Quy định về xác định người lập di chúc là người không biết chữ, ngườ

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 37 - 39)

HOÀN THIỆN

2.1. Xác định người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất

2.1.1. Quy định về xác định người lập di chúc là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất hạn chế về thể chất

Người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất từ lâu đã được pháp luật ghi nhận là chủ thể có quyền lập di chúc. Quy định này đã tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây tại khoản 3 Điều 655 BLDS năm 1995 và khoản 3

Điều 652 BLDS năm 2005. Kế thừa trọn vẹn nội dung của những điều khoản trên, khoản 3 Điều 630 BLDS hiện hành quy định: “Di chúc của người bị hạn chế về thể

chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. Tuy vậy, cá nhân nào được xác định là người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất vẫn là điều chưa được pháp luật dân sự

hiện hành quy định cụ thể.

Một là, về việc xác định người không biết chữ.

“Người không biết chữ” là thuật ngữđược sử dụng phổ biến trong đời sống. Về cơ bản, người không biết chữ có năng lực dân sự như những chủ thể khác. Họ cũng có ý chí tự nguyện, cũng minh mẫn, sáng suốt và hiểu rõ hành vi bản thân

đang thực hiện. Nhưng vì không biết chữ nên không thể tự thể hiện nguyện vọng

định đoạt tài sản của mình bằng cách tự viết di chúc.

Cần có sự phân biệt giữa người không biết chữ và người không viết được.

“Không biết chữ” và “không viết được” là hai thuật ngữ có nội hàm rất khác biệt.

Người không viết được là người biết chữ nhưng tại thời điểm lập di chúc họ không thể viết vì lý do nhất định (chẳng hạn, như bị chấn thương ở tay)72. Đối với người không viết được, di chúc của họ được lập theo Điều 634 BLDS năm 201573. Còn nếu người lập di chúc không viết được là do họ không biết chữ thì di chúc lúc này sẽ được điều chỉnh theo khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015. Có thể thấy, nguyên nhân của việc người để lại di sản không tự viết di chúc khác nhau dẫn đến quy định

72Chu Xuân Minh (2008), tlđd (15), tr.175.

73Điều 634 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờngười khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai

32

pháp luật được áp dụng khác nhau. Vì vậy, việc phân biệt rõ những chủ thể này là rất quan trọng.

Hai là, về việc xác định người bị hạn chế về thể chất.

“Người bị hạn chế về thể chất” là người bị mất, suy giảm hoặc rối loạn chức

năng của một hoặc nhiều bộ phận cơ thể. Hạn chế về thể chất bao gồm nhiều dạng

khác nhau, nhưng chỉ một vài dạng hạn chế về thể chất mới gây ra sự ảnh hưởng cho việc lập di chúc. Những dạng hạn chế về thể chất gây ảnh hưởng đến việc lập di chúc có thể kể đến như hạn chế về thị giác trong trường hợp bị mù mắt hoặc mắt

kém đến mức không đọc được cho dù đã có các công cụ hỗ trợ. Ngoài ra, hạn chế

về chức năng vận động chi trên, như bị cụt tay, bị liệt tay, bị dị tật ở tay đến mức không thể tự viết, ký tên hoặc điểm chỉ cũng gây ảnh hưởng đến việc lập di chúc. Cần lưu ý rằng hạn chế về thính giác cũng có thể gây khó khăn cho người lập di chúc nếu người đó đồng thời không biết chữ, chỉ có thể dùng ngôn ngữ ký hiệu để

biểu đạt ý chí của mình.

Thuật ngữ “hạn chế về thể chất” dễ bị nhầm lẫn với các thuật ngữkhác. Đó là “hạn chế năng lực hành vi dân sự” và “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”. Điểm khác biệt giữa người bị hạn chế về thể chất và người hạn chếnăng

lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được thể

hiện như sau:

Thứ nhất, đối với người hạn chếnăng lực hành vi dân sự.

Do trong thuật ngữ “hạn chế về thể chất” và “hạn chế năng lực hành vi dân sự” cùng xuất hiện từ“hạn chế” nên dễ gây nhầm lẫn rằng hai thuật ngữ này có thể

dùng thay thế cho nhau. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là trường hợp người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bốlà người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự74. Về bản chất, khái niệm “hạn chế năng lực hành vi dân sự” và “hạn chế về thể

chất” không có mối liên hệ nào. Vì việc “nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích

khác” và việc bị hạn chế bộ phận trên cơ thể con người là hai phạm trù khác biệt.

Hơn nữa, một người được coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có tuyên bố

của Tòa án về việc đó. Nếu không có quyết định của Tòa án thì không thể xem

người đó bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự.

33

Thứ hai, đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là điểm mới của BLDS năm 2015 so với những BLDS trước đây. Người có khó khăn trong

nhận thức, làm chủ hành vi là trường hợp một người thành niên do tình trạng thể

chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủhành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận

giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bốđây là người có khó khăn

trong nhận thức, làm chủ hành vi75. Đây là chủ thể có tình trạng thể chất hoặc tinh thần bị hạn chếnhưng chưa đến mức bị cho là mất năng lực hành vi dân sự.

Theo tác giả, người bị hạn chế về thể chất không đương nhiên là người đó có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Một người bị hạn chế về thể chất không

nên được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu họ

vẫn đang minh mẫn, sáng suốt, hiểu rõ vềhành vi mình đang thực hiện. Chẳng hạn,

người mù mắt không thể nhìn mọi thứxung quanh, nhưng nếu điều này không gây

khó khăn cho họ trong việc nhận thức và tự thực hiện quyền của mình thì họ vẫn có thể tham gia vào các quan hệ dân sự. Nói cách khác, khả năng nhận thức của một

người không đương nhiên gặp khó khăn chỉvì người đó mất, suy giảm hoặc rối loạn chức năng của bộ phận cơ thể.

Như vậy, “hạn chế về thể chất” không liên quan đến vấn đề vềnăng lực nhận thức, làm chủ hành vi của người lập di chúc. Người bị hạn chế về thể chất đơn

thuần là người có khó khăn về thể chất, xuất phát từ sự mất, suy giảm hoặc rối loạn chức năng của bộ phận cơ thể. Khi xác định người lập di chúc là người hạn chế về

thể chất, cần lưu ý đến loại hạn chế về thể chất họ đang gặp phải có gây ảnh hưởng

đến khảnăng thể hiện ý chí cho việc lập di chúc hay không.

Một phần của tài liệu Di chúc của người không biết chữ, người bị hạn chế về thể chất (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)