24
Những mối quan hệ xã hội dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là tạm thời. Nếu một người bạn của bạn nghỉ chơi với bạn, bạn vẫn còn người khác. Nếu một ngày bạn phải di chuyển sang thành phố khác sinh sống, bạn sẽ lại có những người bạn mới. Còn gia đình thì chỉ có một và duy nhất với bạn. Nó không tồn tại vĩnh viễn. Nó không thể thay thế.
Số ít hiểu rằng:
Từng khoảnh khắc với gia đình, khen ngợi, hỗ trợ đều quý giá. Quý giá đến mức nó xứng đáng là vùng cấm địa số 2–bất khả xâm phạm.
CHƯƠNG
148🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 3 − Tự Do 🎈149
S ố ít khao khát tự do.
Cũng giống như “sức khỏe”, bản thân từ “tự do” nếu đứng một mình cũng không có nhiều ý nghĩa. Bạn phải chia ra một cách chi tiết.
Số ít theo đuổi 3 trụ cột chính của tự do: 1. Tự do Tài Chính (money);
2. Tự do Thời Gian (time);
3. Tự do trong Tư Duy và Nhận Thức (mind).
Freedom of Money. Time. And Mind. Cho bạn dễ nhớ.
Ba trụ cột này hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sự tự do trọn vẹn. Chỉ cần một cái trụ bị mất, bạn trở thành số đông. Số ít xây dựng và bảo vệ tuyệt đối không chỉ một hay hai, mà cả 3 trụ cột.
Tự do tài chính là khi bạn không cần phải làm việc mà cũng có đủ tiền sinh sống.
Tự do thời gian là khi bạn giải phóng được thời gian cho bản thân để bạn thật sự sống.
Tự do trong tư duy và nhận thức là khi bạn có tư duy và nhận thức không bị kìm kẹp giới hạn bởi hệ tư duy số đông, tôn giáo, chính trị, xã hội. Bạn tư duy độc lập và khách quan.
Trở thành “nhân viên” một công ty hay “đi làm” nghe có vẻ hoành tráng nhưng tin buồn là bạn đang vi phạm cả 3 trụ cột của tự do.
Tự do tài chính không có nghĩa là “giàu”. Tự do tài chính CÓ THỂ đong đếm được. Giàu không đong đếm được. Tự do tài chính là một từ có nhiều ý nghĩa. Giàu chỉ là một câu nói truyền miệng của xã hội không có nhiều ý nghĩa.
Một người hằng đêm mất ngủ vì nợ nần chỉ mình cô ta biết. Nhưng bề ngoài cô ta xài quần áo Gucci, túi LV, đi xe Mercedes dự sự kiện, họp báo sống ảo vẫn được số đông coi là “giàu”. Nhưng tự do tài chính thì chưa chắc.
Bạn không bao giờ tự do tài chính nếu bạn bán thời gian đổi lấy tiền. Đây là cách số đông làm. Họ sống dựa vào lương tháng. Tất nhiên bạn vẫn có thể “tự do tài chính” nếu bạn chịu khó chi tiêu dè xẻn, và dùng tiền để đầu tư này nọ. Một cách kỷ luật. Nhưng có lẽ cũng sẽ tốn vài chục năm. Bạn lúc này đã già và đã phải hi sinh quá nhiều trong suốt những năm qua.
“Lương tháng” là một phát minh thiên tài của hệ thống trang trại. Nó sinh ra chỉ với một mục đích duy nhất là biến bạn thành nô lệ cho trang trại suốt đời. Nếu bạn vẫn tin “lương tháng” có thể khiến bạn tự do tài chính một ngày nào đó thì có lẽ bạn nên xem lại. Bước đầu tiên để tự do tài chính đó là dần dần tách bản thân khỏi “lương tháng” và nhận thức nó về bản chất chỉ là chất gây nghiện. Là cái giá khiến bạn rũ bỏ cuộc đời bạn để xây dựng giấc mơ của kẻ khác.
Tự do thời gian là điều tất nhiên quá xa xỉ với một người “nhân viên” làm 8 tiếng một ngày chưa kể đi lại − và 5 ngày một tuần chưa kể cuối tuần, nhưng nhiều khi cũng xa xỉ cả với một người chủ. Người chủ có thể không làm nô lệ cho “lương tháng” như nhân viên nhưng cũng làm nô lệ cho chính đồng tiền và cái trang trại của mình.
Bà chủ tiệm phở Kimpo ở đường Steeles Avenue là một ví dụ. Nếu như bạn nghĩ nhân viên chạy bàn cực nhọc làm ở đây lĩnh lương thấp hơn cả lương cơ bản đã là tệ − 10 đô một giờ không tips − thì bạn đã nhầm. Bà chủ tiệm phở hiện tại sau khi mua lại tiệm phở của người khác đã chính thức bán linh hồn cho chính tiệm phở mình vừa mua.
Nếu như nhân viên 11 giờ mới phải đến và làm 11 tiếng đến 10 giờ tối thì bà đến từ lúc 9 giờ để chuẩn bị và rời tiệm phở lúc 11 giờ đêm. Nghĩa là làm 13 tiếng. Nếu như nhân viên chỉ là theo ca, có ngày nghỉ thì bà gần như không nghỉ ngày nào. Trong suốt nhiều năm ròng.
Thu nhập của bà có thể lên tới hơn 1 triệu đô một năm trước thuế. Nhưng gần như không được nghỉ ngày nào. Tiệm không thể đóng cửa một ngày. Bà chủ cũng không thể nghỉ để đi du lịch hay theo đuổi một cái đam mê nào đó. Có lẽ sau nhiều năm bà đã hiểu nhầm đam mê
150🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 3 − Tự Do 🎈151
chính là quản lý tiệm phở. Quản lý tiệm phở gần như là tất cả những gì bà làm và nhìn thấy mỗi ngày. Nó trở thành cuộc sống và xiềng xích của bà, bất kể thu nhập cao thấp.
Bà đã gần 60–cái tuổi mà có nhiều tiền không còn quá nhiều ý nghĩa, trừ khi bà xác định sống thêm 1.000 năm nữa thì may ra.
Mặc dù bà là chủ nhưng bà không thực sự là chủ. Bà biến mình thành một nhân viên. Bà và các nhân viên của bà vi phạm trụ cột thứ 2 của tự do − tự do thời gian. Trong đó, bà vi phạm nhiều hơn chính nhân viên của bà.
Vi phạm trụ cột thứ 2 của tự do khá phổ biến.
Ngay cả những người có thu nhập rất cao hoặc nắm chức vụ rất cao, sau một thời gian dài vi phạm họ cũng nhận ra đã là quá đủ. Họ nghỉ việc và làm công việc tạo ra giá trị cho xã hội và bản thân mà không bị lệ thuộc vào thời gian. Xây dựng chính thành phố Minecraft trù phú của chính họ.
Trụ cột cuối cùng của tự do là Tự do trong Tư duy và Nhận thức Cách mà số ít nhìn vào giáo dục rất khác với số đông.
Số đông tin rằng đến trường học, học cao, trường tốt, thu thập bằng thạc sĩ tiến sĩ, mới là giáo dục.
Số ít lại tin rằng mục tiêu của giáo dục không phải để “đi làm”, “chống thất nghiệp” hay thậm chí để “có kỹ năng”. Mục tiêu của giáo dục là khai phóng con người và trở nên giá trị.
Một đứa trẻ sinh ra như một tờ giấy trắng và liên tục tò mò về thế giới xung quanh. Nếu như không có trường học can thiệp, ép buộc cuộc đời nó vào một cái khuôn 12 năm “chính thống”. Nếu như không có xã hội, chính trị, thậm chí tôn giáo, tạo ra những quy tắc luật lệ, và đứa trẻ học được sự luồn lách, dối trá, đánh mất chính mình chỉ để sinh tồn. Nếu như không có số đông truyền kinh nghiệm, có lẽ nó đã được một lần là chính nó.
Mình vẫn nhớ giáo viên mình dạy sai rất nhiều thứ. Nhưng mình không dám lên tiếng vì còn quá nhỏ. Mình bị dạy sai và chấp nhận làm theo, tin theo. Đây là cảm giác mất tự do trong tư duy.
Nếu môn triết học ở trên trường bạn đang học chỉ giới hạn trong một trường phái, cứ yên tâm là họ đang cầm tù tư duy của bạn để đạt được các mục đích lớn hơn. Hãy tự hỏi tại sao họ phải dạy bạn “tư tưởng” của một số cá nhân nào đó do họ chọn lọc ra để cho vào giáo trình dạy bắt buộc?
Nếu đi làm mà bạn phải ngọt nhạt với sếp, hay đồng nghiệp, quà cáp biếu xén không phải vì bạn thích mà vì thủ tục. Làm cái điều trái với lương tâm và mong muốn thật sự của bạn. Làm ngược lại những gì bạn tin. Bạn đang vi phạm trụ cột thứ 3.
Nếu bạn đi học mà phải hối lộ giáo viên để qua môn − bất chấp việc bạn là một học sinh lười hay giỏi, chỉ vì đây là một cái thủ tục bất thành văn của nhóm lợi ích. Bạn đang vi phạm trụ cột thứ 3.
Nếu như sự thật là thứ khiến bạn khó chịu muốn rũ bỏ còn lời nói dối nghe êm tai lại là thứ bạn chào đón. Bạn đang vi phạm trụ cột thứ 3.
Số đông cũng muốn biết sự thật. Nhưng là “sự thật có chọn lọc”. “Chọn lọc” ở chỗ, nếu nghe xong không khiến họ tổn thương về việc họ đang làm hoặc đã làm thì okay. Còn nếu nó khiến họ tổn thương, đau đớn, tội lỗi? Họ sẽ nặn, bóp méo hoặc tự lừa dối bản thân. Một gia đình đang nuôi con bằng sữa bò và tin rằng sữa bò là tốt nhất và tiện lợi nhất nếu nghe thông tin sữa bò có hại thì họ sẽ không muốn tin vì sự thật khiến họ tổn thương.
Số ít luôn khao khát sự thật. Họ tin vào trực giác của họ nhưng không quá tin đến mức cho rằng tất cả những gì họ tin là “đúng”. Họ nghi ngờ cái sự “đúng” hằng ngày và liên tục truy tìm sự thật, giải mã một cách thẳng thắn nhất. Nếu họ chỉ có một tôn giáo − thì đó là sự thật. Họ khao khát được khai sáng, được giải phóng trong nhận thức và tư duy, và cách duy nhất để làm được điều đó là truy đuổi sự thật thay
152🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 3 − Tự Do 🎈153
vì chấp nhận những nguyên tắc, thủ tục ngu xuẩn đặt ra bởi xã hội và số đông.
Sự thật là thứ giải phóng cho bạn.
Một ông anh xã hội của mình hồi lâu rồi có răn dạy mình.
“Em phải biết uống rượu, nếu không biết uống rượu thì phải học cách
uống rượu”.
Tại sao em lại phải biết uống rượu nếu như em biết rượu làm thoái hóa nhận thức, gây nghiện, bê tha và cũng góp phần giết chết bao nhiêu người? Bạn có thể ghét Tổng thống Mỹ Donald Trump như số đông đã ghét vì bị lôi kéo bởi truyền thông nhưng Trump từng nói ông chưa bao giờ uống một ly rượu.
Sau khi biết được sự thật, phân biệt được cái gì thực sự xấu cái gì tốt, số ít sẽ xây dựng những nguyên tắc sống cho bản thân họ. Những nguyên tắc bất khả xâm phạm. Bất chấp số đông có lôi kéo, bất chấp việc họ có thể không được “thăng tiến” trong sự nghiệp.
Sự thật và việc tuân thủ nguyên tắc sống là gốc rễ của tự do trong tư duy và nhận thức. Tuy nhiên bạn cần hiểu: “sự thật” nghe có vẻ đơn giản nhưng không dễ.
Người cô làm ở ủy ban phường thuộc nhóm 2 mà mình kể với các bạn sẽ sống với những lời dối trá và ảo giác đến hết cuộc đời. Cô sẽ không bao giờ biết sự thật chỉ đơn giản bởi cô không muốn biết. Kể cả có muốn biết cô cũng không muốn tin. Đơn giản vì những điều mình nói trong cuốn sách này quá khác với những gì cô được dạy, trong suốt 40 năm cuộc đời.
Bản thân mình rất, rất trọng việc tự do trong tư duy nhận thức. Bạn sẽ thấy số đông một số người có thể rất giàu có và thành công (theo một tiêu chuẩn xã hội) nhưng lại không có tự do trong tư duy và nhận thức. Họ vẫn chạy theo số đông và vẫn bị điều khiển bởi “dòng đời” và xã hội.
Những bài viết trên Facebook của mình lập ra với một mục đích − giải phóng tự do trong tư duy nhận thức, không chỉ ở bạn mà cả ở mình. Thông minh không quan trọng bằng thông thái (sẽ giải thích ở các phần sau).
Như vậy tự do tài chính, thời gian, và tư duy là 3 trụ cột của tự do mà số ít “tôn thờ” − không chỉ một hay hai mà cả ba.
Vi phạm một trong 3, như bạn đã chứng kiến ở trên − cuộc đời của bạn sẽ gặp rắc rối − dù bạn có thấy điều đó hay không.