THỜI GIAN PHÁT HIỆN BỆNH VÀ THÔNG SỐ ĐÀN HỒ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đàn hồi của động mạch chủ bằng siêu âm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 55 - 56)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6.THỜI GIAN PHÁT HIỆN BỆNH VÀ THÔNG SỐ ĐÀN HỒ

Thời gian phát hiện bệnh của bệnh nhân được chúng tôi phân chia thành các nhóm: mới phát hiện (dưới 6 tháng), 6 tháng đến 1 năm, từ 1 năm đến 5 năm, từ 5 năm trở lên, sau đó tiến hành so sánh sự đàn hồi động mạch chủ của các nhóm với nhau. Tỷ lệ phân bố thời gian phát hiện bệnh như sau: mới đây 17,3%, 6 tháng đến 1 năm 23,1%, từ 1 năm đến 5 năm 40,4%, từ 5 năm trở lên 19,2%. Như đã biết tổn thương cơ quan đích của bệnh THA liên quan đến nhiều yếu tố trong đó có thời gian phát hiện bệnh, thời gian phát hiện bệnh càng lâu thì tổn thương cơ quan đích càng tăng, mạch máu cũng là cơ đích của tăng huyết áp nên cũng bị ảnh hưởng theo thời gian phát hiện bệnh [18], [27], [45], do đó việc chia theo thời gian phát hiện bệnh sẽ góp phần đánh giá đúng mức độ đàn hồi động mạch chủ theo thời gian của bệnh.

Chúng tôi nhận thấy tương tự như ở mức độ tăng huyết áp thời gian phát hiện bệnh càng lâu thì chỉ số giãn nở tương đối và chỉ số giãn nở càng giảm trong khi đó modul đàn hồi và chỉ số cứng mạch càng tăng. Cùng với sự lão hóa của thành mạch sự tác động kéo dài của huyết áp lên thành động mạch thúc đẩy quá trình xơ cứng động mạch. Thông qua vận tốc sóng mạch để đánh giá sự cứng mạch ở những người bình thường và tăng huyết áp trong thời gian 6 năm Athanase Benetos và cộng sự nhận thấy có sự gia tăng vận tốc sóng mạch ở những bệnh nhân tăng huyết áp là 223 ± 44 mm/s/ năm [18], nghĩa là tính đàn hồi động mạch giảm dần theo thời gian bị bệnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đàn hồi của động mạch chủ bằng siêu âm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 55 - 56)