CHƯƠNG 5. Trang trại 4.0

Một phần của tài liệu Ebook Đừng chạy theo số đông: Phần 1 (Trang 39 - 69)

12

CHƯƠNG

Mặt Tối Của Nước Nhật

“M ình vô cùng ngưỡng mộ nước Nhật, người Nhật và văn hóa Nhật. Nhưng luôn phải nhắc bản thân: Không phải cái gì Nhật làm cũng đúng và đáng học theo.” − Đây là điều bản thân mình thường tự nhủ.

Làm nhiều giờ là một lối sống ở Nhật − nhiều đến nỗi mà thỉnh thoảng có những người chết vì nó.

76🎈 Đừng chạy theo số đông Mặt Tối Của Nước Nhật 🎈77

Trong tiếng Nhật có hẳn một thuật ngữ riêng có nghĩa “chết vì làm quá nhiều” − Karoshi.

Theo thống kê gần 1/4 dân số Nhật làm trên 80 giờ OT (quá thời gian) mỗi tháng. Số giờ OT đó thậm chí thường

không được trả công.

Văn hóa doanh nghiệp của Nhật là điển hình của đàn kiến (salarymen). Đàn kiến − salarymenđược cấu tạo bởi sự trung thành tuyệt đối với trang trại và được kỳ vọng dành cả cuộc đời cống hiến cho trang trại này. Một dạng hi sinh cao cả.

Salarymen không những phải làm nhiều giờ trên văn phòng mà còn phải tham gia các hoạt động ngoài giờ như ăn uống với các đồng nghiệp khiến họ không còn thời gian cho bản thân.

Họ cũng không có nhiều kỳ nghỉ. Trong năm 2017, một khảo sát đã chỉ ra mặc dù salarymen được hưởng 20 ngày nghỉ mỗi năm (của Mỹ là 15), người Nhật chỉ sử dụng không quá 10 ngày.

Bạn thậm chí có thể cảm nhận được văn hóa làm việc ở Nhật mà không cần phải đến các văn phòng công ty. 2-3 giờ sáng đi ngoài đường và không khó để bạn nhìn thấy những người mặc đồ công sở cầm vali trở về nhà.

Ở Nhật, bạn được dạy quan niệm công ty là thứ quan trọng hơn chính cuộc đời bạn. Nghiên cứu chỉ ra 63% người Nhật có cảm giác tội lỗi khi hưởng các ngày nghỉ chế độ được trả tiền (paid leaves).

Nhưng điều đáng nói ở đây là không phải cứ lao động nhiều giờ là năng suất cao. Chúng ta vẫn nghĩ người Nhật rất năng suất.

Theo OECD, người Nhật có năng suất làm việc thấp nhất trong số các nước G7.

Karoshi − chết vì làm việc quá nhiều gây ra qua các bệnh như tim mạch, đột quỵ hoặc tự tử do quá stress.

Vào năm 2015, một nhân viên làm tại hãng quảng cáo Dentsu của Nhật chết do làm việc quá nhiều khi tuổi đời còn khá trẻ. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ dư luận và kêu gọi thay đổi luật làm việc quá giờ. Công ty (trang trại) này đã bị phạt nặng và CEO phải xin từ chức.

Dentsu đã buộc phải thay đổi một số chính sách làm việc trong bão dư luận.

Chính phủ Nhật lẫn các doanh nghiệp đang nỗ lực và đưa ra nhiều sáng kiến để giảm số giờ làm việc của đàn kiến.

Một trong những sáng kiến là Premium Friday (thứ 6 cao cấp) − cho phép đàn kiến được về sớm lúc 3 giờ vào chiều thứ 6 cuối cùng của tháng.

Ngay cả khi có chủ trương như vậy, văn hóa công ty to hơn bản thân đã ăn sâu vào máu người Nhật khiến các chính sách cũng gặp không ít khó khăn khi triển khai vì không ai muốn là người về sớm nhất. Mọi người nhìn nhau.

Như vậy, những thứ mà chúng ta mặc định là đúng, đáng tự hào và được đào tạo bởi nhà trường, xã hội trong môi trường như vậy khiến chúng ta thấy việc làm quá giờ đến chết và quên cả bản thân là điều “bình thường”. Chỉ đến khi thức tỉnh và phải đào tạo lại chúng ta mới nhận ra nó cực đoan và nguy hiểm đến mức nào.

Mình muốn bạn thấy rằng ngay cả những quốc gia tân tiến mà chúng ta ngưỡng mộ, con người chưa chắc đã được giải phóng. Cố gắng không phải là giải pháp và lao động chưa chắc đã là vinh quang.

Trang trại (công ty) có thể to nhưng nếu bạn bán linh hồn cho nó, bạn sinh ra để làm gì?

Mục đích sống của bạn là gì? Trở thành một con kiến chăm chỉ, hi sinh cao cả cống hiến hết mình cho một trang trại? Đồng thời giết chết đam mê, ước mơ riêng của chính mình và đánh mất thời gian giá trị bên gia đình, bạn bè và những người thân, và sau đó là sức khoẻ?

78🎈 Đừng chạy theo số đông Education Is Not Schooling 🎈79

13

Nước Nhật vẫn còn là may mắn. Ít ra họ còn sản xuất được robot để phục vụ con người và giải phóng thời gian cho họ. Thử tưởng tượng nếu họ không có robot, thì 100 giờ làm việc OT/tháng cộng với 40 giờ làm việc chính thức cũng không đủ. Số vụ Karoshi sẽ càng tăng.

Làm việc ngày đêm.

Nghe qua thì có vẻ đáng khen ngợi nhưng đây không phải hướng đi thông minh.

Ngay cả Donald Trump cũng không làm việc ngày đêm. Nếu bạn đang làm việc ngày đêm, bạn đang làm sai cách. Ngừng tự hào và chuyển sang:

1. Mua thời gian (Nôm na là thuê người); 2. Mua công cụ (Nôm na là tự động hóa); 3. Làm cái khác.

Đúng vậy. Nếu công việc của bạn KHÔNG THỂ thuê người khác và cũng KHÔNG THỂ tự động hóa.

Hãy chuyển sang làm việc khác. Đừng phí hoài tuổi trẻ...

(Facebook Kien Tran)

CHƯƠNG

Education Is Not Schooling

“Giáo dục là những gì còn sót lại khi một người đã quên hết những gì được học ở trường.”

– Albert Einstein

(Nguồn: Nevada Journal)

H ồi còn nhỏ mình được gia đình cho đến trường đi học. Hồi đó mình cũng không hiểu tại sao mọi người lại phải đến trường. Mình bị ép đến trường mỗi ngày, phải dậy sớm, học cả buổi sáng sau đó trưa về nhà chưa kịp ngủ, chiều lại phải lóc cóc đi học.

80🎈 Đừng chạy theo số đông Education Is Not Schooling 🎈81

Mình không biết giáo viên thời nay ra sao nhưng ngày mình đi học giáo viên như quỷ dữ − sử dụng dọa dẫm và bạo lực để kỷ luật học sinh là điều được coi là bình thường. Từ những chuyện nhỏ nhặt nhất như “ra khỏi chỗ” hay “cười đùa trong lớp”. Đến mức mình và các bạn sợ giáo viên hơn cả bố mẹ. Nhưng cái sợ này không phải đến từ sự tôn trọng. Đây là cái nỗi sợ ám ảnh.

Mình hỏi mẹ tại sao con lại phải đến trường học. Mẹ trả lời: “Để con có thể đỗ đại học”.

“Tại sao con cần phải đỗ đại học?”

“Khi có bằng đại học rồi, con mới có thể xin được việc. Nhưng con phải học cho thật tốt.”

Ra vậy, hóa ra việc học của mình mục đích để đỗ đại học và sau đó là xin được việc. Vậy mình sẽ cố gắng để làm cha mẹ hài lòng. Mình sẽ cố gắng học giỏi, điểm cao, chăm chỉ, vượt khó, cần cù.

Trong suốt 12 năm học dài đằng đẵng, “mục đích sống” của mình chỉ có vậy. Nếu lúc ấy bạn hỏi mình “mục đích sống” của mình là gì mình sẽ ngớ người ra. Đơn giản vì đấy là câu hỏi mình chưa bao giờ nghĩ đến trong cuộc đời từ khi sinh ra.

Mình sẽ ậm ừ một lúc rồi nói: “Đỗ đại học”.

Nếu bạn hỏi tiếp, đỗ đại học để làm gì mình sẽ nói không ngần ngại: “Để xin việc”.

Đây gần như là “ước mơ”, mục đích sống và đam mê của mình. Một cách rất mơ hồ, chung chung. Đôi khi mình cảm thấy tự ti vô cùng. Cảm giác như mình chẳng có cái gì khác để tự hào và để “khoe” ngoài việc biết cách giải mấy bài toán và được 8 điểm văn tuần trước nhờ học thuộc. Góc nhìn cuộc đời của mình thật sự hạn hẹp và tù túng. Mình đã từng nghĩ rằng những kiến thức mình học rất có giá trị cho tương lai về sau của mình. Mình thậm chí còn “đam mê” học các kiến thức ở trên trường và coi những đam mê khác như học Piano, chơi thể thao, tìm hiểu về mục đích sống, con người,… là thứ phù phiếm. Chỉ đơn giản

bởi nó gần như chẳng bao giờ được đề cập nhiều trên trường lớp − thứ mà mình cho là chính thống, là biết tuốt, và đáng tin cậy.

Vây quanh mình là bạn bè, những người chẳng khác gì mình. Cũng là những con tốt thí điểm, những chú kiến baby đang được nhồi nhét tư tưởng nỗ lực cố gắng để trở thành “chủ nhân tương lai của đất nước” − hay những con kiến chăm chỉ bán linh hồn cho đất nước, quân đội, doanh nghiệp và giúp hiện thực hóa ước mơ của kẻ khác.

Mình không nghĩ khác đi được.

Ngày ngày đi học là ngày ngày được “khai sáng” về việc trở thành một nhân viên trong tương lai, là mục đích cuối cùng của việc học và thi. Điểm không cao thì đừng mong về sau xin được việc. Không xin được việc thì thất nghiệp, vô công rồi nghề và chết đói.

Ước gì về sau mình xin được việc và ước gì mình xin được một công việc lương cao thì càng tốt.

Lên cấp 2, mình không chỉ phải học sáng, chiều. Mình còn phải học thêm cả tối. Đúng vậy, dường như kiến thức học trên trường chưa đủ. Dường như trường học thất bại trong “giáo dục” đến nỗi giáo viên phải mở thêm cả lớp buổi tối để “dạy thêm”.

Hồi đó mình nghĩ nhà mình giàu lắm. Nhưng thật sự không phải vậy. Mình nghĩ nhà mình giàu vì ngoài tiền học trên trường ra bố mẹ còn phải đóng thêm tiền “học” thêm buổi tối. Cứ cuối tháng, những xấp tiền dày cộp từ học sinh lại được đặt trên bàn người giáo viên đáng kính làm cho vị giáo viên đáng kính này phải nhếch mép không giấu nổi nụ cười. Không ai nghi ngờ, đặt câu hỏi về việc “học thêm” này hay doanh thu từ việc dạy thêm buổi tối cho đến tính hiệu quả của nó.

Phụ huynh cho hay từ hồi các con đi học thêm điểm các con trên lớp rất cao, toàn 9 với 10. Những bạn không đi học thêm điểm toàn 5-6, cao nhất chỉ có 8. Ồ, hóa ra các bạn đi học thêm tiến bộ hơn các bạn không đi học?

82🎈 Đừng chạy theo số đông Education Is Not Schooling 🎈83

Các bạn đi học thêm được chấm điểm “thoáng” hơn, nhất là môn văn hay sử. Giáo viên trên lớp học thêm dạy học sinh những kiến thức “trọng tâm” có trong đề thi và nói thật, đã là học sinh, dù biết có điều gì đó sai sai, nhưng điểm cao đứa nào chẳng sướng. Giáo viên, học sinh, phụ huynh tự hiểu với nhau. Tiền trao cháo múc. Đây là cái được gọi là “giáo dục”.

Phần lớn các “lớp học thêm” ở Việt Nam không phải để “học thêm”. Mà để HACK bài thi.

Đây là các lò hack bài thi.

Phần nào dễ vào bài thi nhất. Công thức tính nhanh. Mẹo: Học thuộc.

Phần nào tốt, có lợi cho cuộc đời nhưng không vào bài thi: Bỏ qua. Phần nào kém quan trọng. Thậm chí nhảm nhí. Nhưng lại vào bài thi: Học kỹ.

Khi giáo dục tạo ra các bài kiểm tra: Các lò hack thi sẽ mọc lên kinh doanh.

Thay vì bỏ tiền ra để học, chúng ta bỏ tiền ra để hack.

Học sinh giỏi hack. Thầy cô dạy hack. Cha mẹ nghèo đi. Đất nước nghèo đi.

Chào mừng bạn đến với mô hình kinh doanh kiến thức học đường đa cấp.

(Facebook Kien Tran) Mình được luyện kỹ năng lừa dối − bởi chính giáo viên dạy mình. Lừa dối chính bản thân mình vì cho rằng điểm số là thứ cuối cùng có ý nghĩa thay vì kiến thức.

Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn giỏi về mọi lĩnh vực nhưng những lĩnh vực đó lại không có trong bài thi của giáo viên bộ môn, bạn bị điểm

kém, bạn vẫn “nhục” so với lớp; thậm chí bị đúp. Đừng quên về sau “không xin được việc”. Nhưng nếu bạn chẳng biết cái vẹo gì, nhưng lại biết trước nội dung có trong đề thi và chỉ cần bỏ ra một ngày để học, bạn vẫn được điểm cao, được ngưỡng mộ, được lên lớp và tự hào hơn cái đứa đọc cả quyển sách vì đam mê kia.

Điểm số gần như chi phối mọi thứ. Học để làm gì khi mà không vào đề thi?

Chưa kể kiến thức trên trường nhàm chán, cũ kỹ được thiết kế bởi các ông giáo sư già nào đó trên bộ và được dạy bởi một giáo viên biên chế lương không đủ ăn, nhiệt huyết và tình yêu nghề gần như không có. Học sinh gần như chưa bao giờ thực sự được giáo dục đúng nghĩa. Học sinh chỉ đến trường và luyện thi.

Kiến thức học đường là MỘT DẠNG KINH DOANH ĐA CẤP. Khi thu nhập của giáo viên không đủ ăn, việc thần thánh hóa kiến thức học đường và các kỳ thi là cần thiết để họ tồn tại. Nạn học thêm được sinh ra một cách không cần thiết.

Hàng triệu học sinh phải đăng ký học thêm để “theo kịp” kiến thức. Đây là một con đường mòn không có đích đến.

Kiến thức học đường có một sức nặng nhất định. Nhưng nếu trường học thậm chí Internet không đủ khả năng để cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, thì đây là một sự thất bại của ngành giáo dục. Học thêm là một dạng kinh doanh đa cấp. Kinh doanh nỗi sợ và kiến thức “ảo”.

Càng nhiều người tôn thờ kiến thức học đường một cách thái quá, nó càng trở nên “quan trọng” một cách vô lý. Phụ huynh và học sinh lại càng phải khốn khổ chạy theo nếu không sẽ bị “tụt” theo sau.

Phần lớn kiến thức học đường CHỈ NÊN dừng lại ở mức cơ bản. Sau đó nếu học sinh muốn học chuyên sâu có thể lựa chọn theo sở

84🎈 Đừng chạy theo số đông Education Is Not Schooling 🎈85

thích. Chạy theo các kỳ thi càng khiến tiêu cực tăng cao. Chưa kể phản tác dụng. Học chỉ để thi. Thi xong vứt xó.

Học sinh mệt mỏi. Ghét đi học.

Phụ huynh nghèo đi. Đất nước nghèo đi.

Giáo viên giàu lên. Nhưng giàu lên mà không mang lại giá trị thực. Bản chất là kinh doanh kiến thức ảo và nỗi sợ.

Đây là một mô hình đa cấp. Lãng phí tài nguyên quốc gia.

Phụ huynh Việt Nam! Hãy nhìn các nước phương Tây. Không học thêm. Tại sao chúng nó vẫn phát triển?

Nếu thương con mình, hãy tẩy chay nạn học thêm kiến thức học đường. Dành tiền và thời gian quý báu cho học Kỹ năng sống, Nghệ thuật, Vẽ, Piano, Võ, Thể thao, Tâm lý,...

Phát triển thành một con người có ích. Chứ không phải nô lệ của kiến thức ảo.

(Facebook Kien Tran)

Trường học thực hiện tiêu chí “Phục tùng hay là chết?”, áp dụng cho cả phụ huynh lẫn học sinh. Những điều mình nói ở trên có thể không mới với nhiều người. Bạn có thể ngay lập tức liên hệ bản thân. Nhưng gần như chúng ta bất lực và phải nhắm mắt phục tùng theo. Bởi kẻ “chiến thắng” trong các kỳ thi lại thường là những kẻ phục tùng. Nếu bạn là phụ huynh, có lẽ bạn cũng quá bận để nghĩ ra hướng giải quyết − bạn còn “công việc” của bạn thì lấy đâu ra thời gian cho con nên chỉ biết gửi con ở trường học. Phó mặc số phận cho nó đến đâu thì đến rồi hi vọng. Kể cả bạn có thời gian và quyết tâm đấu tranh đến cùng, bạn cũng sớm mệt mỏi rồi bỏ cuộc.

Thật sự mà nói nếu trường học là một bộ máy dân chủ, những “thợ dạy” kia đã không có đất sống. Hoặc nếu bạn là khách hàng và trường học vận hành như một doanh nghiệp cung cấp giải pháp giáo dục, “thợ dạy biên chế” sẽ bị loại ngay từ vòng gửi xe, để chỗ cho các

nhà giáo dục thật sự − những người xứng đáng với hai chữ giáo viên thiêng liêng.

Sau này, nhờ ơn nhồi sọ từ gia đình, nhà trường và xã hội, mình cũng đã vào được đại học. Nghe mọi người quảng cáo đại học rất là cao siêu và to tát, là nơi khai sáng cuộc đời con người, mình đã rất háo hức. “Cánh cổng đại học cao vời vợi”.

Mình đỗ vào Đại học Xây dựng Hà Nội, khoa Kinh tế Xây dựng. Hồi đó mình có một sở thích đặc biệt với lĩnh vực kinh tế. Và sở dĩ mình thi vào xây dựng vì mình hỏi ai cũng bảo “xây dựng rất tốt, không bao giờ hết việc”.

Buổi học đầu tiên mình được gặp những người bạn mới. Khác với 12 năm “học”. Ở lớp, mình là người Hà Nội duy nhất. Các bạn mình đến

Một phần của tài liệu Ebook Đừng chạy theo số đông: Phần 1 (Trang 39 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)