0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong trường

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 36 -95 )

trường hợp có di chúc

Một trong những nội dung quan trọng, đặc trưng khi đề cập đến thừa kế chính là di chúc bởi lẽ di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của

mình cho người khác sau khi chết45. Do đó khi quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài

31

phát sinh thì cũng đặt ra một số vấn đề pháp lý nhất định xoay quanh di chúc của

người để lại di sản.

Thông thường, trên lãnh thổ Việt Nam, một di chúc được xem là hợp pháp

khi đáp ứng đủcác điều kiện tại khoản 1 Điều 630 BLDS 2015, cụ thể: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Riêng đối với quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài, năng lực chủ thể và hình thức di chúc là những nội dung được TPQT tập trung điều chỉnh.

Vấn đề thứ nhất là năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc. Khoản 1 Điều 681

BLDS 2015 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏdi chúc được xác

định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập,

thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc”. Tương tự với nguyên tắc chung, BLDS áp dụng luật quốc tịch của người lập di chúc để giải quyết XĐPL. Song, cần lưu ý về thời điểm

xác định luật quốc tịch được áp dụng phải là thời điểm lập, thay đổi, huỷ bỏ di chúc chứ không phải thời điểm người để lại di sản chết.

So với BLDS 2005 thì BLDS 2015 đã có sự sửa đổi, quy định chi tiết hơn. Trước đây, tại khoản 1 Điều 768 BLDS 2005 quy định: “Năng lực lập di chúc, thay

đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân”. Quy định như vậy là chưa đầy đủ và chưa rõ ràng bởi lẽ tại những thời

điểm khác nhau thì một người có thể có những quốc tịch khác nhau, điều này dẫn đến sự tùy nghi trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng46. Hiện tại, khi BLDS 2015 có hiệu lực đã khắc phục được hạn chế này.

Vấn đề thứhai là quy định liên quan đến hình thức di chúc. Pháp luật của các quốc gia khác nhau sẽ có quy định riêng về hình thức để di chúc có hiệu lực. Có những quốc gia công nhận đa dạng các loại hình thức của di chúc nhưng vẫn có những

46 Trần Minh Ngọc (2018), Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 9/2018, tr.64.

Nguồn:http://www.cantholib.org.vn:84/Ebook.aspx?p=57B92A75353766A6964637B93B65654746C6B6563 7B91B857557 (truy cập ngày 23/06/2021).

32

quốc gia chỉ công nhận một loại hình thức nhất định, điển hình là di chúc được lập

thành văn bản. Riêng đối với pháp luật Việt Nam cho phép di chúc có thể tồn tại một trong hai hình thức, cụ thể tại Điều 627 BLDS 2015 có quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

Đứng trước những quy định khác nhau về hình thức cũng như sựđa dạng về

thời điểm, địa điểm lập di chúc trên thực tế nên pháp luật Việt Nam đã ra đưa quy định với nhiều trường hợp khác nhau nhằm tạo điều kiện tối đa để hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài được công nhận. Theo đó, khoản 2 Điều 681 BLDS 2015 cho phép: “Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của

nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời

điểm người lập di chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản”.

Đây cũng là một điểm mới so với quy định trước đây tại khoản 2 Điều 768

BLDS 2005: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Quy định này đã vô tình làm cho di chúc không phát sinh hiệu lực trong một sốtrường hợp nhất định. Ví dụtrong trường hợp vào thời điểm lập di chúc, người đó đang ở trên lãnh thổ quốc gia khác vì mục đích ngắn hạn như công tác, du lịch,…Trong trường hợp như vậy quốc gia đó không phải nơi họlà công dân, cũng

không phải là nơi họcư trú, hoặc cho dù là nơi họcư trú nhưng thời gian cư trú chưa đủ lâu dài, dẫn đến họ không thể nắm bắt được quy định pháp luật của quốc gia đó, khiến cho hình di chúc có khảnăng bị vô hiệu.

Vì vậy, ngoài pháp luật nơi thực hiện hành vi (nơi lập di chúc) thì pháp luật

nơi cư trú, pháp luật quốc tịch và pháp luật nơi có bất động sản đều có khảnăng được áp dụng để giải quyết vấn đề liên quan đến hình thức di chúc. Quy định như vậy đã

33

làm tăng đáng kểcơ hội có hiệu lực đối với hình thức di chúc, nhằm tôn trọng ý chí của người lập di chúc và đảm bảo tốt nhất quyền hưởng di sản của người thừa kế47.

1.3.2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Liên minh Châu Âu luật Liên minh Châu Âu

Trong phạm vi các quốc gia thuộc khối EU, Nghịđịnh số 650/2012 của Liên minh Châu Âu về thẩm quyền, luật áp dụng, công nhận và thi hành các quyết định, chấp thuận và thực thi các biện pháp chính thức trong các vấn đề về thừa kế, tạo lập Giấy chứng nhận Thừa kế của Châu Âu48(sau đây gọi là “Nghịđịnh Brussels IV”) là

nguồn luật quan trọng điều chỉnh phần lớn các vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài, trong đó bao gồm cảquy định cho việc giải quyết

XĐPL.

Nghịđịnh Nghịđịnh Brussels IV là văn bản pháp luật thứ yếu, có giá trị ràng buộc áp dụng đối với các quốc gia thành viên49. Thuật ngữ “Quốc gia thành viên”

phải được hiểu là bao gồm tất cả các quốc gia thành viên của EU ngoại trừĐan Mạch,

Ireland và Vương quốc Anh, vì các quốc gia này không tham gia vào Nghịđịnh50.

47 Trần Minh Ngọc (2018), Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số9/2018, tlđd, tr.63.

48 Tiếng Anh là: Regulation (EU) No 650/2012 of the European Parliament and of the Council of 4 July 2012 on jurisdiction, applicable law, recognition and enforcement of decisions and acceptance and enforcement of authentic instruments in matters of succession and on the creation of a European Certificate of Succession. Nguồn: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=celex%3A32012R0650 (truy cập ngày 01/04/2021).

49Đỗ Thị Mai Hạnh (2013), Nguồn luật trong hệ thống pháp luật của Liên Minh Châu Âu điều chỉnh quan hệ

pháp luật trong Tư pháp quốc tế, trích Tài liệu hội thảo “Quyền công dân trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong pháp luật của Liên minh Châu Âu”, Trường Đại học Luật TP.HCM, tr.41-44.

Đối với hệ thống pháp luật Liên minh Châu Âu, tồn tại hai nguồn chính: Văn bản pháp luật chính yếu (Primary

law) và văn bản pháp luật thứ yếu (Secondary law).

Thứ nhất, văn bản pháp luật chính yếu bao gồm: Các hiệp ước thành lập Liên minh Châu Âu, các cơ quan của Liên minh Châu Âu: Hiệp ước Paris 1951 (ECSC), Hiệp ước Roma (1957) đưa đến việc thành lập Cộng đồng

Năng lượng nguyên tử Châu Âu (EAEC hoặc Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tếChâu Âu (EEC)…;

các Hiệp ước kết nạp thành viên mới; các Nghịđịnh thư; Hiến chương của Liên minh Châu Âu về Các quyền

cơ bản và Các nguyên tắc pháp lý chung của luật do Tòa án Công lý của Liên minh Châu Âu (CJEU) thiết lập. Nguồn: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=LEGISSUM%3Al14534 (truy cập ngày 03/06/2021).

Thứhai, văn bản pháp luật thứ yếu gồm các văn bản mang tính ràng buộc áp dụng: Nghịđịnh (Regulations), Chỉ thị (Directives), Quyết định (Decisions) và văn bản không mang tính ràng buộc áp dụng: Ý kiến (Opinions), Khuyến nghị (Recommendations), Nghị quyết (Resolutions), Kết luận (Conclusions), Sách trắng (White

papers), Sách xanh (Green papers),…

Nguồn: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=LEGISSUM:l14528 ,

https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=LEGISSUM:ai0037 (truy cập ngày 03/06/2021).

34

Nghị định không giải quyết các vấn đề thuộc luật nội dung điều chỉnh quan thừa kế có yếu tốnước ngoài, chẳng hạn như ai là người thừa kế, thứ tự hàng thừa kế, tỷ lệ phân chia di sản như thế nào,…Những vấn đề này sẽđược điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia thành viên được dẫn chiếu đến. Nghịđịnh không điều chỉnh các vấn đề

có khảnăng liên quan đến thừa kế mang yếu tốnước ngoài, điển hình như: vấn đề hộ

tịch của công dân; chếđộ tài sản của vợ chồng (nghĩa là, cách phân chia tài sản trong

trường hợp một trong hai vợ chồng qua đời); việc ghi nhận thông tin tài sản được thừa kế (ví dụnhư việc ghi nhận quyền sở hữu nhà ở vào các giấy tờ liên quan đến

đất đai),…Nghịđịnh này cũng không liên quan đến luật thuế, pháp luật quốc gia thành viên sẽđiều chỉnh về thuếđối di sản được thừa kế51.

Nghịđịnh này được ban hành là kết quả của quá trình nỗ lực hài hòa hóa các quy tắc áp dụng cho vụ việc thừa kế mang tính quốc tếkhi đứng trước sựđa dạng của quy tắc và hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng ở các quốc gia thành viên đã

gây ra sự phức tạp đáng kểcho cơ quan khi giải quyết. Người thừa kế không cần phải

đối mặt với nhiều đạo luật và cơ quan các quốc gia khác nhau. Hơn nữa, Nghị định

này cũng giúp các quyết định của tòa án hoặc văn bản công chứng liên quan đến vấn

đề thừa kế phát sinh hiệu lực ở một quốc gia thành viên khác một cách dễ dàng, thuận tiện52. Nghị định đã đóng góp đáng kể trong việc tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ một cách hiệu quảvà nhanh chóng hơn.

Nghị định Brussels IV được áp dụng cho các trường hợp liên quan đến tài sản thừa kế53, theo đó, Nghịđịnh đưa ra các quy tắc chung trong việc giải quyết vấn

đề XĐPL đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài, đồng thời đề ra hướng xử lý trong một sốtrường hợp như người để lại di sản có mối liên hệ rõ ràng và gần gũi với một quốc gia khác quốc gia mà người đó cư trú thường xuyên; người để lại di sản lựa chọn pháp luật áp dụng định đoạt di sản của mình.

51 Publications Office of the European Union (2017), Cross border succession citizen's guide, tr.04-05. Nguồn: https://www.elra.eu/wp-content/uploads/2017/10/DS0417513ENN.en.pdf (truy cập ngày 15/05/2021).

52 Publications Office of the European Union (2017), Cross border succession citizen's guide, tlđd, tr.04.

53 Lê Thị Nam Giang, Ngô Kim Hoàng Nguyên, Nguyễn Lê Hoài (2013), Giải quyết xung đột pháp luật về

thừa kế theo pháp luật Liên minh Châu Âu và pháp luật Việt Nam, trích Tài liệu hội thảo “Quyền công dân trong các quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài trong pháp luật của Liên minh Châu Âu”, Trường Đại học Luật

35

Mặc dù tại Nghị định Brussels IV không có điều khoản nào trực tiếp điều chỉnh hay quy định các vấn đề liên quan đến quyền lợi trẻem nhưng vì Nghị định Brussels IV có ghi nhận việc tôn trọng các quyền cơ bản và tuân thủ các nguyên tắc

được công nhận trong Hiến chương Liên minh Châu Âu về các Quyền cơ bản54, do

đó, khi áp dụng Nghị định Brussels IV, Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác

cũng cần tuân thủ các quyền và nguyên tắc ghi nhận tại Hiến chương này55. Cụ thể, tại Điều 24 của Hiến chương đã có ghi nhận về quyền của trẻem, theo đó trẻ em có quyền được bảo vệvà được quan tâm cần thiết vì lợi ích của trẻ. Trong tất cả các hành

động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan công quyền hay các tổ chức tư nhân

thực hiện, lợi ích tốt nhất của trẻ phải được xem xét ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt là xem xét trẻ em trong mối liên hệ với việc áp dụng pháp luật, cơ quan có thẩm quyền có thể cân nhắc việc đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em mà từ chối công nhận pháp luật

nước ngoài trên cơ sở trật tự công của quốc gia đó56.

1.3.2.1. Nguyên tắc chung trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài

Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định Brussels IV có quy định: “Ngoại trừ những

điều khoản ngoại lệ theo Nghịđịnh này, luật áp dụng để giải quyết một cách tổng thể

về thừa kế sẽ là pháp luật của quốc gia nơi mà người để lại di sản có nơi cư trú thường xuyên vào thời điểm chết”57. Như vậy, khác với quy định của BLDS 2015 sử

dụng luật quốc tịch, Nghị định Brussels IV lựa chọn pháp luật nơi cư trú thường xuyên của người để lại di sản để giải quyết chung các vấn đề thừa kế có yếu tốnước ngoài.

54 Tiếng Anh là: Charter of Fundamental Rights of the European Union. Nguồn: https://eur-lex.europa.eu/legal- content/EN/TXT/?uri=celex%3A12012P%2FTXT (truy cập ngày 10/06/2021).

55 Phần mởđầu, đoạn số (81) Nghịđịnh Brussels IV.

56Eimear Long (2008), “Children's Rights in Private International Law”, A thesis submitted for the Degree of Doctor of Philosophy, The University of Dublin, tr.169.

57 Lê Thị Nam Giang, Ngô Kim Hoàng Nguyên, Nguyễn Lê Hoài (2013), Giải quyết xung đột pháp luật về

thừa kế theo pháp luật Liên minh Châu Âu và pháp luật Việt Nam, trích Tài liệu hội thảo “Quyền công dân trong các quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài trong pháp luật của Liên minh Châu Âu”, Trường Đại học Luật

36

Đểxác định nơi cư trú thường xuyên, cơ quan giải quyết vụ việc phải đánh giá

tổng thể về hoàn cảnh cuộc sống của người để lại di sản trong những năm trước khi chết và vào thời điểm người đó chết, có tính đến tất cả các yếu tố thực tế có liên quan,

đặc biệt là các yếu tố về khoảng thời gian và mức độ hiện diện thường xuyên của

người để lại di sản tại một quốc gia; các hoàn cảnh và lý do cho sự hiện diện đó58. Ví dụ, Emma là người có quốc tịch Pháp nhưng sinh sống tại Bỉ với chồng của

cô cũng có quốc tịch Pháp và hai con chung. Cô ấy đột ngột qua đời khi đang du lịch tại Pháp. Hai vợ chồng Emma hiện đang sở hữu một căn hộ tại Bỉvà đang thuê một

căn nhà tại Pháp cho mục đích du lịch. Cơ quan có thẩm quyền có khảnăngxác định

Emma có nơi cư trú thường xuyên là tại Bỉ bởi vì gia đình của cô (chồng và hai con

chung) đều sinh sống tại Bỉ, công việc ổn định lâu dài của cô được thực hiện ở Bỉ và bất động sản chính của cô là căn hộ tại Bỉ. Những điều này dẫn đến pháp luật Bỉ sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế của Emma.

Trong trường hợp việc xác định luật nơi cư trú thường xuyên của người để lại di sản tại thời điểm chết được nhận định là quá phức tạp, điển hình là người để lại di sản vì lý do nghề nghiệp hoặc tài chính đã ra nước ngoài làm việc, đôi khi trong một thời gian dài, nhưng vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ và ổn định với quốc gia gốc của họ.

Trong trường hợp này, tùy theo hoàn cảnh của vụán, người để lại di sản có thểđược coi là vẫn thường trú tại quốc gia gốc của họ, nơi tập trung phần lớn các lợi ích gia

đình và đời sống xã hội của họ. Hoặc người để lại di sản luân phiên sống ở nhiều

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 36 -95 )

×