32
gia tăng) để dành thời gian vào những việc tạo ra giá trị gia tăng (sáng tạo, xây dựng, marketing).
Phát triển cộng đồng giúp tăng Scalability. Số lượng người theo dõi bạn là số lượng người bạn có thể giúp đỡ và ảnh hưởng. Con số này cũng không có giới hạn.
Mua bất động sản là cho thuê cũng giúp tăng Scalability. Bởi số lượng nhà bạn có thể mua là vô hạn. Cũng không đồng nghĩa với việc thời gian và công sức của bạn phải tăng lên quá nhiều.
Mua cổ phiếu của một doanh nghiệp cũng là Scalability. Bởi bạn không cần phải mất công xây dựng, duy trì và phát triển công ty đó lớn mạnh như bây giờ và trong tương lai, mà vẫn được làm chủ nó.
Đầu tư vào dự án của người khác, những người tiềm năng để họ làm giàu cho họ và cuối cùng là cho bạn là một dạng Scalability.
Thậm chí kể cả khi bạn thuộc tầng lớp quản trị, dù cho bạn vẫn làm 8 tiếng/ngày hành chính nhưng Scalability có được nhờ việc bạn quản lý hàng trăm/ngàn nhân viên cấp dưới. Bạn được hưởng lợi trên mỗi đầu nhân viên. Ở một hệ thống doanh nghiệp lớn, cấp độ Scalability tăng dần với mỗi cấp độ.
Bạn sẽ sớm nhận ra “làm việc vất vả” hay “lao động” không có ý nghĩa gì nhiều nếu công việc của bạn có mức Scalability thấp.
Khi công việc của bạn có mức Scalability cao, kể cả bạn vừa làm vừa chơi, làm ít hơn người khác, bạn vẫn giàu có và trẻ lâu hơn họ.
Bởi công sức và thời gian của bạn bỏ ra một nhưng bạn gây ảnh hưởng tới hàng triệu, vẫn hơn công sức bỏ ra 10 nhưng ảnh hưởng tới 10.
Scalability là chìa khóa, còn lao động chỉ đơn thuần là mở khóa. Nếu bạn không có đúng chìa khóa, bao nhiêu công sức lao động của bạn cũng trở nên lãng phí. Bạn vẫn đang chạy theo lối mòn và chạy đua với thời gian. Bạn vẫn bị người khác điều khiển.
Nhưng nếu bạn có chìa khóa, bạn mở nhanh hay chậm cũng không thành vấn đề − kiểu gì nó cũng mở ra.
CHƯƠNG
Scalability Thấp − Tự Động Hóa, Thuê Và Tăng Tốc
B ất kỳ việc gì bạn làm, không chỉ trong kinh doanh, hãy luôn tự hỏi yếu tố Scalability cao, thấp, hay không có.
Nếu yếu tố Scalability thấp hoặc không có, bạn không nên làm. Hãy thuê người khác làm hoặc làm thật nhanh cho xong.
Ví dụ, rửa bát là một công việc không có Scalability. Bạn có thể tôn vinh việc rửa bát giúp bạn trân trọng lao động vân vân nhưng không thể phủ nhận nó không tạo tác động lớn lao tới cuộc sống của bạn cũng như người khác. Nó cũng buồn tẻ và không có thu nhập.
Nếu bạn bắt buộc phải làm và không có sự lựa chọn, hãy làm thật nhanh.
Nếu bạn bắt buộc phải làm và có một khoản tiền, hãy “thuê” người khác làm hộ.
Hoặc tốt hơn nữa, hãy mua máy rửa bát. Máy rửa bát giúp tự động hóa công việc rửa bát và giải phóng cuộc đời bạn khỏi rửa bát vĩnh viễn. Máy giặt đã giải phóng cuộc đời cho vô vàn con người thoát khỏi số phận giặt quần áo bằng tay. Ngày nay chúng ta đã có máy rửa bát.
192🎈 Đừng chạy theo số đông Scalability Thấp − Tự Động Hóa, Thuê và Tăng Tốc 🎈193
Quét nhà cũng vậy. Thời nay chúng ta đã có Robot quét nhà thậm chí lau nhà. Với mặt sàn lớn, gia đình bạn gần như không bao giờ phải cúi người quét nữa.
Thời gian vừa được giải phóng có thể tái sử dụng vào các công việc mà máy móc không thể làm.
Hãy nhớ, con người chỉ nên làm công việc mà máy móc không thể làm. Chúng ta đang từng bước xóa bỏ tầng lớp nhân viên và tạo ra tầng lớp máy móc.
Bạn nên tự động hóa không khoan nhượng. Nếu không tự động hóa được nữa, thuê người khác làm những việc bạn không muốn làm.
Thời gian, công sức và trí tuệ của bạn nên được dành vào những việc có mức Scalability cao và tưới cây cho cây nhà bạn. Bởi bạn yên tâm, dù cho bạn có tự động hóa không khoan nhượng và thuê người không khoan nhượng, bạn không ngồi chơi như bạn nghĩ, bạn vẫn còn vô số việc khác phải làm. Nhưng đó là những việc thật sự quan trọng, thật sự có ý nghĩa tới bạn, người thân của bạn và xã hội.
Đáng tiếc thay, cuộc đời của đàn kiến mà bạn thấy ngoài kia lại không được như vậy.
Họ dành phần lớn thời gian vào công việc có mức Scalability thấp. Họ không chịu đầu tư tiền và thời gian để tự động hóa hoặc thuê người.
Chẳng trách họ luôn tất bật, nhộn nhịp chạy đua với thời gian, lúc nào cũng bận và stress. Con người trở nên dễ cáu giận. Các vùng cấm địa liên tục bị xâm phạm. Một sự “bận” hoàn toàn phí phạm.
Giờ chúng ta thử phân tích thời gian trong ngày của một người (thí nghiệm), sau đó cùng nhau thay đổi xu hướng Scalability của người này.
(1) Thời gian di chuyển trên xe để đến công ty. Scalability thấp.
(2) Thời gian đi làm hành chính ở công ty. Scalability thấp.
(3) Thời gian đi về nhà. Scalability thấp.
(4) Thời gian đi chợ, mua sắm, chuẩn bị đồ ăn. Scalability thấp.
(5) Thời gian rửa bát, giặt quần áo, phơi quần áo, quét nhà. Scalability thấp.
(6) Thời gian đọc sách. Scalability rất cao.
(7) Thời gian tập thể dục. Scalability rất cao.
(8) Thời gian giải trí mạng xã hội. Scalability thấp.
(9) Thời gian viết bài chất lượng trên mạng xã hội. Scalability rất cao.
(10) Thời gian xây dựng sản phẩm riêng. Scalability cao.
(1) và (3) lãng phí. Thời gian di chuyển thường được hợp lý hóa bởi nó liên quan “công việc”, “sự nghiệp”, nhưng nó là khoảng thời gian chết vô cùng lãng phí, chưa kể xăng xe, sự cố, khấu hao, stress không đáng có − tuổi thọ giảm.
Bạn cần giảm thời gian này xuống tối thiểu. Ví dụ, chuyển sang làm online tại nhà, tìm chi nhánh gần hơn, chuyển chỗ ở, thậm chí chuyển sang công ty khác hoặc nghỉ hẳn.
(2) Tự động hóa càng nhiều càng tốt hoặc thuê người làm. Nếu may mắn, vươn lên tầng lớp quản trị (Scalability của bạn sẽ tăng vọt) − nhưng đây là quá trình rủi ro, phí thời gian, nặng bằng cấp và cuối cùng quan trọng nhất là sau khi bạn nghỉ việc, mảnh đất Minecraft của bạn cũng vẫn chưa trù phú (bạn còn nhớ Minecraft?).
Cách tốt nhất là cố gắng nghỉ việc trong tương lai.
(4) Làm thật nhanh. Tốt nhất nên có sẵn cho mình một hệ thống để giảm tối đa thời gian lãng phí. Ví dụ, chỉ mua những thứ XYZ và không lượn lờ quá lâu trong siêu thị. Nấu ăn đơn giản không cần cầu kỳ nhưng vẫn đủ dưỡng chất.
Bản thân mình rất biết ơn máy xay sinh tố. Nó đã giải phóng cho mình rất nhiều thời gian vào buổi sáng vì mình chỉ cần cho rau, củ, quả, hạt vào xay rồi uống. Vừa nhanh, rẻ, sạch, giàu dinh dưỡng và ngon.
194🎈 Đừng chạy theo số đông Scalability Thấp − Tự Động Hóa, Thuê và Tăng Tốc 🎈195
Nếu bạn may mắn có người nấu cho bữa trưa và tối thì càng tuyệt vời. Nếu không, hãy nấu một lần nhiều bữa. Bởi nếu không bạn sẽ phải dành thời gian gấp đôi, gấp ba chỉ để nấu một bữa. Đây là khoảng thời gian rất lãng phí.
(5) Tự động hóa. Mua máy rửa bát, máy giặt, máy quét nhà. Có chăng tất cả những gì bạn cần làm là dùng giấy ướt (khăn ướt) lau bụi ở bàn ghế − đây là những việc mà máy móc chưa thể làm.
(8) Thời gian giải trí trên mạng xã hội (hoặc xem phim) nên được giảm một cách tối đa − vì nó không scale được.
Đây là những nhóm công việc có Scalability thấp mà bạn đã cắt giảm được khỏi thời gian biểu của bạn. Hãy nhớ, đây là cả một quá trình vì thế bạn không cần kỳ vọng phải làm được trong một hôm.
Nhưng cũng nhớ rằng, có những người cả đời không cắt giảm nổi chỗ Scalability thấp kia. Phần lớn số đông sống một cuộc đời không có Scalability − và họ không nhận ra điều này.
Họ tự hào vì rửa bát (vì họ cảm thấy giá trị trong đó − bất chấp giá trị thị trường gần như bằng không).
Họ cho rằng giặt quần áo giúp họ thư giãn − như một sự huyễn hoặc sống trong thế giới bong bóng của chính họ.
Họ cho rằng đi làm hành chính rất đáng tự hào (bất chấp họ có mức thu nhập trên hoặc dưới mức đủ ăn một tí và hi sinh biết bao nhiêu đam mê, sở thích thật của bản thân).
Sự thật là nếu bạn giàu có và tự do thời gian, không phá vỡ bất kỳ trụ cột và các vùng cấm địa thì thôi bạn cứ việc đam mê rửa bát, quét nhà, giặt giũ thoải mái.
Nhưng phần lớn số đông vi phạm vùng cấm địa − và họ không hiểu tại sao.
Họ cứ cố và cố, cứ tự hào, cứ huyễn hoặc và vẫn luôn khổ sở. Đây là vấn đề.
***
SỰ THẬT VỀ RỬA BÁT − cuộc chiến không hồi kết... Mất hơn 20 năm để mình nhận ra rửa bát không phải là bạn. Nếu bạn cho rằng mình cực đoan, bạn đã nhầm.
Mình đã từng “nhồi sọ” cậu em trai về “lợi ích của rửa bát”: rửa bát giúp thư giãn, tăng sự dẻo dai, xây dựng bản lĩnh. Mình thậm chí còn làm cả Radio nói về việc mình ủng hộ làm việc nhà như thế nào. Nó giúp thư giãn thế nào. Nó giúp vận động như thế nào. Tóm lại, mình đã từng ghét rửa bát, sau đó quen dần với nó, rồi thích nó, và rồi tự tin cho rằng nó là “nền tảng” cho mọi công việc to tát hơn. Giặt quần áo, quét nhà, lau nhà cũng tương tự. Mình không muốn làm, nhưng mình trân trọng nó. Vì nó tượng trưng cho sự lao động. Mình lại lao vào làm.
Ngày này qua ngày khác. Mình tự hào.
Cho đến khi mình dọn ra nhà mới. Nhà này có máy rửa bát. Chủ nhà bảo cứ dùng thoải mái đi. Mình lại lên giọng dạy khôn chủ nhà về công dụng của rửa bát. Nó chỉ cười không nói gì. Mình cứ thế tiếp tục ngày này qua ngày khác rửa bát bằng tay cho đến một ngày mình có quá nhiều bát đĩa và lười. Mình tự hỏi “Tại sao không thử dùng một lần?”.
Cho hết bát đũa vào ngay ngắn. Bấm máy. Uỳnh uỳnh. Một tiếng sau. Mở nắp máy rửa bát ra. Vẫn còn chút nghi ngờ máy rửa thì làm sao bằng người rửa được. Mình lật từng cái bát, cái đĩa lên, sạch bong kin kít. Như bát mới. Hơn cả người rửa. Mình chỉ biết “WOW”.
Từ đó trở đi, mình “thử” mỗi ngày. Cứ ăn xong cho vào máy, tối đến bấm máy. Rồi làm việc khác.
Thật tuyệt vời. Đó là giây phút mình nhận ra, mình đã bị nhồi sọ bấy lâu nay (nói vui vậy thôi các bạn đừng bắt lỗi).
196🎈 Đừng chạy theo số đông Scalability Cao − Hãy Giảm Tốc Độ 🎈197
33
Điều mình muốn nói ở đây đó là nếu để nói về lợi ích của một thứ thì lúc nào cũng có. Nhất là khi chúng ta bị ép buộc làm nó trong khoảng thời gian dài. Dẫn đến việc không làm nó trở nên “thiếu tự nhiên” và có phần “đi ngược lại chân lý”. Chúng ta có xu hướng muốn bảo vệ nó đến cùng bằng cách hợp lý hóa nó.
Nếu rửa bát giúp bạn “tập thể dục”, tại sao bạn không chọn việc “chạy bộ?”.
Nếu rửa bát giúp bạn “thư giãn”, tại sao bạn không chọn việc “đọc sách, nghe nhạc, xem phim”?
Nếu rửa bát giúp bạn xây dựng bản lĩnh, “tại sao bạn không chọn “tập gym”?
Tương tự với quét nhà, lau nhà, giặt quần áo. Điều đáng buồn là chỉ đến khi chúng ta trải nghiệm và LẤY LẠI được thời gian đã mất, chúng ta mới thấy nó GIÁ TRỊ và XỨNG ĐÁNG như thế nào. Thực tế, MỨC SỐNG của bạn chỉ có thể đi lên NẾU BẠN CHO PHÉP NÓ.
Bạn sẽ thấy bất ngờ khi điều này nghe có vẻ dễ nhưng RẤT KHÓ LÀM.
Như mình, điều này mất hơn 20 năm. Ngay cả khi có máy rửa bát rồi, mình cũng chống đối đến cùng.
Bây giờ mình phải dạy lại em trai. Rửa bát là kẻ thù, không phải là bạn. Mình biết mình biết, nghe có vẻ cực đoan.
Nhưng đây là cách nhanh nhất để thay đổi hệ tư duy.
Để sống sung sướng, bạn phải chấp nhận một điều. KHỔ là thù, không phải là bạn.
(Facebook Kien Tran)
CHƯƠNG
Scalability Cao − Hãy Giảm Tốc Độ
Bạn không cần đi nhanh. Bạn chỉ cần đi đúng hướng. Sau đó đi chậm hay nhanh không thành vấn đề. Vì kiểu gì bạn cũng sẽ đến đích.
(Facebook Kien Tran)
V ới những công việc Scalability thấp, bạn cần đi thật nhanh. Nhưng với những công việc Scalability cao, bạn nên giảm tốc độ để đảm bảo chất lượng dài hạn.
Phần lớn số đông làm ngược lại, họ đi chậm với những việc Scalability thấp, một cách tận hưởng cuộc sống, rồi đi rất nhanh và ẩu với những công việc Scalability cao.
Mình xin ví dụ như sau:
Sản xuất video trên YouTube là một dạng công việc Scalability cao bởi một video bạn làm ra có thể có hàng ngàn đến hàng triệu người xem (tiềm năng).
Có rất nhiều bạn vội vã trong việc làm video. Họ muốn nổi tiếng nhanh và vì thế các video làm một cách cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp, thậm chí tra tấn người xem. Nhưng vì cái tôi của họ quá cao, họ nghĩ
198🎈 Đừng chạy theo số đông Scalability Cao − Hãy Giảm Tốc Độ 🎈199
người khác sẽ tận hưởng những video “chém gió” của họ. Họ vội vàng và muốn làm cho xong.
Việc quá tập trung vào tốc độ khiến họ mặc dù đang làm công việc có Scalability cao nhưng không đạt mức Scalability cao như kỳ vọng. Các video đăng lên không có người xem và kênh của họ dần chìm vào quên lãng. Toàn bộ công sức đổ xuống sông xuống biển.
Nhưng nếu họ ra video chậm hơn, làm kỹ hơn, tỉ mỉ hơn, tập trung vào chất lượng và mang lại giá trị cho người xem, cho dù công sức họ bỏ ra rất nhiều nhưng vì Scalability rất cao, nó trở nên xứng đáng. Chỉ cần 100 ngàn views hoặc 1 triệu views thì dù mất một tháng sản xuất video cũng xứng đáng.
Nếu bạn là một kỹ sư hay nhà sáng chế phát triển sản phẩm hay giải pháp của bạn, thì vài năm thậm chí 10 năm không thành vấn đề. Bởi một khi sản phẩm đó được ra đời và chất lượng vượt trội thì tất cả công sức và thời gian sẽ được đền đáp xứng đáng. Tại sao? Scalability cao.
Nhưng 10 năm hay thậm chí 20 năm chạy theo con đường làm thuê với mức Scalability thấp thì khi bạn nghỉ việc, bạn chẳng có gì trong tay.
Đây là sự khác biệt.
Bạn đừng hiểu nhầm rằng mình khuyên bạn kéo dài thời gian hay chần chừ. Ngược lại là khác.
Mình viết cuốn sách này trong vòng 2 tháng bởi mình có khả năng. Nhưng nếu bắt buộc phải viết trong vòng 2 năm mình cũng không phàn nàn bởi đây là công việc có mức Scalability rất cao. Sở dĩ mình viết trong 2 tháng vì mình đã viết quá nhiều rồi và việc viết lách không còn là khó khăn.
Đối với bạn, khi đang xây dựng sản phẩm và biết chắc công việc của bạn có mức Scalability cao, dù là 2 tháng hay 2 năm cũng không thành vấn đề. Tốc độ không quan trọng bằng chất lượng. Mức độ ảnh hưởng mới là yếu tố quan trọng nhất.
Vì vậy, nếu bạn đang làm chủ sở hữu nhà hàng, hay quán cafe, bạn biết rằng bán cafe hay bán đồ ăn là công việc Scalability rất thấp.
Nhưng bán thương hiệu lại là công việc Scalability rất cao. Hãy dành thời gian xây dựng hình ảnh và tăng giá trị thương hiệu sau đó chuyển sang nhượng quyền thương hiệu.
Nếu bạn đang xây dựng nội dung cho một website doanh nghiệp của bạn, xây dựng từng bài viết một, từng viên gạch một. Thông tin càng chất lượng cao càng tốt thay vì copy paste. Bởi đây là công việc có mức Scalability cao, càng vội càng hỏng.
Đầu tư cho một start-up cũng vậy, chính vì mức Scalability của nó rất cao, bạn không thể vội vã nhắm mắt đầu tư. Đầu tư chậm tốt hơn đầu tư nhanh.
Trở lại trước, chỉ sau khi bạn xóa sổ được các công việc Scalability