Một vài khuyến nghị

Một phần của tài liệu Điều tra xã hội học về hứng thú học ngữ văn tại trường THPT Hoàng Diệu. (Trang 53 - 57)

5. Bố cục khóa luận

3.2. Một vài khuyến nghị

Trước những điều lo ngại ở trên, chúng tôi thiết nghĩ phải nên tìm ra những đề xuất hoặc giải pháp để cải thiện tình hình học sinh giảm hứng thú học văn. Qua cuộc điều tra phỏng vấn miệng tại trưởng THPT Hoàng Diệu. Sau khi đã câu nghe câu hỏi và theo như ý kiến trả lời của học sinh tên là Trần Thị Kim Ngân, học sinh lớp 11A1 thì em cho biết: Với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay, để làm tăng sự hứng thú và sự yêu thích môn Văn với học sinh thì giáo viên cần phải có cách dạy hay, hấp dẫn và sinh động trong lời giảng để học sinh khỏi nhàm chán, buồn ngủ và nên đưa nội dung chương trình giảng dạy vào thật gần gũi, thiết thực để các em có thể dễ cảm nhận và học hỏi được thực tế.

Từ ý kiến đó, sự lên tiếng của các em cũng có nguyên nhân và đáng lưu ý. Nên muốn cho việc học văn được tăng hứng thú và tạo được tâm thế tiếp nhận thỏa mái trong môn Văn thì chúng tôi có đưa ra một vài khuyến nghị sau:

Thứ nhất nên có sự thay đổi và tiến hành mạnh mẽ, dứt khoát và hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp dạy học văn về cả nội dung và hình thức. Về mặt nội dung nên có sự chọn lọc ở sách giáo khoa, bởi đây là những ngữ liệu, những bài học quan trọng có sức thu hút và tạo hứng thú cho học sinh hay không là nằm ở đây. Bởi trong xã hội và điều kiện hiện nay, nên đưa những bài học có tính giáo dục với cuộc sống thực tế và những vấn đề hiện nay xung quanh của các em. Từ đó các em có thể dễ dàng cảm nhận hơn. Chẳng hạn tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, nói về số phận của người nông dân xưa chịu nhiều sưu cao, thế nặng và sự đàn áp của cường quyền. Các em có thể nghe giáo viên dạy giảng như vậy, có nghe thì nghe nhưng khó

để các em cảm nhận hết được ý nghĩa chiều sâu hay những vấn đề khác trong xã hội xưa. Và học sinh hiện nay các em càng ít quan tâm đến những vấn đề đó. Cho nên cùng để cho các em cảm nhận được nỗi khổ của người dân, cảnh bất công của cường quyền, xã hội hay những cảm xúc đẹp, tình yêu con người với nhau, những chuyện nhỏ nhưng có tính giáo dục… thì chúng ta nên thay thế một vài tác phẩm trong chương trình cũ bằng một vài tác phẩm thời nay của các nhà văn như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh, Phan Thị Vàng Anh… vẫn có nội dung gần hoặc tương tự như vậy để thay thế và đan xen vào trong chương trình cho các em dễ cảm thụ hơn, bớt nhàm chán. Để các em thấy rằng văn học không trừu tượng, xa vời mà có tính gần gũi, thiết thực và thêm hứng thú, say mê, học hỏi.

Hay ở mảng nội dung làm văn mà học sinh hay giảm hứng thú đó bởi sự khô khan và trở nên mệt mỏi thì cũng nên đưa và lồng ghép những vấn đề có tính thời sự hoặc các vấn đề xã hội phổ biến hiện nay vào làm đề giả thiết để có thể thông qua đó giáo dục và định hướng nhận thức tích cực cho các em. Quan trọng hơn là các em có hứng thú vì thấy được rằng những vấn đề này có tính gần gũi và các em có hiểu biết, quan tâm đến, để tranh thủ điều đó mà dạy các vấn đề kĩ năng làm văn cho các em. Về mặt hình thức cũng cần có sự thay đổi mạnh mẽ, giáo viên phải có phương pháp dạy học mới, tích cực, và sáng tạo. Chẳng hạn, giáo viên nên lấy người học làm trung tâm và cho học sinh phát huy được trí lực, sức sáng tạo, tư duy của mình. Phải tạo cho học sinh trước hết một không khí và tâm thế tiếp nhận tốt, thỏa mái, rồi có điều kiện, cơ hội được tham gia thảo luận, trao đổi một cách mạnh dạn, tự tin với bạn bè và thân thiện với thầy cô. Từ đó các em sẽ thấy có động lực, và hứng thú hơn trong giờ học văn.

Không chỉ vậy, giáo viên cần phải có thái độ tốt, tâm huyết với nghề, sự nhiệt tình với công việc và giúp đỡ các em trong môn Văn. Có thế các em mới

thấy gần gũi và dễ trao đổi, mạnh dạn hơn trong quá trình học văn. Một thực tế dễ thấy là cứ không phải giáo viên giỏi, có tuổi, kinh nghiệm dạy văn thì học sinh sẽ yêu thích và hứng thú học văn. Mà khi một giáo viên trẻ nhưng có phương pháp dạy hay, cách truyền đạt tốt, sự nhiệt tình trong công việc, thân thiện với học sinh có thể làm cho học sinh rất hứng thú và yêu thích môn Văn. Thứ hai đó chính là công tác tuyên truyền, nhận thức và định hướng dư luận cho xã hội, phụ huynh và học sinh thấy được tầm quan trọng, giá trị giáo dục to lớn của môn Văn. Đồng thời nên có sự giải quyết việc làm, quan tâm và ưu đãi đối với các ban ngành xã hội và đặc biệt là có liên quan đến môn Văn. Bởi lẽ, đây mới chính là nguyên nhân sâu xa, đầu mối có liên quan đến hiện tượng giảm hứng thú học văn của học sinh hiện nay. Khi vấn đề về công ăn việc làm và kinh tế không được giải quyết, nhu cầu sống không được đáp ứng thiết thực thì làm sao người ta không xem nhẹ những môn học liên quan đến các ngành, công việc ấy được. Cho nên đây là câu hỏi lớn, có sức thách thức lớn đối với vấn đề việc làm hiện nay nói chung và công việc của các ban ngành xã hội có môn Văn nói riêng. Nó ảnh hưởng lớn đến hứng thú học tập môn Văn của các em, thị hiếu công việc, sự lựa chọn tương lai sau này của các em. Mà các bậc phụ huynh mong muốn con mình được đi theo những môn học để có được công việc đang thu hút hiện nay. Chính vì thế mà môn Văn nói riêng hay các môn có liên quan đến xã hội nói chung cũng nên có sự giải quyết, quan tâm và thu hút cao, khôi phục và nâng tầm giá trị của môn Văn lên trong xã hội hiện nay.

KẾT LUẬN

Quá trình điều tra, khảo sát độ hứng thú học ngữ văn của học sinh ở trường THPT Hoàng Diệu đã cho thấy kết quả là: Thực tế đa số trong các em yêu có sự yêu thích với môn Văn nhưng vấn đề là sự hứng thú học văn đã và đang dần bị suy giảm, có chiều hướng đi xuống trong tâm thế tiếp nhận của các em. Trong khi đó dư luận xã hội hiện nay thì có nhiều ý kiến cho rằng học sinh có biểu hiện không còn yêu thích môn Văn trong nhà trường phổ thông nữa. Tuy nhiên đó là sự phản ánh, ý kiến của dư luận nhưng không có độ tin cậy cao. Đề tài này góp phần làm rõ hơn cho vấn đề này và có những cơ sở, độ tin cậy cao hơn, góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, với mong muốn tìm ra những tồn tại cần phải đề xuất khắc phục và từ đó hướng tới mục đích nâng cao hứng thú, chất lượng dạy học văn. Đồng thời, đề tài cũng góp một phần nhỏ vào trong công cuộc xây dựng sự nghiệp giáo dục “trồng người” ở nước ta. Đó chính là lý do để chúng tôi đề xuất khóa luận này với tên đề tài là: Điều tra xã hội học về hứng thú học ngữ văn tại trường THPT Hoàng Diệu.

Với kết quả điều tra, đề tài phần nào làm cơ sở cho chúng ta thấy được rõ hơn thực trạng hứng thú học văn của học sinh hiện nay. Tuy với qui mô điều tra rất nhỏ (ở một trường phổ thông) nhưng đây cũng là thêm một nguồn thông tin, dữ liệu nên tham khảo cho định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở nước ta sau 2015.

TƢ LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A – Nguyễn Quang Ninh – Bùi Minh Toán, 1996, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

2. Nguyễn Đăng Châu, 2012, Tập bài giảng Lý luận dạy học Ngữ văn. 3. Phan Trọng Luận, 2001, Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, HN. 4. Phan Trọng Luận, 2001, Phương pháp dạy học văn (2 tập) NXB GD, HN. 5. Tạ Minh và Tần Tuấn Phát, 2001, Nhập môn Xã h i học, ĐHQG TP HCM. 6. Lê Hữu Tỉnh, 1991, iáo trình phương pháp giảng dạy tiếng Việt, ĐHSP

HÀ NỘI 2.

7. http://123doc.vn/document/891758-kiem-tra-danh-gia-trong-day-hoc- mon-ngu-van-o-truong-trung-hoc-pho-thong-huyen-anh-son-tinh-nghe- an-luan-van-thac-sy-ngu-van.htm

Một phần của tài liệu Điều tra xã hội học về hứng thú học ngữ văn tại trường THPT Hoàng Diệu. (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)