Đầu tiên, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với DN NNN, CCT TPVT cần xây dựng Bộ tiêu chí quản lý rủi ro về thuế nhằm lựa chọn doanh nghiệp cần kiểm tra một cách chính xác.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tƣ số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Thông tƣ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2021. Trong đó, nội dung Thông tƣ quy định công khai các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro ngƣời nộp thuế, không ban hành dƣới chế
độ mật nhƣ đã thực hiện trƣớc đây (do bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý thuế không thuộc danh mục văn bản mật của Bộ Tài chính). Quy định này nhằm mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đánh giá ngƣời nộp thuế, đồng thời cũng để ngƣời nộp thuế tự so chiếu các tiêu chí đánh giá để hoàn thiện, từ đó nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của ngƣời nộp thuế. Bên cạnh đó, CQT sẽ có trách nhiệm ban hành các chỉ số tiêu chí nhằm thực hiện mục tiêu giúp cho CQT triển khai công tác quản lý rủi ro đƣợc linh hoạt, chủ động trong việc thay đổi các chỉ số tiêu chí cho phù hợp với thực tế quản lý thuế trong từng thời kỳ; góp phần giảm thiểu thủ tục hành chính không cần thiết cho cơ quan quản lý cấp bộ.
Nhƣ vậy, bên cạnh những tiêu chí đánh giá rủi ro trong kiểm tra thuế đã có sẵn, CCT TPVT nên nghiên cứu và s dụng một số những tiêu chí quản lý rủi ro thuế phù hợp với đặc điểm của DN NNN tại địa phƣơng của mình nhƣ: biến động của tỷ lệ thuế TNDN và thuế GTGT phát sinh trên doanh thu (Doanh thu tăng nhƣng thuế phát sinh giảm); thuế phát sinh hoặc giảm sút so với các năm trƣớc hoặc so với các doanh nghiệp cùng ngành mà không giải trình đƣợc; sự khác biệt giữa các yếu tố trong kê khai các loại thuế (ví dụ thuế TNDN và GTGT….);…
Tiếp theo là việc lập kế hoạch kiểm tra. Điều 19 Thông tƣ số 31/2021/TT- BTC quy định rõ, CQT lựa chọn trƣờng hợp kiểm tra tại trụ sở của NNT phải đảm bảo các tiêu chí sau: trƣờng hợp đƣợc lựa chọn qua phân tích, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro NNT không dƣới 90% số lƣợng trƣờng hợp đƣợc kiểm tra theo kế hoạch hàng năm; trƣờng hợp đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên không quá 10% số lƣợng trƣờng hợp đƣợc kiểm tra theo kế hoạch hàng năm. Việc lựa chọn NNT dự kiến đƣa vào kế hoạch kiểm tra năm tại trụ sở của ngƣời nộp thuế theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và không trùng lặp với NNT đã đƣợc lựa chọn đƣa vào kế hoạch thanh tra năm tại trụ sở của NNT theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống. Theo đó, Thông tƣ không quy định cũng nhƣ giao mức chỉ tiêu về số lƣợng doanh nghiệp cần kiểm tra trong kế hoạch hàng năm. Vì vậy, CCT TPVT cần cân đối giữa nguồn nhân lực hiện có và việc xây dựng mục tiêu hàng năm đối với công tác kiểm tra thuế đối với DN NNN.
Thứ ba, CCT TPVT cần xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với DN NNN còn thiếu nhƣ chi phí bình quân cho một cuộc kiểm tra và thời gian bình quân của một cuộc kiểm tra. Đây không những là tiêu chí để xác định mức độ hao tốn nguồn lực của đơn vị trong công tác kiểm tra nhằm đƣa ra giải pháp tiết kiệm trong những kỳ kiểm tra sau. Việc xác định tiêu chí này còn mang nhiều ý nghĩa khác, cụ thể:
(i) Xác định thời gian bình quân cho một cuộc kiểm tra sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp rút ngắn thời gian để x lý xong một cuộc kiểm tra (bao gồm các công đoạn: ra quyết định kiểm tra, tiến hành kiểm tra và hoàn thành biên bản kiểm tra). Khi thời gian s dụng cho các cuộc kiểm tra đƣợc thu gọn và tiết kiệm, CCT sẽ có thêm thời gian để có thể kiểm tra nhiều doanh nghiệp khác nằm ngoài kế hoạch, giúp đơn vị hoàn thành vƣợt chỉ tiêu nhiệm vụ đƣợc giao.
(ii) Qua việc tổng hợp thời gian tiêu tốn cho công tác kiểm tra, CCT TPVT có thể đánh giá năng lực của từng cán bộ kiểm tra thông qua việc tính toán thời gian bình quân một cán bộ dùng cho một cuộc kiểm tra. Việc bấm giờ, tính toán thời gian này cũng giúp CCT TPVT nhận diện đƣợc công đoạn nào làm tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của cán bộ kiểm tra nhất, từ đó tập trung tìm giải pháp cho các nội dung, công đoạn đó.
(iii) Kết quả thống kê các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế là căn cứ để lãnh đạo CCT TPVT xây dựng kế hoạch kiểm tra vào năm sau một cách khoa học và sát với tình hình thực tế của địa phƣơng do mình quản lý hơn, tránh tình trạng “ấn định” chỉ tiêu năm sau phải tăng so với năm trƣớc với một tỷ lệ không mang tính khả thi.
Thứ tƣ, là việc bố trí nhân sự cho công tác kiểm tra. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, vấn đề thiếu nhân lực cho các đội kiểm tra thuế là một trong những nguyên nhân chính khiến công tác kiểm tra thuế đối với DN NNN đều không đạt đƣợc các chỉ tiêu đã đề ra. Do đó, trong bối cảnh số DN NNN ngày càng tăng thì số lƣợng cán bộ kiểm tra thuế cũng phải tăng để kịp thời theo sát những biến động của các doanh nghiệp. Nếu không thể tuyển thêm nhân sự mới, lãnh đạo CCT TPVT cần tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả công việc của các cán bộ, nhân viên tại đơn
vị của mình để xác định mức độ công bằng về khối lƣợng công việc đƣợc giao cho các nhân viên. Từ đó, tiến hành điều chuyển những cán bộ ở khu vực có khối lƣợng công việc ít sang hỗ trợ cho bộ phận kiểm tra. Việc điều chuyển nội bộ này có thể là trong ngắn hạn, có thể là giải pháp lâu dài tùy vào tình hình thực tế của đơn vị trong từng giai đoạn khác nhau.
Thứ năm, tăng cƣờng sự phối hợp, hợp tác giữa các bộ phận, đội chức năng trong đơn vị. Hiện nay việc phối hợp giữa các đội chức năng tại CCT TPVT đƣợc thực hiện khá tốt thông qua đánh giá kết quả khảo sát cán bộ, công chức thuế. Tuy nhiên, để các hoạt động quản lý thuế nói chung và hoạt động kiểm tra thuế nói riêng đƣợc diễn ra một cách thông suốt, trôi chảy, CCT TPVT cần xây dựng quy trình làm việc chuẩn tại đơn vị của mình. Quy trình làm việc này thể hiện các bƣớc công việc đối với từng nghiệp vụ trong nội bộ từng đội chức năng, và mối quan hệ giữa các đội chức năng với nhau. Trong đó quy định rõ thời gian tối đa cho từng bƣớc công việc và cá nhân nào chịu trách nhiệm về bƣớc công việc đó. Nhƣ vậy, nếu trong quá trình kiểm tra thuế, nếu thấy có vấn đề gì thì cán bộ kiểm tra có thể xác định đƣợc cán bộ liên quan và yêu cầu sự hỗ trợ kịp thời.
Thứ sáu, hoàn thiện cơ sở dữ liệu của các DN NNN để phục vụ cho công tác kiểm tra thuế. Khi xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT, những thông tin liên quan đến NNT đều đƣợc cập nhật một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ với sự hỗ trợ từ CNTT hiện đại giúp ngành thuế có đầy đủ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, trong đó có kiểm tra thuế.
Hệ thống cơ sở dữ liệu của các DN NNN cần đảm bảo cung cấp các nội dung liên quan nhƣ sau: (i) Thông tin chung về doanh nghiệp nhƣ loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính, cơ cấu tổ chức, hình thức hạch toán kế toán, hình thức sở hữu vốn, số lao động….; (ii) Thông tin tình hình SXKD và kê khai nộp thuế: thông tin trong tờ khai các loại thuế, phí, lệ phí (tờ khai, bảng kê...); thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế (BCTC; quyết định miễn, giảm thuế…); (iii) Thông tin về tính tuân thủ kê khai và nộp thuế: tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách của NNT (số lần nộp chậm, không nộp tờ khai…); (iv) Cơ sở dữ liệu về
kết quả kiểm tra qua các năm; (v) Thông tin từ các bên liên quan nhƣ Kho bạc, Hải quan, các bộ, ngành, báo, đài, thông tin tố cáo...
Thứ bảy, đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp các ngành có liên quan trong kiểm tra thuế. Đây là công việc rất quan trọng đối với kiểm tra thuế do đối tƣợng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho kiểm tra; cụ thể:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ những nội dung liên quan đến công tác đăng ký doanh nghiệp; thay đổi nội dung kinh doanh, giải thể doanh nghiệp.
- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu cho cơ quan công an trong công tác điều tra tội phạm kinh tế.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng kiểm tra để phát hiện các trƣờng hợp s dụng đất không đúng mục đích, không đúng hợp đồng và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với NN, các doanh nghiệp có khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Phối hợp với Ngân hàng trong việc xác minh tính minh bạch của chứng từ ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi trong hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp trong kiểm tra thuế.