Thực tiễn về việc xác định người lập di chúc là người không biết chữ,

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 39 - 43)

người bị hạn chế về thể chất và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Một là, xác định người lập di chúc là người không biết chữ.

Việc xác định người lập di chúc không biết chữ rất quan trọng. Người lập di chúc không biết chữ cần tuân thủ hình thức lập di chúc chặt chẽ, nếu không thì có thể dẫn đến di chúc bị vô hiệu. Trên thực tiễn, khi xuất hiện tình tiết về người lập di chúc là người không biết chữ, Tòa án đã giải quyết như sau:

34

Ông Lê Quang B khởi kiện ông Lê Quang T, yêu cầu Tòa án tuyên bố bản di chúc do bà Trần Thị B lập là không hợp pháp vì cho rằng khi lập di chúc thì bà B

không biết chữ. Tòa án đã xác định bà B không biết chữ dựa trên cơ sở “lời khai tại phiên tòa từ nguyên đơn ông B, bị đơn ông T, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà H, bà T, bà S và Ban cán sự khu phố T, Chi ủy Chi bộ khu phố T, Hội ngườicao tuổi khu phố T, trưởng phái Lê Q”76.

Tòa án trong vụ việc trên đã xác định bà B là người không biết chữ dựa vào lời khai của các đương sự mà còn xem xét đến ý kiến của những chủ thể có uy tín trong xã hội, biết về tình trạng không biết chữ của bà B. Việc xác định trên cơ sở lời khai đa dạng đã tạo tạo được tính khách quan cho kết luận bà B không biết chữ của Tòa án. Tuy nhiên, tác giả cho rằng để đưa ra kết luận một cách thuyết phục hơn, Tòa án cần giải thích thêm về việc bà B không tự viết được di chúc là do bà B

không biết chữ, không phải vì những lý do khác. Điều này có thể được thể hiện bởi bằng chứng về trình độ học vấn, những văn bản bà B đã giao kết (chẳng hạn như hợp đồng có công chứng cho thấy bà B không biết chữ).

Tòa án bang Louisiana (Hoa Kỳ) trong vụ việc về thừa kế của ông Ibry Joseph Theriot77 đã có cách xác định người lập di chúc không biết chữ như sau. Phía nguyên đơn đưa ra lời khai cùng với bốn nhân chứng khác rằng người lập di chúc có thể đọc một vài từ đơn giản đếm số và ký tên của mình. Nhưng người này vẫn cần sự hỗ trợ của những người khác đểđọc và giải thích thư từ, các tài liệu đầu

tư báo chí và hướng dẫn sử dụng thuốc và viết séc. Trong khi đó, phía bịđơn và ba

nhân chứng khác trình bày rằng người lập di chúc có trình độ học vấn cấp ba, từng phục vụtrong Quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai, có khảnăng đọc báo và có vẻ hiểu các báo cáo tài chính liên quan đầu tư. Sau khi xem xét các chứng cứ cho thấy khả năng người lập di chúc biết chữ hoặc không biết chữ, Tòa án đưa ra kết

76Bản án số 11/2016/DS-PT ngày 22/6/2016 về yêu cầu tuyên bố di chúc không hợp pháp của TAND tỉnh

Quảng Trị.

77Ông Ibry Joseph Theriot đã từng sống với người vợ Wanda Dean Romero Theriot và con trai Ibry Glyn-

Francis “Billy” Theriot (Billy Theriot). Trước khi chết, ông đã lập di chúc với nội dung để lại toàn bộ di sản cho vợmình. Di chúc được lập và công chứng bởi luật sư, sau đó luật sư cùng hai người làm chứng đã xác

nhận rằng đây là di chúc của ông Theriot và ký tên. Ông Billy Theriot đệđơn yêu cầu hủy bỏ bản di chúc cha mình và mở lại thủ tục thừa kế, nêu tên người bị kiện là bà Theriot. Ông cáo buộc rằng cha ông không biết chữ và di chúc công chứng của ông không hợp lệvì nó không được thực hiện theo Điều 1579 Luật Dân sự bang Louisiana năm 2011. Bà Theriot bác bỏ việc người quá cố không biết chữ và bản di chúc này không hợp lệ. Tòa án cấp sơ thẩm đã đưa ra phán quyết tuyên bố di chúc của ông Theriot vô hiệu. Bà Theriot kháng cáo, bà cho rằng Tòa án đã có sai phạm trong quá trình xác định việc người quá cố không thểđọc và áp dụng sai tiêu chuẩn chứng minh về vấn đềngười quá cố bị cho là mù chữ.

35

luận rằng bịđơn đã chứng minh sự mù chữ của người để lại di sản bằng những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục78.

Trong vụ việc của Tòa án nước ngoài nói trên, nhiều yếu tốđược sử dụng để xác định người lập di chúc là người không biết chữ. Đó là khả năng đọc chữ, viết chữ của người lập di chúc, sự hỗ trợ từ người khác để đọc những văn bản phức tạp

và trình độ học vấn. Đây là điểm có thể được học tập và áp dụng đối với thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, giúp các Tòa án nhận định đúng về tình trạng không biết chữ của người để lại di sản. Phải xác định chắc chắn rằng người để lại di sản là người không biết chữ, từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng hình thức di chúc

(phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực)79.

Theo tác giả, pháp luật Việt Nam nên quy định thêm khái niệm về người không biết chữ. Cụ thể, người không biết chữ là người không biết đọc hoặc không

biết viết ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào. Quy định nàygiúp hoàn thiện pháp luật

về người lập di chúc là người không biết chữ.

Hai là, xác định người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất.

Do di chúc của người bị hạn chế về thể chất có hình thức “rất khắt khe và trong thực tế không hiếm di chúc không được ghi nhận giá trị pháp lý”80 nên cần phải hiểu đúng về “người bị hạn chế về thể chất”. Thực tiễn xét xử cho thấy, “hạn chế về thể chất” có thểđược đề cập dưới các tình trạng như “liệt người”, “điếc tai”. Tùy vào quan điểm của mỗi Tòa án mà việc xác định người lập di chúc là người bị

hạn chế về thể chất được thực hiện khác nhau.

Thực tiễn xét xử có vụ việc sau: Ông Nguyễn S kiện ông Nguyễn Quang H, yêu cầu Tòa hủy bản di chúc do cụ T lập. Nguyên đơn cho rằng bản di chúc không hợp pháp vì không có người làm chứng, việc xác nhận của chính quyền địa phương

không rõ ràng, không có thời gian xác nhận. Tòa án nhận định, do các đương sựđều khẳng định tại thời điểm lập di chúc, cụ T tuy rất tỉnh táo nhưng bị liệt người không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đi lại và không viết được, nên tại thời điểm lập di chúc thì cụ T bị hạn chế về thể

78 “Succession of Ibry Joseph Theriot”, https://law.justia.com/cases/louisiana/first-circuit-court-of-

appeal/2008/2008ca1233-1.html, truy cập ngày 09 tháng 7 năm 2021.

79ĐỗVăn Đại (2019), Luật Thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, Tập 1, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 567.

36

chất81. Như vậy, Tòa án trên đã công nhận “liệt người” là một trường hợp hạn chế

về thể chất ảnh hưởng đến việc lập di chúc.

Trong một vụ việc khác: Bà Trương Ngọc X khởi kiện ông Trương Hồng C, yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của cụ G. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà X. Sau đó, ông C kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm không công nhận di chúc của cụ G vì di chúc không hợp pháp, tại thời điểm lập di chúc cụ

G bị điếc tai nhưng không có người làm chứng. Nhưng ông C lại không có chứng cứ chứng minh cho việc này, thêm vào đó là chứng từđiều trị bệnh của cụ G do ông C và bà X cung cấp cũng không thể hiện cụ G có bệnh về tai. Tòa phúc thẩm tuyên di chúc do cụ G lập là hợp pháp. Ông C cho rằng di chúc không hợp pháp nhưng

không có chứng cứ chứng minh, Tòa cấp sơ thẩm chia thừa kế theo di chúc là có

căn cứ82. Trong vụ việc trên, Tòa án đã nhận định “điếc tai” là một yếu tốxác định

người lập di chúc bị hạn chế về thể chất. Nếu không có chứng cứ chứng minh người lập di chúc có bệnh về tai thì không thể xác định người này bị hạn chế về thể chất

được.

Nhìn chung, tác giả cho rằng yếu tố hạn chế về thể chất gây ảnh hưởng tới việc lập di chúc phải được quy định rõ ràng hơn, tạo cơ sở cho các Tòa án đưa ra kết luận quan trọng về việc xác định hình thức lập di chúc. Vì theo tinh thần của khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015, người lập di chúc được xác định là hạn chế về

thể chất nếu tình trạng hạn chế này gây khó khăn, ảnh hưởng tới việc lập di chúc.

Nhưng điều khoản này lại không thể hiện rõ mối tương quan giữa tình trạng hạn chế

về thể chất và khảnăng lập di chúc bịảnh hưởng bởi sự hạn chếđó. Việc này có thể gây ra sự ngộ nhận là một người bị bất cứ dạng hạn chế về thể chất nào khi lập di chúc cũng phải tuân thủ theo hình thức di chúc của người bị hạn chế về thể chất. Sẽ

là không hợp lý nếu áp dụng khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015 để điều chỉnh cho di chúc của những người tuy có hạn chế về thể chất nhưng không bịảnh hưởng đến khả năng đọc, viết, ký tên hoặc điểm chỉ. Chẳng hạn như người bị mù màu, bị cận thị nhẹ, bị cụt chân, bị liệt chân.

Nhằm hoàn thiện quy định về người lập di chúc là người bị hạn chế về thể chất, tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam nên bổ sung khái niệm về người bị hạn chế về thể chất. Cụ thể, người bị hạn chế về thể chất là người bị mất, suy giảm hoặc

81 Bản án số 04/2018/DS-ST ngày 06/7/2018 về tranh chấp về thừa kế của TAND tỉnh Hưng Yên.

82 Bản án số 28/2018/DS-PT ngày 25/1/2018 về việc tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản thuộc sở hữu chung của TAND tỉnh Tây Ninh.

37

rối loạn chức năng của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể gây ảnh hưởng đến việc lập

di chúc. Trong đó, để tình trạng hạn chế gây ảnh hưởng đến việc lập di chúc thì hạn chế này phải tác động đến khả năng đọc, viết, ký tên hoặc điểm chỉ của người lập di

chúc.

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 39 - 43)