vực Hương Điền (được sát nhập từ Chi cục thuế huyện Phong Điền, chi cục thuế huyện Quảng Điền và Chi cục thuế thị xã Hương Trà), Chi cục thuế khu vực Hương Phú (được sát nhập từ Chi cục thuế thị xã Hương Thủy với Chi cục thuế huyện Phú Vang), Chi cục thuế khu vực Phú Lộc – Nam Đông (được sát nhập từ Chi cục thuế huyện Phú Lộc, Chi cục thuế huyện Nam Đông): Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, các loại thuế và phí khác...; kiểm tra, giám sát tình hình kê khai nộp thuế của tất cả đối tượng nộp thuế; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
2.1.5. Về đội ngũ công chức, người lao động
Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả công việc. Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đặt cho mình mục tiêu không ngừng xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức về mọi mặt. Đơn vị xem đó là yếu tố cơ bản để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 - 2020 TT I 1 2 3 II 1 2 III 1 2
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế)
Trong những năm qua, ngành Thuế nói chung và ngành thuế tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đã ngày càng nâng cao chất lượng tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển, qua đó giúp lựa chọn được những CBCC có năng lực và trình độ. Bên cạnh đó, Cục thuế cũng thực hiện chính sách tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy nhằm tạo được sự quản lý dễ dàng hơn.
Tỷ lệ CBCB có trình độ đại học và sau đại học ngày càng tăng. Đặc biệt,
Năm 2018 số CBCC trình độ sau đại học là 23 công chức đến năm 2019 tăng lên 26 công chức, tăng 13% so với cùng kỳ. Năm 2020 là 32 công chức tăng 23,08% so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng công chức sau đại học năm 2018 tăng cao hơn so với các năm trước là do có thêm 3 trên 9 công chức mới được tuyển dụng có trình độ sau đại học. Qua đó, có thể thấy Cục Thuế rất quan tâm đến công tác đào tạo và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể công chức trong đơn vị.
Bên cạnh đó, với yêu cầu và đặc thù của ngành, công tác quản lý và thu thuế thường có những áp lực trong công việc do vậy đòi hỏi người công chức thuế luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, mạnh dạn đấu tranh để khai thác các nguồn thu. Chủ động trong việc kiểm tra, quản lý nguồn thu, tranh thủ thời gian ngoài giờ, ban đêm nên lao động nam chiếm tỷ lệ khá cao trên tổng số lao động của đơn vị năm 2020 đạt 58,86%.
Lực lượng đội ngũ lao động của Cục thuế ngày càng được trẻ hóa, thúc đẩy sự năng động và sáng tạo trong môi trường làm việc, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý thuế, tuyên truyền hỗ trợ cũng như thanh kiểm tra về thuế và các bộ phận khác. Đó là lớp thế hệ phát triển tương lai của ngành Thuế nước nhà.
2.2. Thực trạng công tác hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cụcthuế tỉnh Thừa Thiên Huế thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Khái quát về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Trong thời gian qua, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên thời gian qua, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế có sự gia tăng vượt bậc. Đặc biệt là từ năm 2018, khi tỉnh Thừa Thiên
Huế nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 về
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2017 -2020
STT Loại hình doanh nghiệp
1 Doanh nghiệp nhà nước
2
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tổng cộng
(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Từ bảng số liệu cho chúng ta thấy số lượng doanh nghiệp
thuộc Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý giai đoạn 2017- 2020 tăng lên qua các năm, ngoài doanh nghiệp nhà nước vẫn ổn định so với năm 2017 thì các loại hình doanh nghiệp khác đều tăng với tốc độ tương đối cao, trong đó loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh là có tốc độ tăng tương nhanh. Và phần lớn các doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động ở thành phố Huế.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, máy móc sản xuất lạc hậu, vốn ít; phần lớn là các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, thương nghiệp, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất còn rất ít, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dùng để cho phục vụ sản xuất và xuất khẩu chưa nhiều, chưa có sản phẩm mũi nhọn để chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh và cạnh tranh với tỉnh bạn cũng như trên thế giới. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng thực chất không kinh doanh hoặc kinh doanh không liên tục.
Các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ đến thương mại, du lịch... bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như kết hợp cả kinh doanh thương mại và dịch vụ; giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực .... Các doanh nghiệp đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp có số vốn lớn tương đối ít, chủ yếu số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
Thực hiện chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp khởi nghiệp, tư duy coi doanh nghiệp là đối tác để phục vụ, nuôi dưỡng nguồn thu, Cục thuế tỉnh đa dạng các hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tính đến nay, đã có 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện kê khai, báo cáo thuế qua mạng; hơn 97% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hoàn, nộp thuế điện tử trên hệ thống eTax bao gồm cả việc sử dụng chứng từ nộp vào NSNN bằng dịch vụ nộp thuế điện tử.
Bên cạnh các doanh nghiệp nghiêm chỉnh thực hiện đúng chế độ chính sách pháp luật của nhà nước, thì vẫn còn không ít các doanh nghiệp kinh doanh không trung thực, không tuân thủ pháp luật nhà nước về tài chính và kinh tế. Lợi dụng các khe hở của pháp luật để chiếm dụng tiền thuế GTGT, tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước để trục lợi.
2.2.2. Tình hình thực hiện công tác hoàn thuế giá trị gia tăngtại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế. tại Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy và quy trình thực hiện công tác hoànthuế giá trị gia tăng thuế giá trị gia tăng
Theo chức năng quản lý, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế quy định: Công tác hoàn thuế GTGT cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được tập trung xử lý tại Cục thuế tỉnh. Đối với các hồ sơ thuế GTGT thuộc diện hoàn trước, kiểm tra sau thì giao cho phòng Kê khai và kế toán thuế thực hiện công tác hoàn thuế trước. Còn lại, các hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộc diện phải kiểm tra sau hoàn thuế GTGT thì được giao cho các phòng thanh kiểm tra tại Cục thuế tổ chức thực hiện kiểm tra trước hoàn thuế và sau hoàn thuế. Do đó, công tác hoàn thuế GTGT được phân công cho các bộ phận sau:
a. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ: