Nhiệm vụ của máy tính

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm Catia Trong Lập Trình Thiết Kế Và Gia Công Chi Tiết Khuôn Trên Máy Cnc-255902 (Trang 27 - 29)

Máy tính có bốn nhiệm vụ, đồng thời cũng là bốn bước phải được thực hiện theo trình tự sau:

- 15 -

- Thực hiện các phép tính số học - Tính toán lượng bù dao

- Hậu xử lý (Postprocessor)

Trình tự bốn bước và mối quan hệ của chúng với người lập trình được minh họa như hình 2-3 sau:

Hình 2.3 Các bước trong lập trình gia công chi tiết có sự trợ giúp của máy tính

Người lập trình đưa chương trình (được viết bởi các ngôn ngữ lập trình như: APT, ADAPT, SPLIT,… vào máy tính. Bộ phận dịch thông báo đầu vào sẽ dịch các lệnh trong chương trình sang dạng máy tính có thể xử lý được, chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Bộ phận tính toán số học của máy tính gồm có một bộ chương trình (chương trình con) sẽ có nhiệm vụ giải những bài toán cần thiết nhằm tạo bề mặt mong muốn. Bộ phận số học thực sự là thành phần quan trọng nhất. Nó giúp người lập trình thoát khỏi những phép tính hình học và lượng giác tốn phí nhiều công sức để tập trung thời gian vào vấn để gia công chi tiết.

Xác định đường đi của dao cắt là nhiệm vụ thứ hai của người lập trình. Tuy nhiên, đường đi thực tế của dao khác với đường viền của vật làm một khoảng bán kính dao, vì đường đi đó được xác định bởi quỹ đạo của tâm dao còn đường viền chi tiết gia công được tạo ra bởi mặt ngoài của dao khi dao di chuyển. Ta gọi khoảng cách giữa đường đi của dao so với đường viền của chi tiết gia công là lượng bù dao. Mục đích tính toán lượng bù dao là nhằm bù cho đường đi một lượng bằng

- 16 -

bán kính dao để tạo ra đường viền của vật làm. Điều đó có nghĩa là người làm có thể xác định chính xác đường viền gia công chi tiết trong các lệnh hình học. Việc tính toán lượng bù đã có thường trình trong máy tính đảm nhiệm, nhờ đó người lập trình không cần phải quan tâm.

Ta đã biết rằng, các hệ máy công cụ NC rất khác nhau về đặc điểm cũng như khả năng. Khuôn dạng băng NC mà chúng sử dụng cũng rất khác nhau. Hầu như mọi ngôn ngữ lập trình gia công chi tiết đều được thiết kế làm ngôn ngữ mục đích chung và chúng không dành riêng cho một loại máy công cụ nào cả. Do vậy, nhiệm vụ cuối cùng của máy tính trong trợ giúp lập trình gia công chi tiết là nhận lấy các lệnh viết bằng ngôn ngữ chung đó rồi biến các lệnh ấy trở thành riêng cho một máy công cụ cụ thể. Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này là bộ Postprocessor (hậu xử lý) có trong máy tính. Hậu xử lý là một chương trình máy tính riêng biệt, được viết để chuẩn bị băng cho một máy công cụ riêng biệt. Đầu vào (input) của chương trình hậu xử lý là đầu ra của dãy các vị trí dao cắt và các lệnh khác. Đầu ra (Output) của chương trình hậu xử lý là băng NC được viết theo một khuôn dạng băng đúng cho máy công cụ mà băng đó phục vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Phần Mềm Catia Trong Lập Trình Thiết Kế Và Gia Công Chi Tiết Khuôn Trên Máy Cnc-255902 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)