THÔNG SỐ ĐÀN HỒI GIỮA HAI NHÓM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đàn hồi của động mạch chủ bằng siêu âm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 47 - 50)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THÔNG SỐ ĐÀN HỒI GIỮA HAI NHÓM NGHIÊN CỨU

Các thông số đàn hồi giữa nhóm bệnh và nhóm chứng có sự khác biệt rõ rệt. Chỉ số giãn nở tương đối và chỉ số giãn nở động mạch chủ cao hơn ở chứng (6,7 ± 5,1 và 0,035 ± 0,023 so với 3,0 ± 1,5 và 0,010 ± 0,005). Điều này cho thấy rằng khả năng giãn nở của động mạch chủ ở những người bình thường tốt hơn những người bị bệnh tăng huyết áp. Trong khi đó Modul đàn hồi và chỉ số cứng mạch của nhóm bệnh lại cao hơn nhóm chứng, Modul đàn hồi là đại lượng nói lên tác động của áp lực máu lên 1 đơn vị diện tích (mm2

) hoặc mm đường kính thành động mạch chủ, modul đàn hồi càng lớn thì tính đàn hồi của động mạch chủ càng giảm, tương tự chỉ số cứng mạch càng cao thì tính đàn hồi động mạch chủ càng giảm [28], [41], [61]. Như vậy so với nhóm chứng thì tính đàn hồi của động mạch chủ ở bệnh nhân tăng huyết áp thấp hơn rất nhiều.

Động mạch chủ là một động mạch có tính đàn hồi rất cao, tính đàn hồi này bị ảnh hưởng bởi sự xơ cứng động mạch được phản ánh bằng sự gia tăng cứng và giảm khả năng giãn nở của động mạch chủ [4], [27].

Động mạch chủ có vai trò quan trong trong việc điều hòa duy trì dòng chảy của máu liên tục êm ả trong khi tim tống máu thành từng nhịp nhờ vào tính đàn hồi của động mạch. Khi có hiện tượng cứng mạch chức năng này bị giảm đi sẽ đưa đến tăng huyết áp nhất là huyết áp tâm thu và các yếu tố tim mạch khác bắt đầu xuất hiện.

Theo Rupert A. Payne khi tăng huyết áp nghĩa là tăng sự tác động áp lực vào thành động mạch nếu không điều trị sẽ làm hư biến cấu trúc mạch

máu đặc biệt là lớp giữa làm tăng tỷ lệ collagen nên tăng sự cứng của thành mạch điều này có thể thấy ở những bệnh nhân tăng huyết áp [61]. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đàn hồi động mạch chủ và bệnh THA bệnh mạch vành Namik Kemal và cộng sự cũng ghi nhận sự đàn hồi động mạch chủ ở nhóm người THA và bệnh mạch vành thấp hơn những người bình thường [61]. Sau nhiều năm những bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị hoặc điều trị không tích cực thì mạch máu bị cứng hơn những người không tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp có chế độ điều trị tích cực [62].

Trong những năm gần đây sự xơ cứng động mạch lớn được coi là một yếu tố nguy cơ quan trọng của các vấn đề tim mạch, cứng mạch làm tăng huyết áp tâm thu tâm trương huyết áp trung bình và áp lực mạch [19], [28], [32], đồng thời chính tăng huyết áp lại thúc đẩy quá trình xơ cứng của động mạch chủ làm giảm tính đàn hồi, cứng mạch chủ vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tăng huyết áp [50], [65]. So sánh với kết quả của tác giả Michael F.O’Rourke khi đánh giá các thông số đàn hồi động mạch chủ bằng siêu âm M Mode giữa nhóm tăng huyết áp và người huyết áp bình thường ( bảng 4.1).

Bảng 4.1

Nguồn Thông số

Michael F.O’Rourke [57]

Nghiên cứu này

THA BT THA BT

Dp 2,5 5,6 3,0 ± 1,5 6,7 ± 5,1

Ep 1071 526 2611± 1051,5 885,0 ± 806,1

β 13,8 9 19,9 ± 7,35 9,20 ± 8,42

THA: tăng huyết áp; BT: bình thường

Tương tự Michael F.O’Rourke, kết quả của Mustafa Gür và cộng sự ghi nhận chỉ số giãn nở tương đối 7,3 ± 2,9 và chỉ số giãn nở 0,37 ± 0,18 ở người bình thường còn ở nhóm bệnh là 3,7 ± 1,8 và 0,14 ± 0,09 [19].

Như vậy so với các tác giả trên kết quả của chúng tôi có sự tương đồng về chỉ số đàn hồi của động mạch chủ ở người bình thường, trong khi đó ở nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có sự khác biệt giá trị modul đàn hồi và chỉ số cứng mạch cao hơn của tác giả trên. Trong một nghiên cứu khác của Christoph D.Gatzka và cộng sự tiến hành ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành bao gồm cả những bệnh nhân tăng huyết áp kết quả là có sự gia tăng modul dàn hồi và chỉ số cứng mạch chủ ở những người bệnh, điều này cho thấy không chỉ có huyết áp mới là yếu tố gây nên sự cứng mạch chủ mà còn liên quan đến tuổi, xơ vữa động mạch, đái tháo đường... [19], [20], [66]. Các thông số đàn hồi trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Robert S.Reneman và cộng sự (chỉ số giãn nở tương đối là 0,78 ở nhóm tăng huyết áp 1,18 ở người bình thường, chỉ số giãn nở ở nhóm THA là 0,6 và ở nhóm người bình thường là 0,9). Có sự khác biệt này do đối tượng trong nghiên cứu của tác giả này là những người có chế độ điều trị chặt chẽ, trong khi đó đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người không điều trị hoặc điều trị không thường xuyên, tuy nhiên đều có chung kết quả là sự đàn hồi động mạch chủ ở những bệnh nhân tăng huyết áp giảm so với những người bình thường. Theo Christoph D.Gatzka và cộng sự thì modul đàn hồi và chỉ số cứng của động mạch chủ ở nhóm bệnh cao hơn so với nhóm người bình thường [28], kết quả của chúng tôi cũng nhận thấy điều tương tự. Huyết áp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính giãn nở của động mạch ở người bình thường thành mạch mềm mại nên sự giãn nở rất tốt, ở bệnh nhân tăng huyết áp thành mạch dày lên thay đổi tỷ lệ elastin/collagen nên tính giãn nở giảm nên giảm tính đàn hồi. Việc sử dụng thuốc điều trị có thể làm giảm sự cứng mạch chủ một cách có ý nghĩa [67].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đàn hồi của động mạch chủ bằng siêu âm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)