Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 26 - 32)

1.4.1.1. Người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc

Di chúc là một loại giao dịch dân sự. Người lập di chúc cần đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch nói chung theo điểm a khoản 1 Điều 117 BLDS

năm 2015. Đó là người tham gia giao dịch dân sự cần có “năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”. Quy định này cho thấy, người lập di chúc phải có năng lực pháp luật dân sựvà năng lực hành vi dân sự phù hợp.

Ngoài việc tuân thủ quy định chung về giao dịch dân sự, người lập di chúc cần phải đáp ứng những điều kiện theo pháp luật về thừa kế. Theo Điều 624 BLDS

năm 2015, di chúc là “sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình

cho người khác sau khi chết”. Quy định này cho thấy người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân. Nhưng không phải cá nhân nào cũng có quyền lập di chúc. Để di chúc

được lập một cách hợp pháp, cá nhân đó cần đáp ứng những điều kiện mà pháp luật yêu cầu. Cụ thể, Điều 625 BLDS năm 2015 quy định về những nhóm người được phép thực hiện quyền lập di chúc, bao gồm:

Một là, người lập di chúc là người thành niên có đủđiều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của BLDS năm 2015.

21

Theo khoản 1 Điều 20 BLDS năm 2015, người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên45. Theo Điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật này, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ,

cưỡng ép. Để có quyền tự mình lập di chúc, người lập di chúc cần có năng lực hành vi dân sựđầy đủ46.

Sở dĩ pháp luật có những yêu cầu trên đối với người lập di chúc xuất phát từ

bản chất của di chúc. Di chúc là công cụ để người lập di chúc định đoạt tài sản của

mình cho người khác một cách tự nguyện. Người lập di chúc nếu không có nhận thức đầy đủ, không có ý chí thì quyết định trong việc định đoạt tài sản mà họđưa ra

sẽ không còn được đúng đắn. Điều này có thể gây thiệt hại cho chính bản thân

người lập di chúc, cũng như tạo bất lợi cho những người thừa kế. Chẳng hạn, khi

người có tài sản quyết định lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn thì di chúc

đó không thể không phản ánh đúng hoàn toàn ý chí định đoạt tài sản của người lập di chúc. Đồng thời, di chúc này có thể làm phát sinh quyền thừa kế của người đáng

lẽ ra không được chỉ định trong di chúc và làm mất quyền hưởng di sản của những

người thừa kế khác.

Hai là, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộđồng ý về việc lập di chúc.

Đối với người chưa thành niên47, chỉ những người từ đủ mười lăm tuổi đến

chưa đủ mười tám tuổi và được sự đồng ý về việc lập di chúc của cha, mẹ hoặc

người giám hộ thì mới được lập di chúc. Nếu không đáp ứng một trong hai yếu tố

về độ tuổi hoặc sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ thì người chưa thành

niên không thể thực hiện quyền lập di chúc của mình. Một điều kiện quan trọng

khác để di chúc được coi là hợp pháp là di chúc của nhóm chủ thể này phải được lập bằng văn bản48.

Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn định, kinh nghiệm trong cuộc sống còn ít ỏi, dẫn đến dễ bị ảnh hưởng bởi người khác. Do vậy, nhóm chủ thể này cần được sựđồng ý từ phía cha, mẹ hoặc người giám hộtrước khi thực hiện việc lập di chúc.

45 Những trường hợp người thành niên không có năng lực hành vi dân sựđầy đủ bao gồm: mất năng lực hành vi dân sự(Điều 22 BLDS năm 2015), có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23 BLDS năm

2015), hạn chếnăng lực hành vi dân sự(Điều 24 BLDS năm 2015).

46Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2019), tlđd (35), tr. 444.

47 Khoản 1 Điều 21 BLDS năm 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủmười tám tuổi.

22

Quy định này nhằm phòng ngừa những trường hợp người chưa thành niên bịngười khác lợi dụng, gây ảnh hưởng, không phải nhằm hạn chế quyền tựdo định đoạt của họ. “Đồng ý về việc lập di chúc” không đồng nghĩa với việc cha, mẹ hoặc người giám hộ được quyền can thiệp vào nội dung di chúc. Tóm lại, quy định này đã bảo

đảm nguyên tắc tôn trọng quyền tự do lập di chúc của mỗi cá nhân cũng như giải quyết được trường hợp người chưa thành niên có tài sản riêng và có nguyện vọng muốn định đoạt tài sản của mình sau khi chết.

1.4.1.2. Người lập di chúc phải tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt

Theo khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015, tự nguyện xác lập, thực hiện giao dịch nói chung là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Đây là

việc một người quyết định tham gia vào giao dịch dân sự theo ý chí của cá nhân, không bị chi phối, tác động hay can thiệp từngười khác. Người để lại di sản khi lập

di chúc cũng cần có sự tự nguyện. Tự nguyện trong việc lập di chúc là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của người để lại di sản. Sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ

ý chí này bị phá vỡ nếu việc lập di chúc được thực hiện trong những trường hợp sau:

Một là, di chúc được lập trong tình trạng bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Theo Điều 127 BLDS năm 2015, lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố

ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sựnên đã xác lập giao dịch

đó. Theo đó, người lập di chúc có thể bị lừa dối bởi các thủ đoạn như làm tài liệu giả để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người làm tài liệu giả49.

Còn đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc

người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của

người thân thích của mình. Đe dọa, cưỡng ép người lập di chúc có thểđược thể hiện

dưới những hành vi như đánh đập, giam giữ, đe dọa làm mất danh dự, uy tín của

người đó. Việc lừa dối, đe dọa, cưỡng ép người lập di chúc làm mất đi tính tự

nguyện trong việc định đoạt tài sản của người lập di chúc, dẫn tới khảnăng di chúc

bị vô hiệu.

Hai là, người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

23

Theo điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc là một trong những điều kiện để di chúc hợp pháp. Sự minh mẫn, sáng suốt của một người là yếu tố thể hiện người đó đang có

khả năng nhận thức. Vì chỉ khi con người đang trong trạng thái này thì mới có thể

hiểu rõ hành vi mình đang làm có đúng với mục đích đang hướng đến hay không.

Có như vậy, ý chí và sự bày tỏ ý chí của họ mới được thống nhất, mới đảm bảo

được sự tự nguyện trong bản di chúc.

1.4.1.3. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái

đạo đức xã hội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 631 BLDS năm 2015, di chúc hợp pháp phải bao gồm những nội dung cơ bản. Những nội dung này đều đóng vai trò quan trọng trong việc định đoạt tài sản của người lập di chúc. Thứ nhất, nội dung ngày, tháng,

năm lập di chúc thể hiện thời điểm lập di chúc. Điều này giúp xác định di chúc được lập sau cùng và có hiệu lực, trong trường hợp có nhiều tờ di chúc. Ngoài ra, nội dung trên còn mang nhiều ý nghĩa khác, như làm căn cứ cho việc liệu người để lại di sản lập ra trong tình trạng hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt hoặc những người thừa kế theo di chúc có đủ điều kiện hưởng thừa kế hay không. Thứ hai, nội dung họ,

tên, nơi cư trú của người lập di chúc giúp xác định đúng tư cách chủ thể của người lập di chúc. Thứ ba, nội dung họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản là

cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền thừa kế theo di chúc những chủ thể này50. Thứ tư, di sản để lại và nơi có di sản là nội dung cần thiết trong di chúc. Trong đó, người

để lại di sản nêu rõ nguyện vọng định đoạt tài sản của mình cho người nào, mỗi

người được hưởng tài sản nào. Càng thể hiện chi tiết nội dung này thì việc tiến hành chia thừa kế theo di chúc sẽ càng dễdàng hơn.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 631 BLDS năm 2015, người lập di chúc có thể đưa những nội dung ngoài những nội dung vừa liệt kê vào di chúc. Ví dụ như nội dung về truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, khi người lập di chúc không muốn người thừa kế theo pháp luật có quyền hưởng di sản thừa kế nữa thì có thể thể hiện ý chí này trong di chúc51. Ngoài ra, di chúc còn có thể bao gồm nội dung khác như chỉ định người hưởng di sản thực hiện các nghĩa vụdo người lập

50 Thật ra, nếu người lập di chúc không ghi rõ họ, tên của người hưởng di sản mà chỉghi chung chung như “các con được hưởng toàn bộ tài sản”thì cũng coi như xác định rõ người thừa kế theo di chúc. Tuy vậy, nếu nội dung này được thể hiện rõ ràng hơn thì việc thực hiện di chúc sẽ trở nên thuận lợi hơn.

51Quy định này có ngoại lệlà trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều

24

di chúc để lại; dành một phần di sản vào việc thờ cúng; hạn chế phân chia di sản; chỉ định người quản lý di sản52.

Bên cạnh đó, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội53. Với sự giải thích về “điều cấm của luật” và “đạo đức xã hội”

tại Điều 123 BLDS năm 2015, người lập di chúc không được ghi những hành vi

không được phép thực hiện theo quy định của luật. Ngoài ra, người lập di chúc phải có một nhận thức cơ bản về chuẩn mực ứng xử chung trong xã hội để tránh ghi những nội dung trái đạo đức. Một di chúc được lập có nội dung vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì đương nhiên vô hiệu54.

Những quy tắc khác mà nội dung của di chúc cần được tuân thủ như di chúc

không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu55. Vì nếu viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu thì có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Việc đánh thứ tự số trang (nếu di chúc bao gồm nhiều trang) sẽ không gây nhầm lẫn giữa các trang, tránh những tranh chấp xảy ra giữa những người thừa kế. Ngoài ra, trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa56. Quy định này nhằm đảm bảo di chúc không bị giả mạo, đề

phòng việc nội dung của di chúc bịthay đổi.

1.4.1.4. Hình thức của di chúc đúng quy định của luật

Theo khoản 1 Điều 119 BLDS năm 2015, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với giao dịch dân sự thông

qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tửđược coi là giao dịch bằng văn bản. Khác với những giao dịch dân sựthông thường, theo Điều 627 BLDS năm 2015, di chúc chỉ có thểđược lập thông qua một trong hai hình thức: di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Di chúc không thểđược lập bằng hành vi cũng như lập bằng văn bản điện tử57.

52Điều 626 BLDS năm 2015.

53Điểm c khoản 1 Điều 117, điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015.

54Điều 123 BLDS năm 2015.

55 Khoản 3 Điều 631 BLDS năm 2015.

56 Khoản 3 Điều 631 BLDS năm 2015.

25

Di chúc bằng văn bản có thể được lập thông qua những thủ tục khác nhau.

Người để lại di sản có thể tự lập di chúc bằng cách viết tay nếu đủ điều kiện58. Nếu không tự mình cầm bút viết di chúc thì có thể tự đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ hoặc đánh máy hộ trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng, theo

Điều 634 BLDS năm 2015. Ngoài ra, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc59. Bên cạnh đó, BLDS đã dự liệu khả năng người lập di chúc không thể đến tận nơi thực hiện công chứng, chứng thực di chúc. Cụ thể, những di chúc được lập bằng văn bản theo Điều 638 BLDS năm 2015 đều có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực. Người lập di chúc còn có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗở của mình để lập di chúc theo Điều 639 Bộ luật này.

Nhìn chung, dù được lập theo thủ tục nào thì di chúc bằng văn bản phải đáp ứng yêu cầu về nội dung và tuân thủ trình tự lập di chúc tương ứng.

Di chúc miệng là loại di chúc chỉ được lập khi tính mạng của một người đang

bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản60. Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và

ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ, sau đó công chứng, chứng thực di chúc trong thời hạn luật định61. Quy định này đòi hỏi người lập di chúc cần thận trọng khi tuyên bố nguyện vọng của mình và những người làm chứng cần ghi chép trung thực ý nguyện đó.

Ngoài hình thức di chúc bằng văn bản và di chúc miệng, một số quốc gia còn ghi nhận hình thức khác như mật chúc. BLDS Cộng hòa Pháp năm 2015 ghi nhận

“mật chúc” là một trong những hình thức của di chúc. Cụ thể, theo Điều 976 Bộ luật này, mật chúc là di chúc bí mật do người để lại di sản lập trước khi chết, bằng văn

bản và được gửi giữ bí mật tại cơ quan công chứng. Thực chất, pháp luật Việt Nam

cho phép người lập di chúc theo thủ tục mang bản chất tương tự với mật chúc. Cụ

thể là người lập di chúc lập di chúc thành văn bản hoặc văn bản có công chứng,

58Để lập di chúc theo thủ tục này, người lập di chúc phải có năng lực lập di chúc; minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc; không bị hạn chế về thể chất liên quan đến các chức năng lập di chúc. Loại di chúc này phải do

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)