồng ý”. Điều đó chứng t việc cập nhật thông tin, dữ liệu liên quan đến các DN NNN, bao gồm cả thông tin về các cuộc kiểm tra, đã trở thành quy định bắt buộc. Nhờ đó, CCT TPVT có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của các DN NNN để có thể có giải pháp x lý kịp thời thích hợp.

2.4.2.9. Đánh giá về tiêu chí “Các văn bản, chính sách hướng dẫn về xử phạt rõ ràng và thống nhất”

Sơ đồ 2. 21 Đánh giá của về tiêu chí “Các văn bản, chính sách hƣớng dẫn về xử phạt rõ ràng và thống nhất”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “ Các văn bản, chính sách hƣớng dẫn về x phạt rõ ràng và thống nhất” đƣợc đánh giá ở mức khá thấp với điểm trung bình là 2,99. Điều đáng nói có đến 15 ngƣời đƣợc khảo sát (chiếm 13,8%) đánh giá ở mức “Hoàn toàn không đồng ý”. Để lý giải cho nguyên nhân tiêu chí này bị đánh giá thấp, chúng ta sẽ tìm hiểu những hƣớng dẫn về x phạt vi phạm đối với những hành vi vi phạm hành chính về thuế.

Theo Thông tƣ 166/2013-TT-BCT Quy định chi tiết về x phạt vi phạm hành chính về thuế thì những hành vi sau đây sẽ bị x phạt hành chính:

(1) Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định;

(2) Khai không đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; (3) Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định;

nghĩa vụ thuế nhƣng không thuộc trƣờng hợp xác định là khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế;

(5) Vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;

(6) Khai sai dẫn đến thiếu số tiền phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc hoàn; (7) Trốn thuế, gian lận thuế.

Đối với mỗi nội dung ở trên đều có quy định, hƣớng dẫn cụ thể về mức x phạt. Bảng 2. 11 dƣới đây là một ví dụ về x phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế.

Bảng 2. 11 Xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Thông tư 166/2013-TT-BTC))

Có thể thấy Thông tƣ 166 đã trình bày khá rõ mức x lý vi phạm cho từng hành vi vi phạm của NNT. Tuy nhiên, vấn đề gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế ở đây chính là việc xác định chính xác các tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng để có thể ra quyết định x phát hợp lý.

Ví dụ, theo quy định tại Điều 9 Luật x lý vi phạm hành chính có quy định một trong những tình tiết giảm nhẹ là “Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức

hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Tuy nhiên để xác định đƣợc NNT có phải là “ngƣời già yếu” hay không thì cũng là vấn đề không dễ x lý.

Theo quy định của Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009, “ngƣời cao tuổi đƣợc quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Trong khi đó, theo hƣớng dẫn của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 15/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự quy định “ngƣời già” là ngƣời từ 70 tuổi trở lên. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt lại hƣớng dẫn về đối tƣợng “ngƣời quá già yếu” là ngƣời từ 70 tuổi trở lên hoặc ngƣời từ 60 tuổi trở lên nhƣng thƣờng xuyên đau ốm. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng tuy một số văn bản có đề cập nhƣng các đối tƣợng đƣợc quy định trong các văn bản hƣớng dẫn nêu trên lại không đồng nhất với đối tƣợng “ngƣời già yếu” đƣợc quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật X lý vi phạm hành chính năm 2012 bởi các văn bản này không đƣợc áp dụng trong lĩnh vực x phạt vi phạm hành chính mà áp dụng trong lĩnh vực hình sự. Do đó, việc xác định tình tiết “ngƣời vi phạm hành chính là ngƣời già yếu” khi x phạt trong thực tế hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của ngƣời có thẩm quyền x phạt. Để xác định đƣợc chính xác đối tƣợng đặc biệt này đòi h i ngƣời có thẩm quyền x phạt phải căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể để đánh giá tình trạng sức kh e và độ tuổi của ngƣời vi phạm tại thời điểm họ thực hiện vi phạm hành chính.

Ví dụ trên cho thấy những văn bản hƣớng dẫn về x phạt các hành vi vi phạm của NNT vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế.

2.4.2.10. Đánh giá về tiêu chí “Việc nộp tiền phạt và truy thu thuế sau kiểm tra của doanh nghiệp thực hiện tốt”

Sơ đồ 2. 22 Đánh giá của về tiêu chí “Việc nộp tiền phạt và truy thu thuế sau kiểm tra của doanh nghiệp thực hiện tốt”

(Nguồn: Kết quả khảo sát)

Tiêu chí “Việc nộp tiền phạt và truy thu thuế sau kiểm tra của doanh nghiệp thực hiện tốt” bị đánh giá thấp nhất trong tất cả các tiêu chí khảo sát, với điểm trung bình là 2,03. Dễ dàng lý giải cho trƣờng hợp này khi mà tỷ lệ nợ thuế sau kiểm tra thuế đối với DN NNN tại CCT TPVT năm nào cũng cao, đặc biệt là năm 2019, số

Một phần của tài liệu LUẬN văn (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)