TƢƠNG QUAN GIỮA HUYẾT ÁP TÂM THU VÀ ÁP LỰC MẠCH VỚI THÔNG SỐ ĐÀN HỒ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đàn hồi của động mạch chủ bằng siêu âm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 56 - 59)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.7. TƢƠNG QUAN GIỮA HUYẾT ÁP TÂM THU VÀ ÁP LỰC MẠCH VỚI THÔNG SỐ ĐÀN HỒ

VỚI THÔNG SỐ ĐÀN HỒI

Động mạch chủ có tính đàn hồi cao để duy trì dòng máu chảy liên tục, do đó khi tính đàn hồi giảm sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch, hiện nay sự cứng động mạch chủ là một chỉ điểm cho các vấn đề tim mạch. Các tác giả nước ngoài nhận thấy rằng khi mạch chủ bị cứng thì yếu tố bị thay đổi đầu tiên là áp lực mạch, tiếp đến theo thời gian các biến cố khác lần lượt xuất hiện như vấn đề mạch vành, mạch não, tim, thận... [26], [42].

Nghiên cứu này cho thấy có mối tương quan nghịch giữa chỉ số giãn nở tương đối và chỉ số giãn nở của động mạch chủ với huyết áp tâm thu, khi huyết áp tâm thu càng tăng thì chỉ số giãn nỡ tương đối và chỉ số giãn nở động mạch chủ càng giảm (r = - 0,108 và r = - 0,501: p < 0,05), có mối tương quan thuận giữa modul đàn hồi và chỉ số cứng mạch của động mạch chủ với huyết áp tâm thu. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy cứng động mạch chủ có tương quan đến áp lực mạch [17], [19], [28], [56]. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có mối tương quan giữ các thông số đàn hồi với áp lực mạch, chỉ số giãn nở tương đối và chỉ số giãn nở của động mạch chủ có tuơng quan nghịch với áp lực mạch (r = -0,536; p <0,05) tương quan thuận với Modul đàn hồi và chỉ số cứng mạch của động mạch chủ (r = 0,470 và r = 0,417; p < 0,05).

Cứng động mạch chủ vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm quá tải áp lực lên động mạch quá trình này kéo dài làm thay đổi cấu trúc của thành động mạch chủ: tăng sinh phì đại cơ trơn tăng sinh các sọi collagen, giảm sợi elastin lớp áo giữa, làm tổn thương cấu trúc đàn hồi hậu quả là làm thành động mạch dày lên lầm giảm tính đàn hồi của động mạch [20], [44]. Ngược lại cứng mạch làm tăng huyết áp, sau 4 năm theo dõi nghiên cứu hơn 2500 người có huyết áp bình thường Jacqes Dernellis

và cộng sự thấy chỉ số giãn nở tương đối, chỉ số giãn nở và chỉ số cứng mạch của động mạch chủ gia tăng cùng với sự gia tăng của huyết áp, nên có thể nói giảm tính đàn hồi động mạch chủ là một chỉ số dự báo tăng huyết áp ở những người bình thường [23]. Khi nghiên cứu ở những bệnh nhân phẩu thuật sửa van tim, thông qua chỉ số cứng mạch và chỉ số gian nở Heynric và cộng sự cũng thấy rằng tính đàn hồi động mạch chủ giảm mức có ý nghĩa trên bệnh nhân sửa van động mạch chủ [30].

Trong tăng huyết áp thì huyết áp tâm thu có ý nghĩa trong việc thúc đẩy các yếu tố nguy cơ tim mạch hơn huyết áp tâm trương, M O'Rourke nhận thấy tăng huyết áp tâm thu làm tăng kích thước quai động mạch chủ trên Xquang, và sự giảm tính đàn hồi của động mạch chủ là do tổn thương chủ yếu do sự sự suy giảm tỷ lệ sợi elastin gia tăng tỷ lệ collagen, tăng sợi liên kết [34]. Sự cứng động mạch chủ phản ảnh sự tổn thương tính đàn hồi của động mạch chủ cũng là yếu tố dự báo tử suất và nguy cơ tim mạch ở những bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Mặc dù cơ chế cứng động mạch chủ chưa rõ ràng nhưng một trong cơ chế đó là sự quá tải áp lực cao lên thành động mạch chủ làm thay đổi cấu trúc thành mạch [31]. Sự cứng mạch do hai yếu tố xác định: thành mạch (cấu trúc và chức năng, khẩu kính) và sự tăng huyết áp. Thành phần cấu tạo của thành mạch gồm sợi đàn hồi sợi colagen, sợi cơ trơn, mô liên kết. Khi sợi cơ trơn co rút làm tăng cứng mạch vì giảm khẩu kính. Sự chuyển đổi tỷ lệ sợi elastin và collagen có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cứng mạch do tăng huyết áp, do đó sự thay đổi cấu trúc động mạch chủ trong tăng huyết áp là yếu tố quan trọng trong quá trính xơ cứng ở bệnh nhân tăng huyết áp [28]. Theo E D Lehmann khi huyết áp trung bình tăng cao thì sự đàn hồi động mạch chủ giảm, cũng theo tác giả này khả năng giãn nở của động mạch chủ tương quan nghịch với huyết áp trung bình ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng như người huyết áp bình thường [32], [38]. Áp lực mạch càng cao thì

càng gia tăng cứng động mạch chủ và mạch máu lớn [36]. Trong các yếu tố nguy cơ tim mạch trên bệnh nhân tăng huyết áp có liên quan đến sự gia tăng cứng mạch vì nó thúc đẩy sự lão hóa của động mạch nhanh hơn so với người bình thường [69], áp lực mạch có tương quan chặt chẽ với cứng mach chủ, dự báo nguy cơ tim mạch đặc biệt là bệnh mach vành [28].

Động mạch chủ là động mạch có tính đàn hồi cao và bị ảnh hưởng bỡi xơ cứng mạch. Sự thay đổi cấu trúc đàn hồi do xơ cứng động mạch làm tăng cứng động mạch chủ và giảm tính giãn nở. Cùng với tuổi tăng huyết áp xơ cứng động mạch, thành động mạch dày lên làm xuất hiện các bất thường về cấu trúc và chức năng, kết quả là gia tăng cứng động mạch chủ và các động mạch lớn hơn là các động mạch ngoại biên đồng thời làm gia tăng áp lực mạch [27].

Nhờ có tính đàn hồi cao mà trong kỳ tâm thu động mạch chủ giãn ra trong kỳ tâm trương động mạch chủ xẹp làm xuất hiện sự lan truyền sóng áp ra ngoại biên làm cho dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn liên tục êm ả dù tim chỉ tống máu trong kỳ tâm thu, giảm tính đàn hồi động mạch chủ làm giảm lưu lượng tuần hoàn lúc đó sẽ xuất hiện nhiều nguy cơ tim mạch đặc biệt là giảm lưu lượng vành, não.., hiện tượng lan truyền áp lực từ động mạch chủ ra ngoại biên gọi là sự lan truyền sóng mạch, vận tốc lan truyền sóng mạch là một chỉ số đánh giá đàn hồi của động mạch chủ. Khi huyết áp tăng thì PWV tăng [50]. Gia tăng vận tốc sóng mạch làm gia tăng áp lực mạch là một chỉ số đánh giá các nguy cơ tim mạch, ở những bệnh nhân tăng huyế áp thì vận tốc sóng mạch tăng cao hơn so với người bình thường [46].

Trong nghiên cứu Framingham cho thấy, huyết áp tâm trương được xác định bởi sức cản động mạch ngoại biên, gia tăng nhanh ở tuổi trung niên và sau đó giảm xuống, còn huyết áp tâm thu và áp lực mạch liên quan đến cứng các động mạch trung tâm, các động mạch lớn [55]. Cứng động mạch làm tăng

huyết áp tâm thu giảm huyết áp tâm trương nên gia tăng áp lực mạch [60]. Các nghiên cứu gần đây cho thấy huyết áp liên quan với sự cứng mạch chủ dự báo các nguy cơ tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành [28]. Như vậy cứng động mạch lớn như động mạch chủ là một chỉ số quan trọng cho tổn thương cơ quan đích trong bệnh tăng huyết áp và có thể dự báo các nguy cơ và tử suất tim mạch bao gồm cả bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, gia tăng huyết áp tâm thu và áp lực mạch [23].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đàn hồi của động mạch chủ bằng siêu âm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)