22
Họ được cả hai. Họ không phải hi sinh riêng tư, đam mê, giấc ngủ, thời gian, bán linh hồn, bán sự liêm khiết (integrity) để giàu có và thành công − thành quả của nhóm 1.
Họ cũng không phải từ bỏ khát vọng làm giàu, tự do, tham vọng để đổi lấy sự yên ổn, riêng tư, khép kín − mong muốn của nhóm 2.
Sự khác biệt của số ít và nhóm 2 đó là số ít đạt được sự yên ổn và riêng tư thật sự. Trong khi nhóm 2 chỉ đạt được sự yên ổn giả tạo − ngày ngày vẫn phải thu hẹp mình cho đốc công và chủ trang trại.
Như vậy, để trở thành số ít, bạn không thể chỉ có một trong hai. Nếu bạn chỉ có thành quả của nhóm 1, bạn vẫn là số đông. Nếu bạn chỉ có mong muốn của nhóm 2, bạn vẫn là số đông.
Nhiều người cho rằng điều này là không thể. Muốn có tiền thì phải “đi làm” mà không “đi làm” thì không có tiền. Mà “đi làm” thì bận không có thời gian.
“Cuộc sống mà”
Nhưng số ít làm được.
Không những thế, số ít sẽ không hi sinh những trụ cột cơ bản − vùng cấm địa.
CHƯƠNG
136🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 1 − Sức Khỏe 🎈137
K hác với số đông. Số ít không bao giờ thỏa hiệp, đánh đổi những vùng cấm địa − giá trị cốt lõi.
VÙNG CẤM ĐỊA SỐ 1 – SỨC KHỎE
“Sức khỏe” (health) về bản chất là một từ chung chung và không có nhiều ý nghĩa. Khi nhắc đến “sức khỏe” chúng ta nghĩ đến một người bình thường không bệnh tật và vẫn sinh hoạt đều đặn. Chúng ta cho rằng đó là biểu hiện của “sức khỏe”.
Nhưng sức khỏe không chỉ thể hiện ở trạng thái trong hiện tại mà còn tương lai. Nghĩa là xu hướng sức khỏe của bạn trong vòng 5, 10, 20 năm tới.
Phần lớn chúng ta chỉ nhìn vào hiện tại. Thay vì tương lai.
Người hút một bao thuốc lá mỗi ngày trông vẫn “khỏe mạnh” trong hiện tại đấy thôi. Điều này có đảm bảo sức khỏe hay phổi của họ sẽ vẫn hoạt động bình thường trong 10 năm tới? Họ có khỏe chỉ bởi họ không bệnh trong hiện tại?
Mình quen một người bạn cấp 3 (tên L) làm chủ một tập đoàn xây dựng cầu đường. Khối tài sản mà L đang có là ước mơ và sự ghen tị của nhiều người. Nhưng L đốt 1-2 bao thuốc mỗi ngày chưa kể những buổi nhậu nhẹt, thiếu ngủ làm cho sức khỏe của L suy giảm theo năm tháng.
Điều này khiến cho mặc dù L bề ngoài rất thành công trong con mắt xã hội. L vẫn thuộc nhóm 1 của số đông thay vì số ít.
Hay nói cách khác L đã vi phạm vùng cấm địa của số ít − sức khỏe. Nếu tuổi thọ và sức khỏe của L thậm chí còn thấp hơn cả tuổi thọ và sức lực của nhóm 2–nhân viên của L thì thật sự khối tài sản mà L đang nắm giữ cộng thêm địa vị về bản chất là vô nghĩa.
Ban đầu mình có nói sức khỏe là một phạm trù rộng và chung chung không có nhiều ý nghĩa cho đến khi chúng ta chia nhỏ nó ra.
Sức khỏe (Health) =
+ Chất lượng và độ dài của giấc ngủ (Sleep) + Chất lượng của đồ ăn (Eat)
+ Chất lượng thể chất (Exercise) + Chất lượng của tinh thần (Emotion) Đây là 4 trụ cột của sức khỏe.
Nếu bạn vi phạm chỉ duy nhất một trong 4 trụ cột, bạn đang vi phạm cả vùng cấm địa. Bạn là số đông.
Số ít bảo toàn vùng cấm địa số 1 thiêng liêng và không đánh đổi bất kỳ trụ cột nào. Vì số ít hiểu rằng sự đánh đổi nghe có vẻ hấp dẫn nhưng sẽ không bền.
Số đông tin rằng hi sinh sức khỏe là điều cần thiết để giàu có và thành công. Số ít lại cho rằng bảo vệ sức khỏe mới là điều cần thiết để giàu có và thành công. Và ngay cả giàu có và thành công cũng không quan trọng bằng sức khỏe nên việc đánh đổi vẫn là vô nghĩa. Không dại mà đi đánh đổi thứ mà mình có hữu hạn lấy chỉ để lấy thứ có thể kiếm được vô hạn nhan nhản ở ngoài kia.
Mình đã chứng kiến không ít những giám đốc, những con người “công dân toàn cầu”, những diễn giả thành công, những ngôi sao nổi tiếng − không có thời gian để tập thể dục.
Thật sự, mình không quan tâm bạn là “công dân toàn cầu” hay toàn thắng, nhưng nếu bạn không dành nổi thời gian tập mỗi ngày − dù chỉ là 20 cái chống đẩy − bạn vẫn đang vi phạm trụ cột của sức khỏe và bạn không khỏe như bạn nghĩ. Bạn vẫn tư duy giống số đông. Bạn vẫn lừa dối bản thân và là bậc thầy trong việc nguỵ biện, viện lý do. Bạn có thể lừa được số đông, nhưng không qua mắt được số ít. Số đông sẽ nhìn vào bạn và tin rằng chỉ cần “thành công” là đủ. Anh X là một người đáng ngưỡng mộ, anh ấy không tập mỗi ngày vì thế có lẽ mình cũng không cần tập, bởi người “thành công” làm cái gì cũng đúng.
138🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 1 − Sức Khỏe 🎈139 NÓI VỀ GIẤC NGỦ
Bạn hãy tưởng tượng bạn có một chiếc laptop có ổ cứng 128GB. Sau một thời gian sử dụng bạn tích trữ quá nhiều tệp dữ liệu khiến ổ cứng của bạn đầy và không thể lưu trữ thêm. Bạn liền mở ứng dụng theo dõi ổ cứng ra và bất ngờ khi nhận ra phần màu xám (thuộc hệ thống) chiếm những 10GB ổ cứng. Bạn cố xóa để giải phóng ổ cứng nhưng không thể xóa được.
Thông báo hiện lên “Máy sẽ không thể vận hành nếu những tệp này bị xóa”.
Giấc ngủ của bạn là những tệp thuộc hệ thống. Thuộc vùng cấm địa không thể xâm phạm. Nhưng phần lớn số đông vẫn “xóa” giấc ngủ để có thời gian làm việc khác mà họ cho rằng “quan trọng hơn cả ngủ”. Tệ hơn, họ “giải phóng” giấc ngủ chỉ để giải trí, lướt mạng xã hội.
Haizz.
NÓI VỀ ĂN UỐNG
Bạn có thể nói việc bị ho, cảm lạnh, cảm cúm là điều ngẫu nhiên. Tự dưng một ngày đẹp trời bạn ra ngoài đường và về nhà bị cúm. Bạn không kiểm soát được con virus hay vi khuẩn từ người khác nó xâm nhập vào cơ thể bạn. Bạn cũng có thể nói việc bạn đang đi đường tự dưng trượt chân vào vỏ chuối và ngã gãy xương cụt là một điều ngẫu nhiên nằm ngoài kiểm soát của bạn. Bạn cũng có thể nói việc một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ hoặc khuyết tật là một điều ngẫu nhiên không kiểm soát được.
Nhưng theo bạn những căn bệnh mãn tính “không có thuốc chữa” như tim mạch, ung thư, tiểu đường, đột quỵ đến từ đâu?
Cứ mỗi ngày trôi qua bạn lại nghe bác X hàng xóm bị tim, chị Y công ty cũ bị ung thư − và chúng ta cũng sẽ dễ dàng lầm tưởng rằng những hiện tượng này cũng là “tự nhiên” và ngẫu nhiên nốt.
Trong khi đó, nó xuất hiện từ một người “đang khỏe mạnh” và chỉ mãi về sau mới xuất hiện. Nếu như thuốc lá có thể dự đoán được xác suất ung thư phổi của những người “đang khỏe mạnh” thì theo bạn điều gì có thể dự đoán được xác suất một người bị ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại tràng, hay xơ vữa, tắc nghẽn động mạch, béo phì, tiểu đường?
Chắc hẳn chúng ta phải cho vào cơ thể những thứ cơ thể không tiêu hóa được một cách bình thường. Fake food. Trong vòng nhiều năm.
Tin mình đi. Nếu mình muốn nói về dinh dưỡng cùng các nghiên cứu cụ thể, cuốn sách này sẽ dày hơn 1.000 trang. Mình sẽ không làm vậy ở đây, tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm hiểu thêm trên Facebook cá nhân của mình với rất nhiều bài viết riêng lẻ có dẫn chứng và nghiên cứu.
Ở phạm vi cuốn sách này, mình chỉ cần bạn hiểu − lối sống, đặc biệt là dinh dưỡng là nguyên nhân số một dẫn đến các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường, đột quỵ.
Và số đông, đúng vậy, lại là số đông, vi phạm vùng cấm kị sức khỏe − ăn uống − khiến họ không đạt được mức tuổi thọ bình thường của loài người.
Vì họ “bận”.
TRỤ CỘT CUỐI CÙNG,
SỨC KHỎE TINH THẦN − HAY CẢM XÚC
Nếu một ngày trôi qua mà bạn không có cơ hội được cười một cách thoải mái, bạn đang lãng phí ngày đó. Ngày trước mình không bị thuyết phục lắm về sức khỏe tinh thần vì nó là thứ vô hình, khó nhìn thấy − thay vì hữu hình như chân tay.
Hàng loạt nghiên cứu chỉ ra gánh nặng về mặt cảm xúc gây giảm miễn dịch và tác động trực tiếp tới sức khỏe của bạn (https://www.ncbi. nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1114432/)
140🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 1 − Sức Khỏe 🎈141
Bạn chỉ cần nhớ khi bạn “đi làm” một công việc tại một công ty (trang trại), bạn có thể không chỉ phải đánh đổi thời gian hữu hạn mà bạn có, bạn còn đánh đổi cả tuổi thọ của bạn − nếu công việc của bạn mang đến cho bạn nhiều stress.
Cái gì? Không những phải hi sinh cả thời gian vốn đã hữu hạn, cái sự hữu hạn này lại còn giảm đi?
Sức khỏe là vùng cấm kị số 1. Gồm 4 trụ cột mà chỉ cần một trụ bị đổ, hậu quả là khôn lường.
Từng vi phạm của bạn − dù nhỏ nhất − không biến mất như bạn nghĩ. Từng điếu thuốc bạn hút, từng bữa buffet combo bò nướng mà bạn đánh chén, từng buổi bạn bỏ tập vì bạn “bận sự nghiệp”, từng lo lắng và stress không đáng có đến từ công việc cày cấy của bạn.
Tất cả đều được lưu lại trong cơ thể bạn − dù trong thời điểm hiện tại bạn có nhận ra hay không. Chúng không biến mất. Chúng sẽ trả lại bạn hết trong tương lai bằng con đường bệnh tật và đau đớn sớm hơn thường lệ.
Vì vậy, đừng vi phạm vùng cấm địa số 1 − sức khỏe.
SỰ ĐẦU ĐỘC “HỢP LÝ”
1. TRẺ EM (2-10 tuổi) − Được ba mẹ cho ăn xả láng đồ ăn nhanh. Lotteria, KFC, chiên kỹ, đồ ăn vặt, dầu mỡ, nước đóng chai nhiều đường, thịt chế biến công nghiệp.
Tại sao? “Bọn nó còn bé, đang tuổi phát triển. Không bệnh tật gì đâu mà sợ.”
2. HỌC SINH SINH VIÊN (11-25 tuổi) − Xung quanh là quán xá vỉa hè. Ốc luộc, chân gà nướng, chè chén, thuốc lá, nem chua, thiên đường ăn vặt, thế giới đồ nướng, xâu quả ngọt, xúc xích. Tại sao? “Thanh niên còn trẻ, khỏe, không bệnh tật gì đâu mà sợ, về sau sẽ cải thiện cũng chưa muộn.”
3. ĐI LÀM (25 tuổi trở lên) − Vào văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Đi khách, rượu bia, nhậu nhẹt, ăn uống thả phanh thả ga. Karaoke.
Tại sao? “Công việc sự nghiệp nó đòi hỏi phải như vậy, không muốn cũng không được, thôi cuối tuần ăn tử tế lại vậy.”
Suy cho cùng, không ai quan tâm đến bạn ngoài chính bạn. (Facebook Kien Tran)
142🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 2 − Gia Đình 🎈143
23
CHƯƠNG
Vùng Cấm Địa Số 2 − Gia Đình
“Sometimes you will never know the value of a moment until it becomes a memory. − Đôi khi bạn không bao giờ biết được giá trị thật sự của một khoảnh
khắc hiện tại cho đến khi nó biến thành một phần của ký ức trong quá khứ.”
− Dr. Seuss
T rong phim bộ Viêt Nam Người phán xử, Phan Quân có nói một câu nói nổi tiếng: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Còn những thứ khác có hay không, không quan trọng”.
Tất nhiên chỉ là phim mà phim thì người ta nói gì chẳng được. Nhưng bạn có thể thấy ngay cả ở thế giới giang hồ bắn giết trả thù lẫn nhau, máu me tội ác là thế mà gia đình vẫn được coi là ranh giới không thể vượt.
144🎈 Đừng chạy theo số đông Vùng Cấm Địa Số 2 − Gia Đình 🎈145
Gia đình là vùng cấm địa số 2.
Hầu như chúng ta đều biết được điều này. Nhưng bạn sẽ bất ngờ về kỹ năng xem nhẹ gia đình của số đông. Sở dĩ là “kỹ năng” bởi nó là thứ được bắt chước và thực hành trong nhiều năm đến mức thành thạo, theo phản xạ.
Đã bao nhiêu cặp đôi vợ chồng mâu thuẫn thậm chí li dị vì câu nói cửa miệng “bận”, “tập trung sự nghiệp”, “công việc”?
Đã bao nhiêu sự gắn kết (bonding) giữa mẹ và con không được xây dựng bởi “mẹ phải đi làm để chứng tỏ cho mọi người thấy mẹ không ăn bám bố”, rằng “phụ nữ cũng có thể làm việc và kiếm tiền được như đàn ông”.
Bao nhiêu thời gian quây quần bên gia đình bị phá vỡ bởi hàng chục năm trời đứa con phải đi “học thêm” Văn, Toán, Anh buổi tối ở nhà cô 9 giờ mới về. Tuần 7 buổi để theo kịp lớp.
Con cái lớn có gia đình, “thành đạt”, coi bố mẹ già như cái gai trong mắt suốt ngày ốm đau phải thăm hỏi chăm sóc. Gửi cha mẹ vào trại dưỡng lão cho người khác lo hộ vì mình phải “bận làm ăn không có thời gian chăm sóc”. Và cũng vì nó là bình thường khi mà ai cũng làm vậy.
“Đây là một sự hi sinh” − số đông dõng dạc nói.
Cũng có những người ức chế lắm mà không làm gì được, họ chấp nhận.
Gia đình mình là một ví dụ.
Gần cả thập kỷ cứ đến buổi tối mình phải đi học thêm các môn. Không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Không có thời gian quây quần bên gia đình. Mẹ thì về muộn vì công việc. Cuộc sống cứ xa cách nhau. Ai lo việc nấy. Không có thời gian giá trị và ý nghĩa dành cho nhau. Gia đình yêu thương nhau nhưng dường như luôn có những thứ khác chen ngang. Chúng ta cứ tiếp tục làm mà không suy nghĩ tại sao. Con làm vì bố mẹ bảo thế. Bố mẹ làm vì thầy cô, xã hội bảo thế.
Chúng ta là một gia đình nhưng chúng ta còn dành thời gian với những người ngoài nhiều hơn − những người hoàn toàn xa lạ. Những người mà nếu chúng ta thành công, giàu có, họ sẽ chạy theo hết lời tâng bốc, tôn vinh. Còn khi sụp đổ, vấp ngã, thì chẳng thấy một ai bên cạnh. Gọi điện kêu “bận”. Có chăng chỉ là một vài câu an ủi kiểu giao dịch cho có. Chúng ta chạy theo họ nịnh nọt, khen ngợi. Dành rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để gây ấn tượng với họ. Trong khi gia đình quá quen thuộc rồi nên không còn quá quan trọng. Một lời khen, khích lệ đôi khi cũng khó. Cảm thấy “không quen”.
Nhưng nếu người thân chúng ta có làm gì dại dột, sai lầm? Chúng ta chì chiết. Như kiểu điều này làm cho chúng ta cảm thấy “to lớn”, siêu việt hơn người thân, nhưng thật ra chỉ làm cho chúng ta nhỏ bé đi.
Cả 3 nhóm số đông đều có những cách vi phạm vùng cấm địa riêng. Nhóm 1, có tiền nhưng không có thời gian. Chấp nhận hi sinh gia đình. Nhóm 2, vừa không có tiền cũng vừa không có thời gian. Bất lực. Nhưng nhóm 2 có lẽ là thành phần vi phạm nhiều hơn cả.
Nhóm 1 ít ra còn vứt một cục tiền cho gia đình rồi trốn biệt tăm biệt tích vì “công việc”. Ít ra gia đình còn có một cục tiền để “làm gì thì làm”.
Còn nhóm 2 còn không có khả năng chăm sóc cho người yêu thương một cách tử tế nhất và dành thời gian cho gia đình một cách xứng đáng nhất.
Thậm chí, tất nhiên không phải tất cả, sẽ có một số người còn hạ thấp nhân phẩm của những người trong gia đình để lấy cớ không giúp đỡ, không dành thời gian. Coi như thoát tội và không cảm thấy tội lỗi nếu bỏ bê, xa lánh. Chứ không phải mình tệ, mình bất lực, mình lười.
Số ít sẽ dành trọn tâm trí, thời gian cho những người thân trong gia đình. Một cách đầy đủ và xứng đáng.
Bởi họ có thể. Họ có cả tiền, thời gian, lẫn độ thông thái để hiểu gia