8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.2.5. Nghề và đào tạo nghề
1.2.5.1. Nghề
Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa “Nghề là công việc chuyên làm,
theo sự phân công của xã hội”. Khái niệm nghề của Nga đƣợc định nghĩa “là
một loại hoạt động lao động đòi hỏi có đào tạo nhất định và thường là nguồn
gốc của sự sống”. Khái niệm nghề của Pháp đƣợc định nghĩa “là một loại lao
động có thói quen và kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống”. Ở Đức, nghề đƣợc định nghĩa “Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nào đó”. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp nhƣ một dạng lao
động vừa mang tính xã hội (sự phân công của xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân) trong đó con ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thoả mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và của cá nhân.
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: Tri thức nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con ngƣời phải có một quá trình đào tạo chuyên biệt để có những kiến thức, chuyên môn nhất định. Khi tìm hiểu về khái niệm nghề cần quan tâm tới đặc điểm chuyên môn nghề và phân loại nghề vì nó là cơ sở để xác định nội dung đào tạo nghề và cấp trình độ đào tạo. Đặc điểm chuyên môn của nghề gồm các yếu tố:
- Đối tƣợng lao động nghề.
- Công cụ và phƣơng tiện của lao động nghề. - Qui trình công nghệ.
- Tổ chức quá trình lao động nghề.
- Các yêu cầu tâm sinh lý của ngƣời học nghề cũng nhƣ yêu cầu về đào tạo nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc phân loại nghề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức đào tạo. Tuy nhiên do xuất phát từ yêu cầu, mục đích sử dụng và các tiêu chí khác nhau nên phân loại nghề có nhiều loại: Nghề dạy học, nghề tiện, nghề điện, nghề thủ công mỹ nghệ...
1.2.5.2. Đào tạo nghề
Trong “Bách khoa toàn thư Việt Nam”, khái niệm đào tạo nói chung là
quá trình tác động đến một con ngƣời nhằm làm cho ngƣời đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… một cách có hệ thống để chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của con ngƣời.
Nhƣ vậy đào tạo nghề là một quá trình tác động có chủ đích của con ngƣời nhằm phát triển tay nghề (dạy nghề) và đạo đức, văn hoá nghề nghiệp (nhân cách) của họ, thể hiện trên 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động và phát triển nguồn lực quốc gia.
1.2.5.3. Đào tạo thực hành nghề
Lý luận dạy nghề với tƣ cách là một bộ môn của giáo dục học nghề nghiệp, là lý thuyết của dạy học trong đào tạo nghề nghiệp và cũng chính là lý thuyết của dạy học nói chung. Dạy học là quá trình giáo dục và giáo dƣỡng có kế hoạch, có mục tiêu do giáo viên tổ chức và chỉ đạo trong quá trình đào tạo.
Đào tạo thực hành nghề là một quá trình sƣ phạm giải quyết các nhiệm vụ do giáo viên thực hành và học sinh học nghề tổ chức thực hiện một cách khoa học có mục đích nhằm tạo những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho ngƣời công nhân tƣơng lai. Nhƣ vậy, trong quá trình dạy học thì cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học đều tham gia vào quá trình ấy, sự chỉ đạo của giáo viên đƣợc thể hiện ở những điểm sau:
- Xác định mục đích và nội dung của việc đào tạo. - Xác định nhiệm vụ của việc đào tạo.
- Xác định tiến trình phƣơng pháp và tổ chức đào tạo. - Xác định các phƣơng tiện giảng đào tạo.
Quá trình dạy thực hành nghề nói riêng là một hệ thống hoàn chỉnh các yếu tố sau:
- Mục tiêu đào tạo. - Nội dung đào tạo. - Phƣơng pháp đào tạo. - Phƣơng tiện đào tạo. - Hình thức tổ chức đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hoạt động đào tạo. - Hoạt động học tập. - Kết quả đào tạo. - Môi trƣờng sƣ phạm.
- Các mối quan hệ (thuận, ngƣợc, liên nhân cách).
1.2.6. Dạy nghề, quản lí đào tạo nghề và quản lí dạy thực hành nghề
1.2.6.1. Dạy nghề
Dạy nghề là dạy cho ngƣời học chủ yếu là các chức năng thực hiện nhiệm vụ, công việc cụ thể của một nghề, để tạo ra sản phẩm theo nhu của xã hội. Nói một cách khác, dạy nghề là đào tạo ngƣời học để trở thành ngƣời lao động kỹ thuật trực tiếp tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ nhu cầu của con ngƣời. Luật dạy nghề năm 2006 đã nêu rõ: “Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ
thuật trực tiếp trong sản xuất, có năng lực thực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm học học lên trình độ cao hơn, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá dất nước ” [15].
Dạy nghề chính là hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội, hệ thống này có nhiệm vụ đào tạo ngƣời lao động về kiến thức, kỹ năng thực hành nghề, phẩm chất nhân cách ở các cấp trình độ có đủ khả năng tìm việc làm và năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác. Đây là hoạt động có tổ chức, kế hoạch trong hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nghề, làm công việc phức tạp với năng xuất và hiệu quả cao, đồng thời có năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ.
Trong dạy nghề, định hƣớng là chú trọng đào tạo theo năng lực thực hiện, tức là ngƣời học khi hoàn thành một chƣơng trình đào tạo có thể làm đƣợc cái gì trong tình huống lao động nhất định theo tiêu chuẩn đặt ra. Dạy nghề tức là dạy năng lực thực hiện. Học nghề tức là học các năng lực thực hiện, do đó định hƣớng đầu ra muốn có đƣợc chƣơng trình đào tạo nghề phải xác định các công việc mà ngƣời học cần phải nắm vững hay thành thạo.
1.2.6.2. Quản lí đào tạo nghề
Quản lí quá trình đào tạo nghề thực chất là quản lí các yếu tố sau theo một trình tự, qui trình vừa khoa học, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trƣờng, đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Các yếu tố đó là:
+ Mục tiêu đào tạo nghề + Nội dung đào tạo nghề + Phƣơng pháp đào tạo nghề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Hình thức tổ chức đào tạo nghề
+ Hoạt động dạy nghề (chủ thể là thầy, cô) + Hoạt động học nghề (chủ thể là học trò)
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện đào tạo nghề + Môi trƣờng đào tạo nghề
+ Tổ chức thực hiện Quy chế đào tạo nghề trong kiểm tra, đánh giá + Tổ chức bộ máy đào tạo nghề
Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động qua lại lẫn nhau. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lí đào tạo nghề cần tiến hành các bƣớc theo quy trình nhƣ quản lí giáo dục. kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
Trong quá trình quản lí công tác đào tạo các yếu tố trên luôn luôn vận động và tác động qua lại lẫn nhau làm nảy sinh những tình huống quản lí. Do vậy, Nhà quản lí phải thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá, xử lí các sai lệch để kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho công tác giáo dục, đào tạo và nhà trƣờng phát triển liên tục.
Nhiệm vụ của quản lí đào tạo nghề chính là ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc và đổi mới phát triển quá trình đào tạo đón đầu những tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội.
Đào tạo nghề là một lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động của nhà trƣờng nhằm cung cấp kiến thức và giáo dục học sinh. Đó là công việc kết nối mục tiêu đào tạo, thiết kế chƣơng trình đào tạo, thực hiện chƣơng trình và các vấn đề liên quan đến giảng dạy, giám sát, kiểm tra, đánh giá cùng các qui trình đánh giá khác, các chính sách liên quan đến chuẩn mực và cấp bằng mà nhà trƣờng đào tạo. Vì vậy quản lí đào tạo nghề chính là quá trình xử lý tình huống có vấn đề trong quá trình đào tạo để nhà trƣờng phát triển.
1.2.6.3. Quản lí đào tạo thực hành nghề
Quá trình dạy học trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong đào tạo nghề nói riêng thƣờng đƣợc phân chia ra một cách tƣơng đối thành hai quá trình bộ phận là dạy học lý thuyết và dạy học thực hành. Dấu hiệu quan trọng của quá trình dạy học đặc biệt là dạy thực hành trong GDCN là dạy học không phải chủ yếu là truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu là phải hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo, phát triển khả năng tìm tòi, phát hiện, quản lí và xử lý thông tin thành sản phẩm có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp.
Dạy lý thuyết nghề là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức chung và tri thức lý thuyết nghề nghiệp, trên cơ sở đó phát triển năng lực trí tuệ cũng nhƣ giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học, hình hành những phẩm chất đạo đức cho học sinh. Dạy học thực hành nghề có nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt và tiếp thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kỹ năng, kỹ xảo, hình thành ý thức thái độ nghề nghiệp và những kinh nghiệm thực tiễn của xã hội. Dạy thực hành là một quá trình giáo dục và giáo dƣỡng đƣợc tổ chức có kế hoạch là một quá trình giảng dạy, học tập và lao động. Quá trình ấy cùng với quá trình giảng lý thuyết và hoạt động ngoài giờ tạo nên một thể thống nhất trong đào tạo nghề. Rõ ràng là sự phân chia tƣơng đối QTDH trong đào tạo nghề nhƣ vậy là dựa vào chức năng, nhiệm vụ của dạy lý thuyết và dạy thực hành nghề. Hai quá trình thƣờng đƣợc bổ xung cho nhau, thống nhất với nhau, đƣợc tổ chức thực hiện xen kẽ, thay đổi và kế thừa nhau. Hiện nay chúng ta đang áp dụng thực hiện thống nhất quá trình dạy lý thuyết chuyên môn nghề với quá trình dạy thực hành nghề. Hình thức đào tạo theo Module mà chúng ta đang triển khai thực hiện chính là làm ranh giới tƣơng đối giữa dạy lý thuyết nghề và dạy thực hành nghề gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau trong phƣơng pháp lĩnh hội, nhận thức đối với các tri thức lý thuyết và các kỹ năng, kỷ xảo nghề nghiệp vẫn tồn tại khách quan trong quá trình dạy học ở đào tạo nghề.
Quản lí đào tạo nghề chính là quản lí dạy học trong khi thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động học tập của ngƣời học nhằm vào mục tiêu đào tạo nghề là hình thành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo, phát triển khả năng vận dụng tƣơng ứng với môn học, ngành học hoặc chuyên môn nghề nghiệp. Nội dung quản lí đào tạo nghề cũng bao gồm những mặt sau:
- Quản lí kế hoạch hoạt động thực hành.
- Quản lí nội dung, kế hoạch, chƣơng trình thực hành. - Quản lí việc sử dụng phƣơng pháp thực hành.
- Quản lí hoạt động hƣớng dẫn thực hành của giáo viên. - Quản lí hoạt động học tập thực hành của HSSV.
1.3. CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ 1.3.1. Mục tiêu đào tạo nghề 1.3.1. Mục tiêu đào tạo nghề
Luật giáo dục (năm 2005, điều 33, trang 25, 26) quy định về mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp nhƣ sau: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo
người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục hoặc tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội củng cố quốc phòng, an ninh”[14]. Điều này có nghĩa là giáo dục nghề nghiệp
trong đó có đào tạo nghề phải lấy mục tiêu đào tạo ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng, thái độ, ý thức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động xã hội là chính, đồng thời với khả năng phát triển toàn diện của chính họ trong nghề nghiệp và trong xã hội, phù hợp với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, phát triển con ngƣời của đất nƣớc ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Những yêu cầu đối với mục tiêu dạy học là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mục tiêu dạy học phải đƣợc diễn đạt theo yêu cầu của ngƣời học chứ không phải chức năng của ngƣời dạy. Ngƣời học là chủ thể thực hiện mục tiêu để chiếm lĩnh khả năng mới.
- Mục tiêu dạy học phải thiết thực, phù hợp và có tính khả thi.
- Xác định trình độ cần đạt đƣợc và phƣơng pháp để đo lƣờng đƣợc mức độ thành công của ngƣời học.
- Xác định đƣợc trình độ hiện có của học sinh và thời gian, cơ sở vật chất.
1.3.2. Nội dung đào tạo nghề
Tại Điều 34. Khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 quy định yêu cầu về nội dung giáo dục nghề nghiệp nhƣ sau: “Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo”[14]. Điều này có nghĩa là, nội dung đào
tạo nghề bao gồm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, đòi hỏi ngƣời học phải nắm vững. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để ngƣời học bƣớc vào cuộc sống và lao động để thực hiện đƣợc mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ dạy học nói chung, trong thực hành nghề cũng phải bảo đảm các yêu cầu nhƣ:
- Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực lao động có kỹ thuật, nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, kỹ năng, kỹ xảo cần có của ngành đào tạo.
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính cân đối và toàn diện giữa các mặt: Thể hiện ở chỗ bên cạnh việc cung cấp kiến thức kỹ năng, kỹ xảo cần coi trọng việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng đạo đức.
- Nội dung đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất.
- Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ ngƣời học.
+ Tính khoa học: Đảm bảo cho nội dung đào tạo chính xác về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
+ Tính cơ bản: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ