0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 27 -30 )

1.2.3.1. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài ngoài

Việc quy định các phương pháp giải quyết XĐPL về thừa kế là quyền tự do lựa chọn của mỗi quốc gia, tuy nhiên khi đưa ra các phương pháp giải quyết xung

đột, cần quan tâm đến quyền và lợi ích của các bên chủ thể, quyền lợi của quốc gia và cộng đồng quốc tế20. Có thể kể đến hai phương pháp phổ biến sau đây, mỗi một

phương pháp sẽđóng vai trò nhất định, không có một phương pháp nào mang tính tối

ưu nhất và thay thếcác phương pháp khác:

Thứ nhất, xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất. Các quy phạm thực chất này có thể được chứa đựng trong các điều ước quốc tế (quy phạm thực chất thống nhất) hoặc trong pháp luật quốc gia (quy phạm thực chất của quốc gia), trực tiếp điều chỉnh vấn đềXĐPL về thừa kế có yếu tốnước ngoài. Ưu điểm của phương pháp này chính là quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ21, giúp đơn

giản hóa các thủ tục cũng như các quy định “chồng chéo” nhau, giúp việc giải quyết

XĐPL một cách có hiệu quả, thuận tiện và nhanh chóng. Điều này xuất phát từ việc

các cơ quan có thẩm quyền không cần lựa chọn pháp luật áp dụng như đối với quy phạm xung đột22. Tuy nhiên, đối với các quy phạm thực chất thống nhất, do bản chất

đặc thù chịu sự chi phối bởi yếu tố truyền thống, lịch sử của quan hệ thừa kế, nên việc các quốc gia cùng nhau thỏa thuận và xây dựng một quy định chung dường như chưa đạt được hiệu quả23. Bởi lẽ có những quy phạm khi áp dụng sẽ rất phù hợp với hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa của quốc gia này nhưng có khảnăng không phù hợp đối với một quốc gia khác. Ví dụ như có quốc gia quy định việc đăng ký quyền sở hữu

đối với di sản là bất động sản trước tiên phải là người thuộc hàng thừa kế có quan hệ

huyết thống với người để lại di sản, sau đó những người thừa kế này sẽ chuyển giao lại cho những người hưởng di sản không có quan hệ huyết thống (nếu có). Trong khi

20 Lê ThịNam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, sđd, tr.118.

21 Lê ThịNam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, sđd, tr.118.

22Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. Hồng Đức, sđd, tr.163.

22

đó quy định này lại tỏ ra không phù hợp khi có người thừa kếlà người không có quan hệ huyết thống với người để lại di sản, điều mà ở một số quốc gia khác không có quy

định. Hơn nữa quá trình đàm phán để thông qua các quy phạm thực chất thống nhất cần một thời gian lâu dài, mang tính chất phức tạp và tốn kém.

Thứ hai, xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột. Các quy phạm xung đột này có thể được chứa đựng trong các điều ước quốc tế (quy phạm xung đột thống nhất) hoặc trong pháp luật quốc gia (quy phạm xung đột của quốc gia). Khác với

phương pháp thứ nhất, các quy phạm xung đột được xây dựng sẽ không trực tiếp quy

định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ thừa kế. Thay vào đó, phương pháp này sẽđưa ra các nguyên tắc chung cho các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết. Cũng chính điều này đã khiến cho phương pháp có điểm hạn chế, vì các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện lựa chọn hệ thống pháp luật điều chỉnh nên việc áp dụng cũng trở nên phức tạp hơn đặc biệt trong trường hợp có hiện tượng dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ ba. Tuy nhiên, so với phương pháp thứ nhất thì trong phương pháp này, việc các quốc gia cùng nhau xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất dường như dễdàng hơn.

Bởi lẽ, suy cho cùng thì đó chỉ là các nguyên tắc chung mang tính chất hướng dẫn để

các bên lựa chọn pháp luật phù hợp chứ không mang tính áp đặt hay ràng buộc các bên áp dụng một hướng giải quyết cụ thể, hay mang một ý chí chủ quan của bất kỳ

bên quốc gia ký kết nào. Hiện nay các quốc gia áp dụng phương pháp này rất phổ

biến, điển hình chính là thông qua các quy phạm tại các Hiệp định tương trợtư pháp.

Đồng thời, các quốc gia cũng chủđộng xây dựng các quy phạm xung đột của quốc gia đó trong những trường hợp không có điều ước quốc tế với các nước thì đây chính là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền lựa chọn pháp luật giải quyết các vấn đề

thừa kế có yếu tốnước ngoài. Trong quá trình xây dựng, một số hệ thuộc luật được sử dụng phổ biến như: hệ thuộc luật nhân thân, hệ thuộc luật nơi có tài sản, hệ thuộc luật lựa chọn,…

Hệ thuộc luật nhân thân (lex personalis) là hệ thuộc chỉ ra pháp luật liên quan

23

để điều chỉnh quan hệ mang bản chất dân sự có yếu tốnước ngoài bao gồm cả thừa kế. Về vấn đề này, có nhận định rằng: “Trong hầu hết các hệ thống XĐPL, những vấn

đềliên quan đến những mối quan hệ nhân thân và tài sản giữa các thành viên của một

gia đình được điều chỉnh bởi luật nhân thân như là một nguyên tắc chung”24. Trong quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài, hệ thuộc luật nhân thân được áp dụng đểđiều chỉnh một số vấn đềnhư thừa kế di sản là động sản, năng lực lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc, hình thức di chúc,…Hệ thuộc luật nhân thân tồn tại trong hai hình thức25:

Một là, hệ thuộc luật quốc tịch (lex patriae/lex nationalis) là pháp luật của

nước mà chủ thể trong quan hệ mang quốc tịch. Hệ thuộc luật quốc tịch có ưu điểm rất quan trọng là tính ổn định cao, bởi vì, việc thay đổi quốc tịch không diễn ra một

cách thường thường xuyên và dễ dàng. Nhưng cũng chính đặc tính này sẽlà nhược

điểm khi người nhập cư sinh sống lâu dài ở một quốc gia khác quốc gia họ mang quốc tịch, cản trở sự hòa nhập của họ vào cộng đồng nơi họđang thực sự sinh sống26.

Hai là, hệ thuộc luật nơi cư trú (lex domicilii), là pháp luật của nước mà chủ

thể trong quan hệcó nơi cư trú. Ưu điểm của hệ thuộc luật này tính linh hoạt, tạo điều kiện hòa nhập của người nhập cư đã đề cập trên. Tuy nhiên hạn chế chính là tính không ổn định của hệ thuộc luật này, vì nơi cư trú có thểthay đổi một cách thường xuyên, hoặc trởnên khó xác định khi một người có nhiều nơi cư trú khác nhau27.

Hệ thuộc luật nơi có tài sản (lex rei sitae) là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của

nước đang có tài sản liên quan đến quan hệ phát sinh. Trong quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài, hệ thuộc luật nơi có tài sản thường được áp dụng đểđiều chỉnh những vấn đềliên quan đến thừa kế di sản là bất động sản hoặc việc thực hiện quyền đối với bất động sản,…điều này xuất phát từ bản chất đặc thù của bất động sản thường gắn liền với đất đai, liên quan đến chủ quyền quốc gia nơi đang có bất động sản. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp liên quan đến bất động sản đều sẽ sử dụng

24 Nguyễn Bá Chiến (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột pháp luật ở

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, tlđd, tr.28.

25 Lê ThịNam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, sđd, tr.121.

26 Nguyễn Bá Chiến (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột pháp luật ở

Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, tlđd, tr.28.

27 Nguyễn Bá Chiến (2008), Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm xung đột pháp luật ở

24

hệ thuộc luật nơi có tài sản để giải quyết, điều này còn tùy thuộc vào nguyên tắc giải

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 27 -30 )

×