Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Điều tra xã hội học về hứng thú học ngữ văn tại trường THPT Hoàng Diệu. (Trang 44)

5. Bố cục khóa luận

2.3.1.2. Đối với giáo viên

Đây là phần làm rõ hơn về tình hình học văn của học sinh thông qua sự khảo sát đối với giáo viên, là thành phần chuyên môn trực tiếp giảng dạy và theo dõi năng lực, thái độ học tập của các em, cụ thể là với môn Văn trong nhà trường.

Tổ văn gồm 9 người, phát phiếu điều tra là 9 phiếu, thu lại đúng 9 phiếu, không có phiếu không hợp lệ.

Kết quả điều tra cho thấy số lượng giáo viên trong quá trình giảng dạy hiện nay cho rằng đa số học sinh còn yêu thích học văn. Đây là tín hiệu từ phía thông tin trực tiếp giảng dạy và theo dõi học sinh rất đáng mừng. Con số có yêu thích học văn của học sinh, theo ý kiến của các thầy cô chuyên môn cho biết chiếm 55,56% lớn hơn với ý kiến cho rằng học sinh không yêu thích học văn là 11,12%. Đây là con số chênh lệch không phải quá lớn nhưng nó cũng đã cho thấy một điều rất đáng vui là cốt yếu các em vẫn còn yêu thích học văn chỉ là vấn đề hứng thú nhiều hay ít mà thôi đáng để có sự đào sâu và quan tâm đúng mức cùng cải thiện.

2.3.2. Phân tích kết qu theo khối lớp

Kết quả phân tích theo khối lớp này với mục đích là tìm hiểu và làm rõ hứng thú của các em thông qua độ tuổi để thấy được cách nhìn nhận, thái độ và hứng thú của học sinh đối với môn Văn cũng có sự thay đổi, biến chuyển qua tâm lý, thời gian khối lớp.

Căn cứ vào số liệu điều tra cho thấy sự yêu thích môn Văn cũng giảm từ khối lớp 10 qua khối lớp 11 là 15,91%. Nhưng sau đó tăng lại từ khối 11 qua

12 là 10,22%. Đó là bàn về mặt yêu thích nhưng về mặt thái độ tập trung và hứng thú trong giờ học lại khác, nó giảm lần từ các khối lớp 10 (56,82%) 11 (48,86%) 12 (18,18%).

Học sinh khối lớp 10 mới chuyển lớp với độ tuổi, tâm lý tiếp xúc môi trường học tập mới nên thái độ học tập cũng khá nghiêm túc. Còn các khối 11, 12 qua các giai đoạn tâm lý và thời gian học tập, dần trưởng thành khác nhau nên dẫn đến thái độ học tập và hứng thú cũng thay đổi dần theo. Mức độ quan tâm đến môn Văn cũng thay đổi lên xuống, tuy nhiên khối lớp 12 vẫn cho thấy con số quan tâm và đam mê, yêu thích môn Văn là 47,73%.

Mảng nội dung học tập yêu thích, hứng thú nhất trong bộ môn Ngữ văn của các khối lớp là đọc – hiểu văn bản. Tuy nhiên trong đó, con số cho thấy có sự suy giảm yêu thích mảng nội dung này của khối lớp 10 qua với khối lớp 11 là 4,55%. Nhưng từ khối lớp 11 sang 12 lại có sự tăng lên là 9,1%.

Và mảng nội dung mà học sinh ít hứng thú nhất đó là mảng kĩ năng làm văn. Ở khối lớp 12 chiếm 64,77% đến khối lớp 10 chiếm 63,64% và cuối cùng khối 11 chiếm 44,33%.

Theo suy nghĩ và ý kiến của các em thì nguyên nhân lớn nhất dẫn đến giảm hứng thú học môn Văn là do nội dung chương trình nhiều, nặng và môn Văn khó, dài, trừu tượng. Trong đó ý kiến của khối 10 chiếm 60,23% ít hơn ý kiến của khối 11 là 4,54% và ý kiến của khối 11 nhiều hơn ý kiến của khối 12 là 12,5%. Thứ hai, theo ý kiến của khối 10 (22,73%) và khối 12 (36,36%) thì cách ra đề kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, chưa tạo được điều kiện tư duy, sáng tạo cho người học. Theo ý kiến của cả ba khối 10, 11, 12 (mỗi khối chiếm 12,5%) thì cho rằng đó còn là do một phần cách dạy học văn của thầy cô giáo. Và còn có lý do nữa là theo các em so với các môn học khác hiện nay môn Văn không quan trọng. Khảo sát nguyên nhân này cho thấy khối lớp 11 chiếm tỉ lệ cao nhất là (9,09%) so với trong ba khối, trong khi đó khối 12

chiếm 6,82% và khối 10 chiếm thấp nhất là 2,27%.

Đồng thời qua những con số cũng cho thấy được lý do mà các em yêu thích môn Văn. Lý do lớn nhất và đáng mừng mà cả ba khối lớp đều ý thức được đó là môn Văn góp phần xây dựng hình thành nhân cách cho con người. Trong đó khối lớp 12 chiếm ý kiến này cao nhất là 89,71%, cao hơn khối 11 là 20,39% và cao hơn khối 10 là 22,66%.

Trong các em có nhiều lý do để yêu thích môn Văn, có lý do quan trọng là các em đã ý thức được tầm quan trọng của môn Văn, tuy nhiên vẫn còn một số thành phần với lý do khác là các em yêu thích môn Văn một cách chưa chủ động, chưa thực sự đam mê mà bởi vì môn Văn là môn nằm trong khối thi của các em nên các em buộc phải yêu thích và hứng thú để mà cố gắng học được và thi vào. Hay đơn giản là các em yêu thích, thần tượng một thầy - cô giáo nào đó dạy môn Ngữ văn nên dẫn đến các em yêu thích môn học này mà thôi. Đây không phải là nguyên nhân xấu tuy nhiên cũng là chỗ đáng lưu ý. Nên quan tâm và tìm ra biện pháp để thay đổi tâm lý, hiện tượng này, thay vào đó là sự cố gắng, phát huy giúp các em yêu thích nhận thức được cái hay, cái đẹp của môn Văn và yêu thích môn Văn một cách thực sự chủ động và đam mê hơn.

Kết quả phân tích cho thấy cả ba khối lớp đều có yêu thích môn Văn, tuy nhiên sự hứng thú và mức quan tâm có khác nhau. Đối với khối 10 có sự yêu thích và thái độ, hứng thú tập trung tốt, một cách có ý thức và chủ động. Đối với khối 11 thì có yêu thích nhưng sự yêu thích và thái độ, hứng thú học tập môn Văn thấp hơn khối 10. Và với khối 12 thì có sự yêu thích môn Văn cao hơn khối 11, nhưng thái độ và hứng thú tập trung một cách tự giác, chủ động và đam mê chưa cao.

2.3.3. Phân tích kết qu theo ban

Kết quả phân tích này nhằm hướng tới mục đích: thông qua sự khảo sát ban học để thấy sự ảnh hưởng và khác lệch mức độ yêu thích cũng như thái

độ, hứng thú học tập ở các em khác ban có cách suy nghĩ, nhìn nhận, ý kiến cũng khác nhau.

Ở trường THPT Hoàng Diệu, các lớp được chia ra làm hai ban, đó là ban A và ban C. Trong đó ban A là chuyên các môn khoa học tự nhiên như: Toán, Lý, Hóa... còn ban C là ban cơ bản, không chuyên.

Cả hai ban đều yêu thích môn Văn, tuy nhiên kết quả cho thấy ban C có sự yêu thích nhiều hơn ban A là 2,27%. Về mặt thái độ, hứng thú trong giờ học văn một cách tự giác, đam mê và chủ động thì ban C cũng có tỉ lệ nhiều hơn so với ban A là 1,52%. Đồng thời mức độ quan tâm tích cực là rất thích và thích môn Văn của ban C nhiều hơn ban A là 0,76%. Điều này cũng dễ hiểu bởi ban A vì là lớp chuyên nên các em vẫn yêu thích môn Văn nhưng không nhiều bằng ban C vì khả năng thiên hướng, sự yêu thích, đam mê của các em nằm ở các môn tự nhiên rất nhiều. Các em phải có năng lực, đam mê, số điểm cao nên mới được vào các lớp chuyên A như vậy. Dù là ban A nhưng điều rất mừng là số lượng các em yêu thích học môn Văn cũng nhiều. Đây chính là cơ sở để phát huy hơn nữa việc dạy học văn trở nên có hiệu quả và chất lượng thực sự.

Ở cả hai ban đều thích mảng nội dung đọc – hiểu văn bản. Trong đó đối với ban A thích mảng này nhiều hơn ban C là 9,09%. Còn về mảng nội dung các em kém hứng thú hơn cả là kĩ năng làm văn, ở mảng này thì ban C lại nhiều hơn ban A là 14,4%.

Theo suy nghĩ và ý kiến của các em thì nguyên nhân lớn nhất của cả hai ban dẫn đến việc làm giảm hứng thú trong giờ học văn đó chính là nội dung chương trình nhiều, nặng và môn Văn khó, dài, trừu tượng. Ở nguyên nhân này thì ban C lại chiếm ý kiến nhiều hơn ban A là 11,37%. Thứ hai, đối với ban A thì mặc dù yêu thích môn Văn nhưng hứng thú các em bị giảm lần bởi suy nghĩ so với các môn khác hiện nay, môn Văn không quan trọng. Ở

nguyên nhân này ban C chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (4,55%), tức là thấp hơn với ban A 17,42 %. Đối với hai ban, ngoài hai nguyên nhân trên ra thì các em cho rằng nguyên nhân không nhỏ làm giảm hứng thú học văn nữa là cách dạy học văn của thầy cô giáo và cách ra đề kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, chưa tạo được điều kiện tư duy sáng tạo, phát triển cho người học.

Dù học ban A nhưng các em ý thức được sự yêu thích môn Văn của mình bởi lẽ văn chương là môn học quan trọng và bổ ích cho con người – xã hội, nó góp phần xây dựng hình thành nhân cách cho con người. Ở điều này ban A chiếm ý kiến cao hơn ban C là 59,85%.

 Kết luận tổng quát:

Dư luận xã hội cho rằng học sinh hiện nay trong nhà trường phổ thông là không yêu thích và chán học văn. Qua quá trình khảo sát điều tra ở trường THPT Hoàng Diệu, cụ thể thì kết quả điều tra cho thấy đa số học sinh vẫn còn yêu thích môn Văn như con số thống kê và phân tích ở trên. Nên nói đúng và đủ hơn với dư luận xã hội là đa số học sinh vẫn còn yêu thích môn Văn nhưng vì nhiều lý do và nguyên nhân nên thái độ, và sự hứng thú đối với giờ học văn nói riêng và môn Văn nói chung ở các em đã và đang có chiều hướng đi xuống và suy giảm. Đây là thử thách và vấn đề đang đặt ra cho những nhà quản lý giáo dục và chịu trách nhiệm giáo dục ở cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi lẽ học sinh là nhân tài tương lai của đất nước, có sự ảnh hưởng lớn đến vận mệnh quốc gia. Mà trong khi đó văn học là cái nôi truyền thống bao đời nay, không chỉ góp phần nuôi lớn tri thức con người, quan trọng hơn cả là bồi đắp niềm tin, xây dựng và hình thành nhân cách, đạo đức cho con người. M. Gorki đã từng nói: văn học là nhân học. Ở đây không đơn giản là nói đến con người, mà sâu hơn đó là cách để học làm người. Cho nên người có tài có giỏi mà không có cái nhân cách, đạo đức, lễ nghĩa làm gốc thì lấy gì để mà tồn tại, phát triển; lấy gì để mà giúp mình, giúp đời tốt đẹp hơn? Làm sao đem

cái tài cái tâm của mình ra với đời được. Xét lại cho cùng dạy học văn trước hết phải dạy và đắp xây được cho thế hệ học sinh những đạo đức, nhân cách, lễ nghĩa làm người là cơ bản, trước tiên rồi mới đến những tri thức mở rộng khác trong văn học sau. Thế mới thấy việc quan tâm đến suy nghĩ, ý kiến, hứng thú, nhận thức tư tưởng của các em đối với môn Văn là điều quan trọng, không thể lơ là, bỏ qua. Từ những con số điều tra thống kê trên đã phần nào cho thấy được thực trạng học văn của học sinh hiện nay. Và qua đó cho chúng ta có cái nhìn lại, đi tìm những nguyên nhân sâu xa, thực chất dẫn đến những tồn tại này và từ đó tìm, đưa ra những phương pháp, biện pháp, đề xuất, kiến nghị để khắc phục mặt chưa được, nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học văn ở trường phổ thông nói riêng và các cấp học nói chung. Vấn đề này sẽ được lý giải và tìm hiểu ở chương tiếp theo dưới đây.

Chương 3

LÍ GIẢI KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ

3.1. Nguyên nhân thực sự dẫn đến việc giảm hứng thú học ngữ văn

Việc đa số học sinh đang dần giảm hứng thú học văn là một thực trạng cần phải được xem xét. Mặc dù kết quả điều tra cho thấy đa số các em vẫn còn yêu thích môn Văn nhưng điều không thể phủ nhận là sự hứng thú và quan tâm của các em dành cho môn Văn ngày một đi xuống và giảm dần. Để dẫn đến hiện tượng này, ắt có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, cần phải đi vào làm rõ và lý giải cho được nguyên nhân thực sự và sâu xa từ đâu dẫn đến hiện tượng trên là điều quan trọng và nên làm. Và đương nhiên là có nhiều nguyên nhân tác động đến hiện tượng này, từ các phía xã hội, nhà trường, học sinh và gia đình.

Trước hết đối với các em cho rằng nguyên nhân làm giảm hứng thú học văn bởi nội dung chương trình nhiều, nặng và môn Văn khó, dài trừu tượng. Có phải thực sự chỉ đơn giản vậy không? Dấu chấm hỏi ở đây đặt ra là trong cách chọn lọc nội dung chương trình giáo dục có gây được hứng thú với học sinh hay không? Và có phù hợp với mức độ, thực tế, hấp dẫn và khoa học thật sự chưa? Từ đó giúp cho học sinh cảm thấy thoải mái tâm lý khi học, không áp lực nặng nề và không nghĩ môn Văn là khó, trừu tượng nữa. Cho nên một phần hứng thú học tập môn Văn của các em nằm ở sự đổi mới nội dung trong dạy học văn do các nhà chức trách, quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm và nên nắm bắt rõ tâm lý, đối tượng, sự hứng thú với các vấn đề có tính giáo dục xã hội đương thời mà có cách phân chia lượng kiến thức, đưa nội dung vào chương trình phù hợp.

Thứ hai là mặc dù đã có những tiến hành, những kế hoạch giáo dục phổ biến trong việc đổi mới phương pháp dạy học văn, thế nhưng vẫn tồn tại một

thực tế là nhiều giáo viên còn chưa áp dụng, thực hành chủ trương mà vẫn dạy thụ động và lơ là, chưa nhiệt tình, chưa đặt hết cố gắng của mình vào trong sự nghiệp “trồng người”. Làm cho tiến độ đổi mới chậm chạp và chưa thực sự đạt hiệu quả.

Người dạy chưa thực sự lấy người học làm trung tâm mà vẫn còn dạy theo lối truyền thống. Và ít có sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị, phát huy hết khả năng dạy cũng như ít cho cơ hội khuyến khích học sinh chủ động, mạnh dạn, phát huy trí lực trong giờ học.

Có những trường hợp giáo viên giỏi nhưng không có phương pháp trong việc truyền đạt và tạo hứng thú cho học sinh trong giờ văn. Chính vì thế mà giờ văn trở nên nhạt, giảm hứng thú và các em cũng dần nhát, chán học văn hơn. Rồi sinh ra hiện tượng học đối phó bởi phải học để qua các kì thi. Lâu ngày trở thành cái thói quen tiêu cực ở các em. Hơn nữa, cách ra đề kiểm tra, đánh giá còn đơn điệu, chưa tạo được điều kiện tư duy sáng tạo, phát triển cho người học. Cách ra đề kiểm tra, đánh giá này cũng khá quan trọng bởi nó có thể làm cho các em được bộc lộ hết mình khả năng học tập, hứng thú của mình hay không cũng nằm ở phần này. Bởi nhẽ những dạng câu hỏi kiểm tra cũ sẽ làm các em nhàm chán, rập khuôn và thiếu tư duy phân tích, những đề thi văn đầy rập khuôn trong sách văn mẫu hay trên google search giống như “tủ” thì không đem lại sự hứng thú, mới mẻ và tính cảm thụ, phân tích, tư duy sáng tạo cho các em được.

Một nguyên nhân cũng khá là quan trọng nữa đó chính là do chính tác động nhận thức từ thực trạng cuộc sống, công việc hiện nay mà các em bị giảm hứng thú với văn học. Bởi thực trạng giáo dục đào tạo các ban ngành xã hội hiện nay ra nhưng rất khó tìm việc và mức lương không cao nên chính vì

Một phần của tài liệu Điều tra xã hội học về hứng thú học ngữ văn tại trường THPT Hoàng Diệu. (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)