Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 32 - 33)

Theo khoản 1 Điều 640 BLDS năm 2015, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏdi chúc đã lập vào bất cứ lúc nào. Di chúc chỉ có hiệu lực

khi người lập di chúc chết63. Do đó, khi còn sống, người lập di chúc không phải chịu sự ràng buộc nào đối với di chúc do mình lập ra. Khi muốn thay đổi ý chí của mình, họ có quyền thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ di chúc.

Một là, về quyền sửa đổi di chúc.

Sửa đổi di chúc là việc người lập di chúc đưa ra một quyết định mới nhằm thay thế phần quyết định cũ của mình trong di chúc đã lập trước đó. Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi di chúc là phần nội dung của di chúc trước bị sửa đổi sẽ không còn giá trị pháp lý, do đã bị phần sửa đổi phủ nhận. Phần nội dung di chúc trước không bị sửa đổi (không mâu thuẫn với nội dung sửa đổi) vẫn có giá trị pháp lý. Sửa

đổi di chúc có thể được hiểu là sửa đổi người được hưởng di sản thừa kế, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế hoặc sửa đổi câu văn trong di chúc đã lập.

Hai là, về quyền bổ sung di chúc.

Bổ sung di chúc là việc người lập di chúc đưa ra một quyết định mới, khác với di chúc trước, nhưng không trùng, không phủ nhận và cũng không mâu thuẫn với nội dung di chúc đã lập trước đó. Nếu phần bổ sung không mâu thuẫn với nội dung của di chúc đã lập thì cả phần di chúc được lập trước đó và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau. Ngược lại, nếu phần bổ sung mâu thuẫn với phần nội dung di chúc trước đó thì phần bổ sung có hiệu lực pháp luật, còn phần di chúc bị mâu thuẫn với phần bổ sung sẽ không có hiệu lực64.

Ba là, về quyền thay thế di chúc.

62 Khoản 1 Điều 641 BLDS năm 2015.

63 Khoản 1 Điều 643, khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2015.

27

Thay thế di chúc là việc người để lại di sản đưa ra một quyết định mới bằng cách lập một di chúc mới có nội dung hoàn toàn khác di chúc trước đó. Hậu quả

pháp lý của thay thếdi chúc là di chúc đã được lập trước đó không còn giá trị pháp lý. Chỉ di chúc được lập sau cùng (nếu hợp pháp) có giá trị pháp lý.

Bốn là, về quyền hủy bỏ di chúc.

Theo khoản 3 Điều 640 BLDS năm 2015, pháp luật chỉ xác định một trường hợp bị coi là hủy bỏdi chúc, đó là khi người lập di chúc thay thếdi chúc đã lập. Tuy nhiên, trên thực tế việc hủy bỏ còn có thể được người lập di chúc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Đó là thông qua một hành vi thể hiện sự không công nhận di

chúc do mình đã lập trước đó, như xé bỏ, đốt bỏ di chúc.

Cần lưu ý về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ

di chúc đã được công chứng. Theo khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014,

người lập di chúc muốn thực hiện những việc trên thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Như

vậy, trong trường hợp di chúc đã được công chứng, nếu người lập di chúc tự thay

đổi di chúc của mình mà không thông qua công chứng viên thì sự thay đổi này sẽ không được công nhận. Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể

chất là loại di chúc cần có công chứng hoặc chứng thực. Vậy, sau khi hoàn thành thủ tục lập di chúc, nếu không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì cần phải tuân thủ theo quy định tại khoản 3

Điều 56 Luật Công chứng năm 2014.

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)