Họa tương tác với việc lập trình trên hệ CAD/CAM

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm Catia Trong Lập Trình Thiết Kế Và Gia Công Chi Tiết Khuôn Trên Máy Cnc-255902 (Trang 29 - 31)

Có thể nói việc sử dụng đồ họa tương tác vào lập trình NC là một ví dụ nổi bật về tích hợp giữa CAD và CAM. Trình tự của thủ tục lập trình được tiến hành trên terminal đồ họa (có thể coi là một máy vi tính) của hệ thống CAD/CAM. Từ dữ liệu hình học mô tả chi tiết do quá trình CAD tạo ra, người lập trình sẽ dựa vào đó để xây dựng đường đi của dụng cụ cắt. Trong hầu hết các phần mềm tích hợp CAD/CAM ngày nay thì đường đi đó được tự động tạo ra. Kết quả thu được là một chương trình APT hoặc một tệp CLFILE thực (Cutter location File: tệp vị trí dao cắt) mà dựa vào đó, có thể tiến hành các bước tiếp theo để tạo băng đục lỗ phục vụ cho quá trình gia công chi tiết.

Tất cả các nhà cung cấp hệ thống CAD/CAM lớn đều có bán kèm theo các gói phần mềm lập trình gia công NC. Mặc dù, các gói phần mềm đều có những đặc

- 17 -

điểm khác nhau giữa các nhà cung cấp nhưng chúng đều vận hành theo một cách thức giống nhau.

Sử dụng các hệ CAD/CAM trong lập trình NC gia công chi tiết là cách tiếp cận có nhiều ưu điểm:

- Tiết kiệm thời gian xác định hình học: nhờ sử dụng hệ đồ họa của chương trình CAD/CAM mà dữ liệu hình học của chi tết gia công được tạo ra trong giai đoạn thiết kế CAD, do vậy người lập trình gia công chi tiết không phải tái tạo dữ liệu này, điều mà lập trình APT không thể có được

- Thẩm định cụ thể, trực quan: Nhờ có màn hình máy tính và kỹ thuật đồ họa, đường đi của dao cắt được hiển thị lên màn hình bằng hình ảnh nên người lập trình có thể kiểm tra rất cụ thể, sinh động và trực quan. Do vậy, đa số lỗi lập trình được phát hiện và chỉnh sửa ngay sau khi vừa mắc phải. Trong khi đó, với các ngôn ngữ NC (kể cả APT) truyền thống thì chắc chắn sẽ có một khoảng thời gian trì hoãn giữa viết chương trình vớiquá trình phát hiện sửa lỗi.

- Sử dụng các chương trình cắt gọt tự động: Khi lập trình gia công những chi tiết thông dụng như các chi tiết cần phay cạnh hay phay hốc lõm, thì việc sử dụng các chươngtrình kiểu MACRO sẽ giảm nhiều thời gian lập trình.

- Có lợi cho sản xuất đơn chiếc: Do thời gian lập trình gia công chi tiết giảm rất nhiều nhờ việc sử dụng hệ thống CAD/CAM. Vì vậy, NC lúc này trở thành một phương pháp hấp dẫn về kinh tế đối với sản xuất đơn chiếc. Nếu không có hệ CAD/CAM thì để lập trình, cần phải có một lượng thời gian lớn và đó sẽ là một trở ngại ngăn cản cho việc sử dụng NC trong sản xuất đơn chiếc.

- Tích hợp các chức năng liên quan: có một cơ hội hiển nhiên cho việc tích hợp chức năng thiết kế sản phẩm với chức năng lập trình NC gia công chi tiết. Trong giai đoạn sản xuất cũng có cơ hội để tích hợp các chức năng như vậy, chẳng hạn thiết kế dụng cụ cắt, thiết kế quy trình công nghệ, phân nhóm chi tiết gia công để dễ lập trình,... Bằng rất nhiều ưu điểm của CAD/CAM trong lập trình gia công chi tiết, chắc chắn toàn bộ logic của qúa trình này sẽ được xử lý trên máy tính. Điều

- 18 -

này cho phép lập trình NC sớm được máy tính thực hiện trọn vẹn và tự động mà không cần có sự can thiệp của con người.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm Catia Trong Lập Trình Thiết Kế Và Gia Công Chi Tiết Khuôn Trên Máy Cnc-255902 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)