CHƯƠNG 4. Bận tưới cây nhà ai?

Một phần của tài liệu Ebook Đừng chạy theo số đông: Phần 1 (Trang 33 - 39)

10

Bạn vẫn kiếm ít tiền hơn nhiều so với người bán nước mía.

Đơn giản bởi họ ở THỊ TRƯỜNG under-served (chưa được khai thác) còn bạn ở thị trường over-served (thừa mứa)

Lỗi mà 99% các bạn gặp phải đó là KHÔNG TẬP TRUNG tìm thị trường UNDER-SERVED.

Chúng ta chạy theo tính hào nhoáng. Sự tự hào. Cao siêu. Lời hứa. Và sự chính thống.

Chạy bàn là một thị trường thừa mứa (over-served). Bạn có thể tự hào vì bạn lao động. Học hỏi. Nhưng bạn đang ở sai thị trường.

Bạn chạy bàn là bạn đói. Một nhà hàng có đến 20 người chạy bàn. Một đất nước có một đội ngũ chạy bàn hùng hậu. Bạn chạy bàn, bạn đói.

Tương tự với các thị trường HOT. Dần dần trở nên over-served. Thời nay bằng cấp nhiều vô kể. Giáo dục là cái tốt. Nhưng giáo dục chính thống tạo ra sản phẩm lao động thừa mứa hàng loạt.

Hãy linh hoạt trong giáo dục. HỌC CÁCH HỌC.

Bởi những gì bạn học có thể giá trị bây giờ nhưng sẽ thừa mứa (over- serving) trong tương lai. Bạn cần phải học cái khác, trong thời gian ngắn. Đừng tập trung vào sự hào nhoáng. Sự ổn định. Sự tự hào trong lao động cổ vũ bởi xã hội.

HÃY TẬP TRUNG VÀO THỊ TRƯỜNG.

Bởi công việc bạn có ý nghĩa, cao siêu với bạn bao nhiêu nhưng nếu thị trường không quan tâm, thì TẤT CẢ TRỞ NÊN VÔ NGHĨA. Bao nhiêu bằng cấp cũng chỉ để trang trí.

Và công việc có vớ vẩn bao nhiêu, thấp kém, không có bằng cấp bao nhiêu, nhưng nếu thị trường under-served, bạn cũng trở thành kingpin!

Đừng trân trọng lao động. Đừng trân trọng học vị, học hàm. Hãy trân trọng thị trường.

(Facebook Kien Tran)

CHƯƠNG

Luật Cung Cầu Không Chừa Một Ai

Q uy luật cung cầu là một quy luật cơ bản và mạnh nhất ở bất kỳ thị trường nào.

Nhưng phần lớn chúng ta chỉ coi nó đúng ở thị trường vật chất hữu hình thay vì vô hình. Chúng ta vẫn ảo giác hoặc tự huyễn hoặc rằng có một số thứ có thể miễn nhiễm và thoát khỏi quy luật cung cầu − chỉ cần nó tốt.

Không có gì thoát được nó. Nó là quy luật mạnh nhất của thị trường, chi phối toàn bộ mọi thứ. Kể cả những thứ chúng ta cho là tốt.

Nếu tiền có thể được in ra, giá trị của nó chỉ ngang lá cây. Kim cương chỉ có giá ngang cục gạch.

Giá trị của bằng đại học trong thời đại này giảm mạnh so với 10 năm trước. Nó rất tốt, nhưng thừa mứa.

Như bất kỳ thứ gì đang tồn tại. Nó cũng không thoát khỏi và vẫn phải gục ngã trước quy luật cung cầu.

Có hai loại giá trị bạn cần biết.

64🎈 Đừng chạy theo số đông Luật Cung Cầu Không Chừa Một Ai 🎈65

Giá trị cốt lõi là giá trị hữu dụng vốn có của nó.

Giá trị thị trường là giá trị mà thị trường sẵn sàng bỏ tiền để có nó. Phần lớn chúng ta nhầm lẫn giữa 2 thứ. Chúng ta cho rằng giá trị cốt lõi là giá trị thị trường. Bạn cho rằng những thứ bạn cho là tốt thì thị trường cũng sẽ coi nó tốt như bạn và sẽ có giá cao. Những thứ không có giá trị hữu dụng thì thị trường phải trả giá thấp.

Trên thực tế, hai giá trị này không phải lúc nào cũng bằng nhau. Trong phần lớn các trường hợp, hai giá trị này khác nhau, thậm chí khác nhau một trời một vực.

Một cốc cafe ở đầu ngõ nhà bạn có giá 15 ngàn VND.

Nhưng cốc cafe giống hệt không khác tí gì (thậm chí có thể dở hơn) nếu mua ở trung tâm thành phố có thể có giá gấp đôi.

Giá trị trị trường chi phối giá trị cốt lõi. Làm cho giá trị cốt lõi trở nên vô nghĩa.

Giá trị cốt lõi của một cuốn sách có thể rất khủng khiếp. Nó tấn công trực tiếp vào não bộ, thay đổi tư duy, nhận thức, tính cách, hành vi và cuộc đời của cả một con người, thậm chí cả các thế hệ về sau. Nhưng giá thị trường chỉ ngang một bữa ăn hàng.

Cái bữa ăn mà đem lại khoái lạc nhất thời cho bạn trong thời gian 20 phút lại có giá thị trường cao hơn giá của một cuốn sách, có giá trị cốt lõi khủng khiếp dài hạn. Đây là thực tế. Quy luật cung cầu không chừa một ai.

Nếu ai đó khuyên bạn “Bằng đại học không quan trọng và đừng theo đuổi nó” bạn sẽ cho rằng đây là một lời khuyên sáo rỗng. Chắc hẳn đã có người nói với bạn điều này rồi nhưng chẳng hiểu sao vẫn luôn có một lực hút luôn hút bạn lại.

Có những bạn vẫn sống trong fantasy và nghĩ rằng bằng cấp quan trọng đến mức thiết yếu. Chúng ta được dạy từ bé, qua từng cấp học rằng bằng đại học là thiết yếu và ai cũng phải có. Bạn coi trọng nó giống như một loại “tài sản” trên mảnh đất Minecraft của bạn để bạn bấu víu và dùng để “xin” việc. Nhìn chung đó gần như là tất cả những gì bạn có trong thời điểm này. Một bãi đất trống và hi vọng là một cái bằng.

Rồi sau này cũng có những luồng ý kiến “táo bạo” cho rằng đại học không phải con đường thành công duy nhất được truyền tai nhau nhưng cũng chỉ dừng ở mức độ bàn luận trao đổi.

Sâu thẳm chúng ta vẫn cảm thấy bất an nếu một mình chúng ta không có bằng cấp. Sâu thẳm chúng ta vẫn muốn gia nhập số đông chạy theo bằng cấp, rồi cạnh tranh bằng cấp. Họ cũng có, bạn không thể không có. Ít ra, đây là con đường “an toàn” nhất. Chính thống nhất. Chính thống đến nỗi gia đình, xã hội, thầy cô, bạn bè, truyền thông, tất cả đều đã mặc định và chấp nhận như một cộng một bằng hai và không thể bằng ba. Có vẫn hơn không. Và nếu không có bằng cấp thì làm cái gì bây giờ?

Lực hấp dẫn lại hút bạn lại.

Giống như việc bạn nhìn qua một cái ống nước. Đầu bên kia của ống nước là tất cả những gì bạn nhìn thấy xuyên qua ống tối. Duy nhất chỉ có vậy. Bạn quên mất bạn có thể bỏ cái ống nước đi và nhìn thấy MỌI THỨ. Những lựa chọn khác mà bạn chưa từng cân nhắc.

66🎈 Đừng chạy theo số đông Luật Cung Cầu Không Chừa Một Ai 🎈67

Khi bạn thuộc số đông, bạn đang nhìn qua một cái ống nước. Đại học và một bộ sưu tập bằng cấp chứng chỉ là con đường duy nhất để thành công. Cuộc đời bạn thậm chí còn không quan trọng bằng cái bằng. Bạn bất chấp tất cả để có được nó. Học phí bao nhiêu cũng nộp. Thời gian hữu hạn mất đi bao nhiêu cũng không tiếc. Thầy cô dạy chán, thiếu tâm huyết, lớp học hàng trăm người cũng phải chấp nhận. Giáo trình cũ, lỗi thời, đắt tiền cũng phải chấp nhận. Thủ tục, các môn học nhồi sọ vẫn phải phí cuộc đời ngồi nghe, học thuộc và ngồi thi.

Như thể bạn bị một cái xích thắt vào cổ và trường học là người dẫn dắt bạn, cho bạn ăn khi nó muốn và xiết chặt tương lai của bạn khi bạn chống cự.

Bạn cần bằng. Họ là bên cấp bằng. Bạn trả tiền nhưng luôn tự hỏi tại sao bạn không được đối xử như một khách hàng. Tại sao những thứ bạn muốn học lại không được học một cách tử tế và những thứ bạn không muốn học lại bắt buộc phải học?

Tại sao bạn không được trang bị giáo dục thật sự − thứ mà bạn thật sự theo đuổi và mong muốn chứ không phải cái tấm giấy được in hàng loạt có tên “Bằng Đại Học” kia.

Hãy nhìn xung quanh bạn.

Ai cũng có bằng. Nhưng có kinh nghiệm sống, kỹ năng sống, hoặc chuyên ngành thì chưa chắc. Bằng thì có người vài cái.

Nhưng thôi, hãy cứ cho là bằng cấp có giá trị cốt lõi thật. Giả sử bạn học xong bằng và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để đi làm.

Nhưng có đảm bảo 100% bạn có việc không? Không. Đừng quên luật cung cầu không chừa một ai.

Nếu bạn đang ở thị trường thừa mứa bằng cấp, thừa mứa nhân lực giỏi chuyên ngành, bạn càng muốn đặc biệt bao nhiêu, bạn càng có xu hướng giống những người bạn của bạn bấy nhiêu. Một lúc nào đó bạn

sẽ tự hỏi, tại sao mình giỏi, mình chăm, cống hiến, nhiều bằng, thậm chí du học, nhưng thu nhập vẫn chỉ ở mức vừa đủ (chưa xứng đáng).

Bạn bị chi phối bởi giá trị thị trường và cung cầu.

Khi ở một thị trường lao động lạm phát bằng cấp và quá thừa nhân lực. Cách tốt nhất không phải là nỗ lực dấn thân.

Cách tốt nhất là tìm lối thoát. Thị trường này không còn hấp dẫn.

68🎈 Đừng chạy theo số đông Sự Thật Về Lao Động 🎈69

11

CHƯƠNG

Sự Thật Về Lao Động

“Nếu bạn không xây dựng ước mơ của riêng bạn, người khác sẽ thuê bạn để xây dựng giấc mơ của họ”

– Tony Gaskins

C húng ta được dạy lao động là vinh quang.

Mình đồng ý với lời dạy này. Hai từ “lao động” nếu đứng một mình là một từ rất cao đẹp. Bạn cần lao động để tạo ra giá trị và giúp đỡ chính bạn hay người khác.

Vấn đề là ở chỗ lao động nếu chỉ để vinh quang thì tốt nhất đừng lao động.

Bạn cần lao động để giải phóng.

Giải phóng cả hai thứ: Giải phóng thời gian cho người khác giải phóng thời gian cho chính bạn.

Nếu lao động không đạt được cả hai tiêu chí này, nghĩa là lao động để trói buộc và lao động có thể không như bạn mong muốn lúc đầu. Nó không còn vinh quang.

Nếu lao động không giải phóng được thời gian cho người khác VÀ cho cá nhân bạn, nó không phải là lao động. Việc bạn ngồi rung đùi không thể được gọi là lao động vì nó không giải phóng thời gian cho người khác và cho chính bạn.

70🎈 Đừng chạy theo số đông Sự Thật Về Lao Động 🎈71

Nếu lao động giải phóng được thời gian cho người khác nhưng KHÔNG giải phóng được cho bạn. Nó là xiềng xích nô lệ, như đàn kiến vất vả giải phóng thời gian và làm giàu cho các ông bà chủ đi Rolls- Royce còn mình chỉ đủ ăn. Số đông lao động theo hình thức này.

Nếu lao động giải phóng được thời gian cho bạn nhưng không giải phóng được thời gian cho người khác. Đây là một điều tuyệt vời. Thời gian bạn được giải phóng. Chỉ tội bạn không được trả tiền. Giống như việc bạn lao động rồi dùng tiền lao động đó mua máy giặt để giải phóng thời gian cho bạn. Đây là một điều tích cực.

Nếu lao động giải phóng được cả hai − Thời gian của người khác lẫn bạn − bạn vừa được trả tiền mà vừa được giải phóng. Bạn đã đi đúng hướng và đừng dừng lại.

Lao động nên được xoay quanh việc giải phóng thời gian cho bạn và người khác. Đây mới thực sự là ý nghĩa vinh quang của lao động.

Bạn có thể nói rằng bạn muốn “hi sinh” bản thân cho người khác. Bạn không cần lao động để giải phóng cho bạn mà chỉ cần người khác là đủ. Đừng.

Nếu ai dạy bạn đây là “hi sinh cao cả”, hãy nghỉ chơi với họ. Tất cả chỉ là dụ dỗ để bạn bán linh hồn của bạn cho họ được lợi. Đây là lời khuyên tồi tệ và hãy vứt nó vào sọt rác.

Cha mẹ bạn sinh ra bạn để BẠN được giải phóng và hạnh phúc. Không phải để hi sinh cuộc đời bạn cho một bên thứ 3 nào đó. Nếu có chỉ là tạm thời. Người chăm sóc và giải phóng thời gian cho chính bản thân mới thực sự là người có khả năng giải phóng thời gian cho xã hội một cách năng suất, chính xác, và toàn diện nhất.

Triết học như vậy là đủ, sau đây là những ví dụ thực tế để bạn đánh giá.

Bill Gates tạo ra Microsoft, cung cấp hệ điều hành Windows và các ứng dụng văn phòng Office.

Tạo ra hệ điều hành Windows và ứng dụng Office giải phóng thời gian cho doanh nghiệp, cá nhân, tăng năng suất lên cấp số mũ. Và cũng nhờ đó Bill Gates trở thành tỷ phú top giàu nhất thế giới. Thu được một lượng đơn vị tự do (tiền) khổng lồ. Bill Gates giải phóng thời gian cho cả nhân loại lẫn chính ông ta.

Còn các nhân viên và kỹ sư đang làm tại Microsoft, chính bởi họ có nhóm kỹ năng đặc biệt, họ được nhận vào Microsoft. Mặc dù họ là những con kiến và làm cho trang trại Microsoft giàu lên, nhưng ngoài thu nhập rất cao ra họ cũng gặt hái được những tài sản không nhỏ trên mảnh đất Minecraft của chính họ. Phần lớn họ có khả năng giải phóng thời gian cho xã hội và cho chính họ.

Bạn nên nhớ Microsoft hay Apple hay Facebook hay Google là thành phần cá biệt.

Phần lớn chúng ta không làm tại những nơi này. Bạn không thể so sánh một doanh nghiệp Việt Nam trả lương 1.000 USD max một tháng cho nhân viên với một tập đoàn công nghệ Mỹ trả lương nhân viên

72🎈 Đừng chạy theo số đông Sự Thật Về Lao Động 🎈73

trên 20.000 USD cùng hàng trăm lợi ích, cổ phần, danh tiếng, mối quan hệ chất lượng siêu cao.

Cùng là “đi làm”, nhưng khác nhau một trời một vực về khía cạnh giải phóng thời gian cho bản thân. Một bên chỉ đủ ăn, một bên không những đủ ăn mà đủ cả tiền mua bất động sản và mở công ty riêng.

Đến ngay cả những người thu nhập 200 ngàn USD/năm như vậy đến một thời điểm nào đó họ cũng phải thừa nhận họ chỉ là một con kiến và quyết định tách đoàn ra làm riêng và tưới cây cho nhà họ. Tạo ra sản phẩm riêng của họ, khách hàng riêng của họ và hệ thống riêng của họ thay vì phụ thuộc vào Microsoft.

Lao động là để giải phóng sức lao động.

Nếu cái thu nhập của bạn không đủ để giải phóng. Nó khiến bạn mắc kẹt trong một công việc toàn thời gian trong nhiều năm đến khi bạn cạn kiệt sức khỏe và thời gian trên cõi đời này. Bạn nên tìm cửa khác. Đừng vinh quang vì nó sẽ khiến bạn bị trói buộc, hi sinh “cao cả” và tiếc nuối về sau. Không chỉ bạn khổ mà còn gia đình bạn.

Hồi còn là sinh viên ở Việt Nam mình có xin vào làm chạy bàn tại một quán ăn cafe rất đông khách. Đây là công việc đầu tiên của mình. Mình đã rất hào hứng vì được “lao động”. Mình lao vào làm không ngần ngại dù vất vả. Đối với mình lao động là vinh quang. Lương tháng lúc đấy bạn đoán là bao nhiêu? 1 triệu rưỡi một tháng. Làm 8 tiếng. Cả thứ 7 chủ nhật. Không ngày nghỉ. Mệt. Nhưng mình vẫn vui vẻ. “Lao động là vinh quang”.

Các chị làm cùng mình thì không như vậy. Họ làm vì họ phải làm. Họ vui vẻ nhưng luôn thiếu tiền. Giá trị thị trường của họ quá thấp. Lương không đủ ăn. Họ cảm nhận được điều này và không thoải mái tí nào. Tất nhiên họ vẫn phải an ủi lao động là vinh quang để tiếp tục lao động, nhưng họ mắc kẹt trong đó, không biết bao giờ thoát ra được. Có thể sau khi tìm được một trang trại khác họ sẽ khá hơn?

Trừ khi họ giải quyết được bài toán cung cầu, họ mới có thể giải phóng được thời gian cho bản thân.

Đáng tiếc thay, phần lớn họ chạy theo số đông. Giải pháp duy nhất họ nhìn thấy là con đường “đi học” và bằng cấp và kết quả là sau khi thoát khỏi trang trại quán cafe 1 triệu rưỡi họ gia nhập trang trại Vietcomban hay Cengroup. Sung sướng một gian họ nhận ra tuổi trẻ đã mất một phần tư mà bản thân vẫn tiếp tục cày cuốc.

Tiền kiếm được hơn.

Nhưng cuối cùng cũng lại đem cống nộp cho chủ nghĩa tiêu dùng − doanh nghiệp.

Phần lớn số đông thuộc Working Class (tầng lớp lao động) và sẽ luôn luôn mắc kẹt trong tầng lớp lao động đến hết cuộc đời dù có cố gắng thế nào đi nữa. Dù có tiếp tục cố gắng bao nhiêu năm

Một phần của tài liệu Ebook Đừng chạy theo số đông: Phần 1 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)