0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nguyên tắc chung trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 34 -36 )

nói riêng.

1.3. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Liên minh Châu Âu luật Việt Nam và Liên minh Châu Âu

1.3.1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam luật Việt Nam

1.3.1.1. Nguyên tắc chung trong giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài tố nước ngoài

Căn cứ theo pháp luật hiện hành, cụ thể dựa trên khoản 1 Điều 680 BLDS

2015 đưa ra quy tắc áp dụng chung: “Thừa kếđược xác định theo pháp luật của nước

mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”. Tuy nhiên, khoản

2 Điều 680 BLDS 2015 có quy định: “Việc thực hiện quyền thừa kếđối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.

Như vậy, trên nguyên tắc chung, Việt Nam áp dụng thống nhất luật quốc tịch của người để lại di sản ngay trước khi chết đểđiều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài như hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế, tỷ lệ

phân chia di sản, quản lý di sản,…Riêng đối với di sản là bất động sản, vì là một loại tài sản đặc thù, nên việc thực hiện quyền đối với bất động sản, đơn cử như việc xác

định người thừa kế có được trở thành chủ sở hữu hay chỉ được hưởng phần giá trị tương đương của bất động sản đó, hoặc nếu được trở thành chủ sở hữu thì cần đáp ứng những yêu cầu, điều kiện gì,…sẽ do luật nơi có bất động sản điều chỉnh.

29

Ví dụ, ông A có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Pháp ngay trước khi chết

và có để lại di sản gồm động sản ở Pháp và căn nhà ở Việt Nam, không có di chúc. Áp dụng nguyên tắc giải quyết chung tại khoản 1 Điều 680 BLDS 2015, pháp luật Pháp sẽđược lựa chọn để giải quyết các vấn đề thừa kế, bao gồm cảđộng sản ở Pháp và căn nhàở Việt Nam. Tuy nhiên, do căn nhà là bất động sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam nên việc xem xét người thừa kế của A có được chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà hay chỉđược hưởng phần giá trị thì do pháp luật Việt Nam điều chỉnh.

Do Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch làm nguyên tắc chung giải quyết

XĐPL về thừa kế nên trên thực tế sẽ có khả năng phát sinh hai trường hợp, đó là người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai quốc tịch trở lên. Khi có sự tham gia của hai chủ thể này, việc giải quyết các vấn đềXĐPLcũng trở nên phức tạp hơnkhi chưa thểxác định chính xác quốc gia liên quan đối với người không quốc tịch hoặc có nhiều hơn hai quốc gia liên quan, bảo hộcho người có nhiều quốc tịch42. Mỗi một trường hợp sẽ có những hướng giải quyết khác nhau:

Đối với trường hợp người để lại di sản không có quốc tịch, căn cứ theo khoản

1 Điều 672 BLDS 2015, pháp luật của nước nơi người đó cư trú43 vào thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài sẽđược áp dụng. Nếu người để lại di sản có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ thì áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất. So với

trước đây, BLDS 2005 lựa chọn áp dụng pháp luật Việt Nam (hệ thuộc luật Tòa án)

trong trường hợp không thể áp dụng luật nơi cư trú, hiện nay BLDS 2015 đã tiếp cận với cách giải quyết khách quan hơn, đảm bảo tôn trọng, công bằng hơn cho các chủ

thể trong quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài và phù hợp với nguyên tắc quan trọng trong TPQT là bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật44.

42 Lê Thị Bích Thủy (2019), Pháp luật áp dụng đối với cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài theo

Bộ luật dân sự năm 2015, Tạp chí Luật học số 1/2019, tr.57. Nguồn:

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/275200/CVv209S012019057.pdf (truy cập ngày 23/06/2021).

43 Về khái niệm “cư trú” theo cách tiếp cận tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 BLDS 2015, là nơi người đó thường xuyên sinh sống, trường hợp không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú của cá

nhân là nơi người đó đang sinh sống.

44 Lê Thị Bích Thủy (2019), Pháp luật áp dụng đối với cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài theo Bộ luật dân sựnăm 2015, Tạp chí Luật học số1/2019, tlđd, tr.59.

30

Đối với trường hợp người để lại di sản có nhiều quốc tịch, tức từ hai quốc tịch trở lên. Việc XĐPLcũng trở nên phức tạp và được các quốc gia quan tâm giải quyết. Tại khoản 2 Điều 672 BLDS 2015 quy định áp dụng pháp luật của nước nơi người để

lại di sản có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Có thể thấy, khi một người để lại di sản có từ hai quốc tịch trở lên, pháp luật bắt buộc phải đưa ra thêm một hoặc nhiều tiêu chí bổsung đểcơ quan có thẩm quyền có đủ cơ sở lựa chọn pháp luật áp dụng, cụ thểBLDS 2015 đã đưa thêm luật

nơi cư trú thay vì chỉ áp dụng luật quốc tịch theo nguyên tắc chung.

Tuy nhiên, trên thực tế sẽ tồn tại không ít các trường hợp gây khó khăn khi áp

dụng pháp luật nơi cư trú. Ví dụ như người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác

định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ trên. BLDS 2015 đã đưa ra hướng giải quyết thông qua xác định pháp của nước mà người để lại di sản có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

Mặc dù vậy, đểlàm tăng cơ hội áp dụng pháp luật của Việt Nam khi giải quyết vụ việc, trong trường hợp người để lại di sản có nhiều quốc tịch nhưng trong đó có

quốc tịch Việt Nam thì theo đoạn thứ hai khoản 2 Điều 672 BLDS 2015 có quy định:

Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam”.

Nguyên tắc chung để giải quyết XĐPL về thừa kế có yếu tốnước ngoài cho

đến nay vẫn chưa có quy định riêng đề cập hay điều chỉnh liên quan đến chủ thể là

người thừa kế nói chung và trẻ em nói riêng.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (Trang 34 -36 )

×