Đối tượng là giáo viên

Một phần của tài liệu Điều tra xã hội học về hứng thú học ngữ văn tại trường THPT Hoàng Diệu. (Trang 37)

5. Bố cục khóa luận

2.2.1.2. Đối tượng là giáo viên

Giáo viên chuyên môn cả tổ: 9 người. Tổng số phiếu phát ra là 9 phiếu, và thu lại 9 phiếu. Không có phiếu không hợp lệ.

- Câu 1: A chiếm: 55,56% B chiếm: 44,44%

- Câu 2: A chiếm: 100% A’ chiếm: 0% B chiếm: 0% B’ chiếm: 33,33% C chiếm: 0% C’ chiếm: 66,67%

2 2 2 Kết qu theo khối lớp

Lớp 10: Phát ra 88 phiếu, thu về 82 phiếu, 6 phiếu trống chiếm (6,82%). - Câu 1: A chiếm: 56,82% B chiếm: 34,09% C chiếm: 2,27% - Câu 2: A chiếm: 79,55% B chiếm: 13,63% - Câu 3: A chiếm: 11,36% B chiếm: 32,95% C chiếm: 47,74% D chiếm: 1,13% E chiếm: 0%

- Câu 4: A chiếm: 62,5% A’ chiếm: 7,95% B chiếm: 14,77% B’ chiếm: 21,59% C chiếm: 15,91% C’ chiếm: 63,64% - Câu 5: A chiếm: 12,5% B chiếm: 60,23% C chiếm: 2,27% D chiếm: 22,73% - Câu 6: A chiếm: 7,95% B chiếm: 18,18% C chiếm: 67,05%

Lớp 11: Phát ra 88 phiếu, có 9 phiếu không hợp lệ chiếm (10,23%). - Câu 1: A chiếm: 48,86%

B chiếm: 37,5% C chiếm: 3,41% - Câu 2: A chiếm: 63,64% B chiếm: 26,13% - Câu 3: A chiếm: 9,09% B chiếm: 36,36% C chiếm: 36,36% D chiếm: 1,14% E chiếm: 6,82%

- Câu 4: A chiếm: 57,95% A’ chiếm: 11,36% B chiếm: 12,5% B’ chiếm: 22,73% C chiếm: 19,32% C’ chiếm: 44,33% Có 11,36% phiếu không hợp lệ. - Câu 5: A chiếm: 12,5% B chiếm: 64,77% C chiếm: 9,09% D chiếm: 4,55% - Câu 6: A chiếm: 19,32% B chiếm: 7,95% C chiếm: 69,32% Lớp 12: - Câu 1: A chiếm: 67,05% B chiếm: 15,91% C chiếm: 17,05% - Câu 2: A chiếm: 73,86% B chiếm: 26,14%

- Câu 3: A chiếm: 13,64% B chiếm: 34,09% C chiếm: 42,05% D chiếm:2,27% E chiếm: 7,95%

- Câu 4: A chiếm: 67,05% A’ chiếm: 12,5% B chiếm:15,91% B’chiếm: 22,73% C chiếm:17,05% C’ chiếm: 64,77% - Câu 5: A chiếm: 12,5% B chiếm: 52,27% C chiếm: 6,82% D chiếm: 36,36% - Câu 6: A chiếm: 27,27% B chiếm: 13,64% C chiếm: 89,71% 2 2 3 Kết qu phân theo an

Ban A: Phát ra 132 phiếu, 1 phiếu không hợp lệ chiếm (0,76%). - Câu 1: A chiếm: 40,15% B chiếm: 53,03% C chiếm: 6,06% - Câu 2: A chiếm: 71,21% B chiếm:28,03% - Câu 3: A chiếm: 14,39% B chiếm: 31,06% C chiếm: 46,97% D chiếm: 6,82% E chiếm: 5,30%

- Câu 4: A chiếm: 68,94% A’ chiếm: 8,33% B chiếm: 12,88% B’ chiếm: 31,82% C chiếm: 17,42% C’ chiếm: 55,31% Có 5 phiếu không hợp lệ chiếm (3,78%)

- Câu 5: A chiếm: 11,36% B chiếm: 46,21% C chiếm: 21,97% D chiếm: 7,58% - Câu 6: A chiếm: 14,39% B chiếm: 17,42% C chiếm: 68,94%

Ban C: Phát ra 132 phiếu, 14 phiếu không hợp lệ chiếm (10,61%). - Câu 1: A chiếm: 41,67% B chiếm: 41,67% C chiếm: 6,15% - Câu 2: A chiếm: 73,48% B chiếm: 15,91% - Câu 3: A chiếm: 8,33% B chiếm: 37,88% C chiếm: 37,88% D chiếm:5,3% E chiếm: 3,79%

- Câu 4: A chiếm: 59,85% A’ chiếm: 9,09% B chiếm: 14,39 % B’ chiếm: 17,42% C chiếm: 15,15% C’ chiếm: 69,71% Có 5 phiếu không hợp lệ chiếm (3,78%).

B chiếm: 57,58% C chiếm:4,55% D chiếm: 19,7% - Câu 6: A chiếm: 21,97% B chiếm: 66,67% C chiếm: 9,09%

2.3. Phân tích kết quả điều tra

2 3 1 Phân tích kết qu điều tra theo đối tượng

2.3.1.1. Đối với học sinh

Đây là kết quả phân tích chung cho toàn bộ học sinh đã điều tra.

Thông qua kết quả điều tra cho thấy số lượng học sinh có thái độ lắng nghe giảng bài và phát biểu một cách chủ động chiếm 41,29%. Số lượng học sinh có nghe và ghi chép trong giờ học văn chiếm 49,47%. Con số thống kê cho thấy vẫn còn khá nhiều số lượng học sinh tích cực, chủ động và yêu thích môn Văn.

Tuy nhiên con số học sinh có thái độ học chủ động, tích cực vẫn ít hơn số lượng học sinh có thái độ nghe và ghi chép, học một cách máy móc, thụ động để đối phó vì phải thi là 8,18%. Số lượng học sinh có thái độ hờ hững, giảm hứng thú với giờ học văn là 3,56% không nhiều, nhưng cũng cần lưu tâm, xem xét và có biện pháp khắc phục, cải thiện thái độ tích cực hơn, hứng thú hơn trong giờ học văn cho các em.

Con số yêu thích học văn là 72,35%. Mức độ quan tâm thích và rất thích học Ngữ văn là 45,83%, cho thấy bản chất các em không phải là các em ghét hay chán nản học văn mà vấn đề là bị giảm hứng thú trong giờ học văn. Bởi con số ghét học văn chỉ chiếm 1,52%, rất ghét học văn là 4,55% không phải là cao so với số lượng học sinh thích và rất thích học văn. Bởi bất kì một môn học nào cũng có em thích em không thích là chuyện bình thường, tự nhiên.

Môn Văn cũng thế, chỉ có điều là cái thích hay không thích, hứng thú hay giảm hứng thú mới là vấn đề phải bàn đến.

Và trong bộ môn Ngữ văn qua số liệu thống kê cho thấy học sinh yêu thích nhất là mảng nội dung Đọc – hiểu văn bản chiếm 62,5% và kém hứng thú nhất là mảng nội dung kĩ năng làm văn chiếm 58,08%.

Con số điều tra cho thấy, theo suy nghĩ của các em, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm hứng thú học văn lớn nhất là: nội dung chương trình nhiều, nặng và môn Văn khó, dài, trừu tượng chiếm 59,09%. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: cách ra đề kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, chưa tạo được điều kiện tư duy sáng tạo, phát triển cho người học chiếm 21,21%; bên cạnh đó còn là ở một phần cách dạy học bộ môn này của nhiều thầy cô giáo chiếm 12,5%; và một trong những lý do nữa là so với những môn học khác hiện nay, đối với các em môn văn không quan trọng. Cho nên ở đây cần phải quan tâm đến lượng phân phối kiến thức chương trình của môn Văn sao cho vừa phải, khoa học, vừa sức với học sinh, để giảm bớt sự áp lực trong các em, tạo tâm thế tiếp nhận thoải mái hơn trong học tập. Và quan trọng hơn nữa đó còn là phương pháp dạy học văn cần được khai phá, sáng tạo hơn, không nên quá rập khuôn, máy móc mà nên lấy sự phát triển hứng thú, phát triển tư duy của học sinh làm đầu để tạo được cách dạy học, ra đề, kiểm tra đạt hiệu quả thực sự.

Và kết quả con số điều tra cho thấy tin vui là các em ý thức được nguyên nhân hứng thú và yêu thích học môn văn bởi đây là môn học góp phần xây dựng hình thành nhân cách cho con người. Con số % đáng mừng của điều này chiếm tỉ lệ lớn là 67,80% lớn hơn lý do yêu thích môn Văn bởi nó là môn nằm trong khối thi đại học là 49,62% và lớn hơn lý do đơn giản bởi các em yêu thích, thần tượng một giáo viên và dẫn đến hứng thú yêu thích môn Văn là 54,54%. Qua những con số đó cho thấy dù các em yêu thích học văn với lý do

gì cũng đáng khuyến khích, tuy nhiên đáng mừng hơn cả là các em đã nhận thức được vai trò quan trọng của văn học hướng đến cái Chân – thiện – mĩ trong cuộc đời này và nó thực hiện thiên chức đáng quý là góp phần hình thành, xây dựng nhân cách cho con người thật đáng trân trọng và ghi nhận.

2.3.1.2. Đối với giáo viên

Đây là phần làm rõ hơn về tình hình học văn của học sinh thông qua sự khảo sát đối với giáo viên, là thành phần chuyên môn trực tiếp giảng dạy và theo dõi năng lực, thái độ học tập của các em, cụ thể là với môn Văn trong nhà trường.

Tổ văn gồm 9 người, phát phiếu điều tra là 9 phiếu, thu lại đúng 9 phiếu, không có phiếu không hợp lệ.

Kết quả điều tra cho thấy số lượng giáo viên trong quá trình giảng dạy hiện nay cho rằng đa số học sinh còn yêu thích học văn. Đây là tín hiệu từ phía thông tin trực tiếp giảng dạy và theo dõi học sinh rất đáng mừng. Con số có yêu thích học văn của học sinh, theo ý kiến của các thầy cô chuyên môn cho biết chiếm 55,56% lớn hơn với ý kiến cho rằng học sinh không yêu thích học văn là 11,12%. Đây là con số chênh lệch không phải quá lớn nhưng nó cũng đã cho thấy một điều rất đáng vui là cốt yếu các em vẫn còn yêu thích học văn chỉ là vấn đề hứng thú nhiều hay ít mà thôi đáng để có sự đào sâu và quan tâm đúng mức cùng cải thiện.

2.3.2. Phân tích kết qu theo khối lớp

Kết quả phân tích theo khối lớp này với mục đích là tìm hiểu và làm rõ hứng thú của các em thông qua độ tuổi để thấy được cách nhìn nhận, thái độ và hứng thú của học sinh đối với môn Văn cũng có sự thay đổi, biến chuyển qua tâm lý, thời gian khối lớp.

Căn cứ vào số liệu điều tra cho thấy sự yêu thích môn Văn cũng giảm từ khối lớp 10 qua khối lớp 11 là 15,91%. Nhưng sau đó tăng lại từ khối 11 qua

12 là 10,22%. Đó là bàn về mặt yêu thích nhưng về mặt thái độ tập trung và hứng thú trong giờ học lại khác, nó giảm lần từ các khối lớp 10 (56,82%) 11 (48,86%) 12 (18,18%).

Học sinh khối lớp 10 mới chuyển lớp với độ tuổi, tâm lý tiếp xúc môi trường học tập mới nên thái độ học tập cũng khá nghiêm túc. Còn các khối 11, 12 qua các giai đoạn tâm lý và thời gian học tập, dần trưởng thành khác nhau nên dẫn đến thái độ học tập và hứng thú cũng thay đổi dần theo. Mức độ quan tâm đến môn Văn cũng thay đổi lên xuống, tuy nhiên khối lớp 12 vẫn cho thấy con số quan tâm và đam mê, yêu thích môn Văn là 47,73%.

Mảng nội dung học tập yêu thích, hứng thú nhất trong bộ môn Ngữ văn của các khối lớp là đọc – hiểu văn bản. Tuy nhiên trong đó, con số cho thấy có sự suy giảm yêu thích mảng nội dung này của khối lớp 10 qua với khối lớp 11 là 4,55%. Nhưng từ khối lớp 11 sang 12 lại có sự tăng lên là 9,1%.

Và mảng nội dung mà học sinh ít hứng thú nhất đó là mảng kĩ năng làm văn. Ở khối lớp 12 chiếm 64,77% đến khối lớp 10 chiếm 63,64% và cuối cùng khối 11 chiếm 44,33%.

Theo suy nghĩ và ý kiến của các em thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến giảm hứng thú học môn Văn là do nội dung chương trình nhiều, nặng và môn Văn khó, dài, trừu tượng. Trong đó ý kiến của khối 10 chiếm 60,23% ít hơn ý kiến của khối 11 là 4,54% và ý kiến của khối 11 nhiều hơn ý kiến của khối 12 là 12,5%. Thứ hai, theo ý kiến của khối 10 (22,73%) và khối 12 (36,36%) thì cách ra đề kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, chưa tạo được điều kiện tư duy, sáng tạo cho người học. Theo ý kiến của cả ba khối 10, 11, 12 (mỗi khối chiếm 12,5%) thì cho rằng đó còn là do một phần cách dạy học văn của thầy cô giáo. Và còn có lý do nữa là theo các em so với các môn học khác hiện nay môn Văn không quan trọng. Khảo sát nguyên nhân này cho thấy khối lớp 11 chiếm tỉ lệ cao nhất là (9,09%) so với trong ba khối, trong khi đó khối 12

chiếm 6,82% và khối 10 chiếm thấp nhất là 2,27%.

Đồng thời qua những con số cũng cho thấy được lý do mà các em yêu thích môn Văn. Lý do lớn nhất và đáng mừng mà cả ba khối lớp đều ý thức được đó là môn Văn góp phần xây dựng hình thành nhân cách cho con người. Trong đó khối lớp 12 chiếm ý kiến này cao nhất là 89,71%, cao hơn khối 11 là 20,39% và cao hơn khối 10 là 22,66%.

Trong các em có nhiều lý do để yêu thích môn Văn, có lý do quan trọng là các em đã ý thức được tầm quan trọng của môn Văn, tuy nhiên vẫn còn một số thành phần với lý do khác là các em yêu thích môn Văn một cách chưa chủ động, chưa thực sự đam mê mà bởi vì môn Văn là môn nằm trong khối thi của các em nên các em buộc phải yêu thích và hứng thú để mà cố gắng học được và thi vào. Hay đơn giản là các em yêu thích, thần tượng một thầy - cô giáo nào đó dạy môn Ngữ văn nên dẫn đến các em yêu thích môn học này mà thôi. Đây không phải là nguyên nhân xấu tuy nhiên cũng là chỗ đáng lưu ý. Nên quan tâm và tìm ra biện pháp để thay đổi tâm lý, hiện tượng này, thay vào đó là sự cố gắng, phát huy giúp các em yêu thích nhận thức được cái hay, cái đẹp của môn Văn và yêu thích môn Văn một cách thực sự chủ động và đam mê hơn.

Kết quả phân tích cho thấy cả ba khối lớp đều có yêu thích môn Văn, tuy nhiên sự hứng thú và mức quan tâm có khác nhau. Đối với khối 10 có sự yêu thích và thái độ, hứng thú tập trung tốt, một cách có ý thức và chủ động. Đối với khối 11 thì có yêu thích nhưng sự yêu thích và thái độ, hứng thú học tập môn Văn thấp hơn khối 10. Và với khối 12 thì có sự yêu thích môn Văn cao hơn khối 11, nhưng thái độ và hứng thú tập trung một cách tự giác, chủ động và đam mê chưa cao.

2.3.3. Phân tích kết qu theo ban

Kết quả phân tích này nhằm hướng tới mục đích: thông qua sự khảo sát ban học để thấy sự ảnh hưởng và khác lệch mức độ yêu thích cũng như thái

độ, hứng thú học tập ở các em khác ban có cách suy nghĩ, nhìn nhận, ý kiến cũng khác nhau.

Ở trường THPT Hoàng Diệu, các lớp được chia ra làm hai ban, đó là ban A và ban C. Trong đó ban A là chuyên các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa... còn ban C là ban cơ bản, không chuyên.

Cả hai ban đều yêu thích môn Văn, tuy nhiên kết quả cho thấy ban C có sự yêu thích nhiều hơn ban A là 2,27%. Về mặt thái độ, hứng thú trong giờ học văn một cách tự giác, đam mê và chủ động thì ban C cũng có tỉ lệ nhiều hơn so với ban A là 1,52%. Đồng thời mức độ quan tâm tích cực là rất thích và thích môn Văn của ban C nhiều hơn ban A là 0,76%. Điều này cũng dễ hiểu bởi ban A vì là lớp chuyên nên các em vẫn yêu thích môn Văn nhưng không nhiều bằng ban C vì khả năng thiên hướng, sự yêu thích, đam mê của các em nằm ở các môn tự nhiên rất nhiều. Các em phải có năng lực, đam mê, số điểm cao nên mới được vào các lớp chuyên A như vậy. Dù là ban A nhưng điều rất mừng là số lượng các em yêu thích học môn Văn cũng nhiều. Đây chính là cơ sở để phát huy hơn nữa việc dạy học văn trở nên có hiệu quả và chất lượng thực sự.

Ở cả hai ban đều thích mảng nội dung đọc – hiểu văn bản. Trong đó đối với ban A thích mảng này nhiều hơn ban C là 9,09%. Còn về mảng nội dung các em kém hứng thú hơn cả là kĩ năng làm văn, ở mảng này thì ban C lại nhiều hơn ban A là 14,4%.

Theo suy nghĩ và ý kiến của các em thì nguyên nhân lớn nhất của cả hai ban dẫn đến việc làm giảm hứng thú trong giờ học văn đó chính là nội dung chương trình nhiều, nặng và môn Văn khó, dài, trừu tượng. Ở nguyên nhân này thì ban C lại chiếm ý kiến nhiều hơn ban A là 11,37%. Thứ hai, đối với ban A thì mặc dù yêu thích môn Văn nhưng hứng thú các em bị giảm lần bởi suy nghĩ so với các môn khác hiện nay, môn Văn không quan trọng. Ở

nguyên nhân này ban C chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (4,55%), tức là thấp hơn với

Một phần của tài liệu Điều tra xã hội học về hứng thú học ngữ văn tại trường THPT Hoàng Diệu. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)