Nhập dữ liệu theo lối thủ công

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm Catia Trong Lập Trình Thiết Kế Và Gia Công Chi Tiết Khuôn Trên Máy Cnc-255902 (Trang 31 - 32)

Nhập dữ liệu theo lối thủ công hay còn gọi là MDI (Manual Data Input) liên quan đến việc vào dữ liệu lập trình gia công thông qua một màn hình CRT đặt tại nơi bố trí máy NC do vậy tránh phải dùng đến băng có đục lỗ. Việc lập trình thường do người điều khiển máy đó đảm nhiệm luôn. Các hệ NC được trang bị bộ phận MDI có một máy tính để làm bộ phận điều khiển (CU).

MDI được thiết kế để tạo thuận lợi cho quá trình lập trình gia công chi tiết bằng cách sử dụng kiểu tương tác, nhằm hỗ trợ người vận hành máy NC trong mọi bước của quá trình đó. Nó truy vấn người vận hành máy về các chi tiết trong công việc cắt gọt để rồi người vận hành nhập chương trình vào máy khi họ hoàn thành công việc trả lời các câu hỏi.

Bộ phận MDI sử dụng ngôn ngữ xưởng máy chứ không dùng hệ thống chữ cái và chữ số theo ABC, nhờ vậy tránh được những lầm lẫn hay gặp trong lập trình. Người vận hành NC phải đọc được bản vẽ kỹ thuật và hiểu được công việc gia công cắt gọt, kỹ thuật lập trình NC.

Ưu điểm lớn nhất của MDI là đơn giản. Nó thể hiện một con đường tương đối dễ dàng để các xí nghiệp nhỏ quá độ tới NC. Do không cần có băng đục lỗ nên nhờ MDI mà có thể tiết kiệm được thiết bị đục băng mà bình thường hệ NC nào cũng phải có.

Hạn chế của MDI là chương trình phải tương đối ngắn và đơn giản đồng nghĩa với các công việc cắt gọt cũng không được phức tạp. Lý do bởi màn hình CRT chỉ có thể hiển thị được từ 22 đến 25 dòng lệnh do vậy khi chương trình quá dài thì người lập trình không thể nhớ hết được các dòng lệnh. Một trong những

- 19 -

nhược điểm lớn nhất của MDI là trong khi việc lập trình đang được tiến hành thì bản thân máy công cụ phải dừng sản xuất. Chương trình càng phức tạp thì máy công cụ càng phải dừng lâu để chờ lập trình xong. Để khắc phục nhược điểm này, trong khi máy công cụ đang gia công chi tiết thứ nhất thì người vận hành tranh thủ nhập chương trình cho chi tiết thứ hai và khi chi tiết thứ hai đang được gia công thì đến lượt chương trình thứ ba được đưa vào máy tính, luân phiên như vậy cho đến khi hết lô hàng. Phương pháp này rút ngắn thời gian chờ đợi giữa các lượt gia công.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm Catia Trong Lập Trình Thiết Kế Và Gia Công Chi Tiết Khuôn Trên Máy Cnc-255902 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)